Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Tin Nhận Chúa Giêsu

Tin Nhận Chúa Giêsu

19/03/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

24.3 Thứ Sáu

Thứ Sáu trong tuần thứ Tư Mùa Chay

Kn 2:1,12-22; Tv 34:17-18,19-20,21,23; Ga 7:1-2,10,25-30

Tin Nhận Chúa Giêsu

Chúa Giêsu trở lại Galilê vào một dịp lễ Lều trại của người Do thái. Lễ lều trại là một trong những lễ mừng lớn nhất của họ (như Quốc khánh). Ban đầu, đó là ngày lễ tạ ơn sau vụ mùa, nhất là sau mùa hái nho, người ta thường mừng trong tám ngày liền từ 15 –21 Tischri (tháng 7-8) (Lv 25,34). Mục đích của họ gồm hai phần: một là tạ ơn Thiên Chúa cho vụ mùa thành đạt (Tl 33,16), hai là để tưởng nhớ đến những tháng năm ròng rã ở sa mạc sau thời gian thoát ách Ai cập (Lv 23,42). Dịp lễ lớn này, mọi người buộc phải trở lại đền thờ Giêrusalem dâng của lễ như hoa quả để cầu khấn xin mưa thuận gió hòa.

Chúa Giêsu đã đi lẻn vào một số khách lên đền này. Ngài đi trong âm thầm lặng lẽ, nhưng chẳng bao lâu người ta cũng biết, vì Người bắt đầu giảng dạy ngay tại đền thờ. Do đó cuộc tranh luận với Ngài sôi nổi hơn. Một mặt, các quan quyền trong dân lại đi tìm cách hại Ngài (c.25). Họ muốn hủy tiêu Ngài vì họ thấy Ngài quá nổi nang, họ chỉ biết Ngài là con bác thợ mộc mà không theo họ. Họ không chấp nhận bản tính thần linh  của Chúa. Dù bao nhiêu chứng cớ cho vai trò Thiên Chúa đó như: Gioan tiền hô, Thiên Chúa Cha, Kinh thánh, chính lời Chúa nói và việc Chúa làm cũng không đánh động những tâm hồn chai đá  đó. Họ quyết tâm từ chối thì đó là quyền tự do của mỗi người, Thiên Chúa cũng kính trọng sự tự do đó.

Chúa Giêsu đã đánh thức lương tâm họ, nhất là nhóm biệt phái, là những người học hỏi về Cựu ước, tinh thông lề luật mà không có lòng khiêm nhường thì thật là nguy hại biết bao nhiêu cho mình và cho người khác. Cổ nhân đã từng nói: “Có học mà không hạnh là kẻ ác”, “Có hạnh có đức mà không có học là đần”. Cho nên, ở đời này còn gì quí hơn “có tài, có đức, có hạnh”. Nơi Chúa Giêsu gồm đủ mọi sự khôn ngoan thông thái và đức độ. Nhưng quả chín thì thường bị nhiều con chim mổ lắm.

Với bao nhiêu lời giáo huấn và phép lạ kèm theo, Chúa mạc khải về Thiên Chúa Cha mà người Do thái không biết hoặc chưa biết cho đủ hay chưa biết như phải biết (Ga 5,37). Chúa Giêsu quả quyết Thiên Chúa Cha là người sai Ngài xuống trần gian để cứu chuộc họ (Ga 5,37. 7,33. 6,19. 20,21). Chúa Giêsu đã từng dùng dụ ngôn những người làm vườn nho hung ác để nói lên việc Thiên Chúa Cha sai Ngài xuống trần gian và bị đem giết đi (Mt 21,33-46). Tin Mừng theo Gioan có hơn 25 lần quả quyết Thiên Chúa Cha sai Ngôi Con xuống trần gian.

Sự cứng lòng của những người Do Thái không tin đã nhốt kín họ trong những định kiến mê muội đối với những hành động khẳng khái của Chúa Giêsu. Thay vì khách quan đặt lại vấn đề để tìm ra nguyên do nào đã thúc đẩy Chúa hành động bất chấp nguy hiểm như thế, họ chỉ một mực bưng tai bịt mắt khư khư giữ lấy lập trường riêng của mình. Họ đem lòng dạ quanh co xấu xa của họ ra xét đoán tha nhân và những sự việc xảy ra chung quanh. Họ không nhận ra được sự thật mà Chúa Giêsu đã mang đến; cũng không nhìn thấy hình ảnh của Ðấng Thiên Sai nơi Chúa Giêsu. Thật ra, đó chỉ là những hình ảnh thô thiển do cái nhìn chủ quan của họ tạo ra. Còn Ðấng Cứu Thế đích thực đang đứng trước mặt họ thì họ lại khước từ.

Chúng ta biết rất ít về Đức Ki-tô, dù sau khi đã được Phúc âm mặc khải cho chúng ta. Điều chúng ta biết về Người là giáo huấn Người để lại cho chúng ta. Và giáo huấn đó thì quá giản dị, quá trong sáng, quá là là mặt đất đến nỗi làm chúng ta hơi thất vọng, nếu chúng ta đòi Người làm những điều phi thường ! Những điều mà như chúng ta nghĩ sẽ có thể thành công dễ dàng nếu có một chút can thiệp siêu việt, siêu phàm của Thiên Chúa; Đây chính là phạm vi Đức Ki-tô đòi hỏi chúng ta phải sống để khám phá là phát triển trong tâm hồn chúng ta, nhưng chúng ta lại từ chối.

Đức Ki-tô nhắc nhở chứng ta không phải chỉ biết Người theo phạm vi loài người mà chính là theo phạm vi Thiên Chúa. Như chúng ta, không phải chỉ sống theo khía cạnh là người này phải làm lụng vất vả để kiếm bánh ăn mỗi ngày : bánh cho xác, bánh cho con tim, cho trí óc mà còn cần thứ khác siêu việt hơn. Thứ khác đó thuộc phạm vi đức tin mà chúng ta phải khám phá. Thứ khác đó chính là Đức Ki-tô, Người đang sống trong chúng ta. Chính là ơn thánh, chân lý mầu nhiệm mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, Người an ủi chúng ta, không vượt xa mà hoàn toàn ở trong chính chúng ta.

Giờ của Chúa Giêsu chưa đến thì cho dù con người có muốn cũng không làm gì được để giờ ấy mau đến. Có lần Chúa Giêsu phán rằng : “ Giờ Ngài chưa đến” nhưng Ngài vẫn can thiệp, đó là khi Mẹ xin Chúa làm phép lạ ở tiệc cưới Cana. Chính Mẹ đã quan tâm và chăm sóc để cho đôi tân hôn được hạnh phúc. Thật thế, Thiên Chúa là Tình Yêu và tất cả những gì là tình yêu đều được Ngài ủng hộ. Lời Chúa hôm nay là một lời nhắc nhở, mời gọi chúng ta kiên trì trong những gì chúng ta đang làm vì vinh danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân, kiên trì và tin tưởng nơi tình yêu của Thiên Chúa là Cha và là Đấng hết lòng yêu thương những thụ tạo của Ngài.

Mùa Chay, mùa của hoán cải, chúng ta được mời gọi thay đổi trước tiên cái nhìn của chúng ta. Tin nhận Chúa Giêsu là con Thiên Chúa có nghĩa là đón nhận Ngài, là đi vào cái nhìn của Ngài, là đánh giá mọi sự bằng chính cái nhìn của Ngài. Mùa Chay là mùa quay trở lại với anh em. Ước gì cái nhìn của chúng ta đối với anh em không dừng lại theo những tiêu chuẩn thông thường của người đời, nhưng được mặc lấy ánh mắt tôn trọng, cảm thông, bao dung, tha thứ của Chúa. Ước gì cái nhìn của chúng ta về cuộc sống không đóng khung trong những phán đoán thông thường của người đời, nhưng được hướng dẫn bởi những tâm tình tin tưởng, phó thác, lạc quan của chính Chúa.

 

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Lợi ích của việc xưng tội thường xuyên
23/03/2023
Hồ nước Bếtsaiđa trong Kinh thánh, huyền thoại hay có thực?
23/03/2023
Đừng xét đoán
21/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT