Truyền thống đi xưng tội trước Thánh lễ bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất.
Truyền thống đi xưng tội trước Thánh lễ bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất.
Sách Didache dạy rằng ai muốn rước lễ trước hết phải đi xưng tội.
Việc cử hành Thánh lễ được bắt đầu bằng bữa Tiệc Ly và được các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu thực hiện. Việc “bẻ bánh” được tìm thấy qua nhiều thư khác nhau trong Tân Ước, và cũng hiện diện trong một tài liệu cổ có tên là Didache.
Didache là một bộ sưu tập các tác phẩm cổ xưa mà phần lớn các học giả đều theo dõi có từ thế kỷ thứ nhất. Một số người đã cho rằng Didache có thể có từ năm 48 sau Chúa Giêsu, căn cứ vào đó có thể bộ sưu tập này được viết trước Công đồng Giêrusalem.
Didache giải thích các khía cạnh khác nhau về nguồn gốc cử hành Thánh lễ, chẳng hạn như điều kiện cần thiết để được rước lễ:
“Vào ngày của Chúa, anh em hãy nhóm họp với nhau, bẻ bánh và dâng lời tạ ơn sau khi đã xưng thú tội lỗi của mình, hầu cho lễ vật của anh em được trong sạch. Nhưng tất cả những ai còn xích mích nào đó với người bạn đời của mình, thì đừng kết hiệp với nhau trước khi được hòa giải, để lễ vật của anh em không bị ô uế. Thật ra, đây là của lễ mà Chúa đã nói: ‘Trong mọi nơi và mọi lúc, hãy dâng cho Ta của lễ tinh tuyền, vì vị vua cao cả chính là Ta và danh Ta đáng được ca tụng giữa muôn dân’”.
Từ đoạn này, rõ ràng việc xưng tội là một phần thiết yếu đối với việc tham dự thánh lễ và rước lễ.
Xưng các tội trọng
Giáo hội Công giáo vẫn giữ quan điểm này, khi giải thích rằng chỉ có tội trọng mới cản trở chúng ta rước lễ.
“Người nào ý thức mình đang mắc tội trọng thì không được cử hành Thánh lễ và cũng không được rước Mình Thánh Chúa, nếu chưa lãnh nhận bí tích Sám Hối trước, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và không có dịp để xưng tội, trong trường hợp này, người ấy phải nhớ rằng mình phải ăn năn tội cách trọn, trong đó bao gồm việc quyết tâm xưng tội sớm hết sức.” (Giáo luật điều 916)
Không cần phải xưng tội nhẹ trước khi rước lễ
Các Kitô hữu đầu tiên biết rằng trước khi kết hiệp với Chúa bằng việc rước lễ, chúng ta phải hòa giải với Chúa.