Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Chưa phân loại / Tuổi già, một hành trình hướng về nội tâm

Tuổi già, một hành trình hướng về nội tâm

25/05/2020
Anmai, CSsR
Chưa phân loại
0

Tuổi già, một hành trình hướng về nội tâm

Theo nhà văn, nhà tâm lý học nổi tiếng Marie de Hennezel thì cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể là dịp để chúng ta cắt đứt với việc “phủ nhận cái chết”, một phủ nhận đã gây khó khăn cho xã hội kể từ Thế chiến Thứ hai.

Theo bà, tuổi già có phải là tuổi tâm linh không?

Marie de Hennezel: Từ mười mấy năm nay, tôi điều hành các nhóm hội thảo trong các nhà hưu dưỡng dành cho các người lớn tuổi tự lập. Trong các nhóm này, kể cả những người không thuộc tôn giáo nào, tất cả đều cho tuổi già là một hành trùnh tâm linh, hành trình hướng về nội tâm.

Trong hành trình này, thiền định về sự hữu hạn chiếm một vị trí quan trọng, nhưng không phải chỉ có thế: khi cận kề cái chết, chúng ta suy nghĩ về những gì mà người phật tử gọi là “mệnh trời” đặt để cho chúng ta ở trần thế này. Một số người lớn tuổi sống tuổi trẻ nội tâm với tinh thần hướng về cái mới và một trái tim rộng mở làm cho tôi ngạc nhiên thán phục.

Đã có vấn đề của người lớn tuổi với cuộc khủng hoảng này. Bà có đồng ý với các biện pháp để bảo vệ họ chống coronavirus không?

Theo tôi, thông báo của Thủ tướng Pháp nói chúng ta chưa thể thăm người thân vào cuối đời là điều không thể chấp nhận được. Từ thời xa xưa, một trong các nghi thức thiêng liêng nhất là cùng tháp tùng người thân trong giai đoạn cuối đời của họ. Cấm như thế – nhưng bây giờ nhà nước đã xem xét lại – có thể có các tổn thương đáng kể như mặc cảm tội lỗi của người thân, có thể dẫn đến các hành vi thất bại. Đó là vết thương khó lành sẹo.

Tôi thắc mắc về sự cách ly nghiêm ngặt trong phòng của họ ở các nhà hưu dưỡng. Quyền nào “để bảo vệ” đời sống của một người mà chủ yếu không phải là sống thêm vài tháng nhưng có thể trao đổi vài lời với người thân yêu?

Rất nhiều người lớn tuổi đau khổ vì cô lập đã nhịn ăn trong những tuần vừa qua, người ta gọi đây là “hội chứng chuyển nhẹ.” Đây có phải là một cái chết hung bạo không?

Ngược với những gì chúng ta nghĩ, chết theo kiểu này không đau: những người này cảm thấy giờ cuối của họ gần kề, họ để mình nhè nhẹ trượt về cái chết, không đau vì đói cũng không đau vì khát. Nhưng trượt nhẹ này phải được theo dõi. Điều kinh khủng hiện nay không phải là trường hợp này, nhưng là do quyết định bên ngoài không được chấp nhận.

Dịch này có thể thay đổi nơi chết trong xã hội của chúng ta không?

Đối với nhiều người, đây là dịp chưa từng có để suy nghĩ về cái chết, cái chết gần như “lơ lửng” trong những tuần vừa qua. Hơn bình thường, chúng ta biết chúng ta sẽ chết vì thế cuộc sống trở nên quý giá. Và đó là chức năng của cái chết: nhắc chúng ta cuộc sống quan trọng đến chừng nào. Nếu con người không chết, con người sẽ không sáng tạo!

Hy vọng suy nghĩ này sẽ tiếp tục sau đại dịch và cái chết sẽ lấy lại vị trí của nó trong xã hội. Bởi vì kể từ khi Thế chiến Thứ hai chấm dứt, tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã làm cho con người phủ nhận cái chết: chúng ta dần dần quên đã là người thì phải chết và hoang tưởng gạt hẳn cái chết hiện diện hơn bao giờ hết với chủ nghĩa chuyển đổi con người.

Có phải vì chúng ta phủ nhận sự tồn tại của cái chết mà chúng ta rất sợ nó?

Nỗi lo âu về cái chết là kết quả của sự phủ nhận cái chết. Việc thống kê con số tử vong hàng ngày vì Covid-19 thật là bệnh hoạn, theo tôi nó gây ra nỗi lo lắng này. Vậy mà trong một năm nữa, chúng ta mới biết liệu thực sự tỷ lệ tử vong có vượt mức đáng kể trong mùa xuân năm 2020 này hay không – điều này cũng chưa chắc vì sẽ có có ít tai nạn đường bộ hơn.. Cũng là tốt nếu chúng ta ý thức ở Pháp chúng ta chết mỗi ngày, nhưng nhớ rằng đó không phải chỉ do Covid-19.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.