Trung quốc, bầu khí của tự do
Từ ngày thứ sáu 25 tháng 11, các cuộc biểu tình chống các hạn chế về sức khỏe diễn ra ở Trung Quốc đã bị chính quyền đàn áp.
Thoạt nhìn, có một cái gì đó vô nghĩa trong mầm của các cuộc nổi dậy không logic này, không có mục tiêu chính trị rõ ràng, không có một ý thức nào với tương quan quyền lực. Từ vài ngày qua người Trung quốc xuống đường, họ chặn các nhà máy, phát tán trên mạng các video cho thấy một sự can đảm vượt xa mọi hiểu biết. Bởi vì không cần phải là chuyên gia thành thạo, ai cũng biết số phận của họ sẽ như thế nào dưới chế độ an ninh kỹ thuật của chủ tịch Tập Cận Bình, ông vừa được củng cố thêm ở Đại hội cuối cùng của Đảng Cộng sản. Họ có một bối cảnh nào khác hơn là bối cảnh sẽ bị nghiền nát? Năng lượng của họ, theo nghĩa đen là năng lượng của tuyệt vọng, cho chúng ta biết bản chất nguyên thủy của tự do.
Những gì người dân đi biểu tình nói với chúng ta – trong hành động nghịch lý chỉ trưng tờ giấy trắng, không có một câu khẩu hiệu nào dù nhỏ nhất – đó là tự do, trước khi là một ý tưởng thì nó là biến động, là vỡ bờ. Một xung năng bùng lên của một xác quyết mình bị cản trở, bị cưỡng bức, bị xâm phạm. Những gì người dân Trung quốc trải qua, đó là phản xạ của người bị nghẹt thở. Họ khao khát tự do. Cụ thể hơn: họ muốn thở bầu khí tự do. Họ đòi không khí, sau nhiều tháng bị giam cầm được biện minh bằng chính sách zero-covid vừa triệt để vừa không đúng.
Ở giai đoạn này ít có may mắn tia ‘lửa nhỏ sẽ làm bùng cháy’ như chủ tịch Mao thường nói. Nhưng, ngay cả khi họ sẽ cam chịu thất bại, các phong trào này nói ngược một cách ngoạn mục những lời Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích các nền dân chủ của chúng ta. Tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung quốc luôn khẳng định rằng các dân tộc, trước hết gắn liền với thịnh vượng và an ninh, coi thường các quyền tự do. Dưới mắt chúng ta là lời phụ định hiển nhiên.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch