TIN MỪNG NƯỚC TRỜI
06 27 X Thứ Ba Tuần XIV Thường Niên.
(Đ) Thánh Ma-ri-a Go-ret-ti, trinh nữ, tử đạo.
St 32,22-32 (hoặc Hr 32,23-33); Mt 9,32-38.
TIN MỪNG NƯỚC TRỜI
Têrêsa Maria Goretti sinh ngày 16/10/1890 tai Corina, một làng nhỏ thuộc nước Ý. Goretti được sinh ra trong một gia đình Công giáo đạo đức, thanh cao. Ông Luygi cha của Goretti, một người cha cần cù, biết nhìn xa trông rộng mọi cảnh huống trong gia đình. Bà Axunta, một người mẹ hiền hậu, bao giờ cũng tỏ ra thương chồng và yêu các con.
Năm lên 9 tuổi, Goretti theo cha mẹ sang Phêri để sinh sống cho cuộc sống đỡ chật vật hơn. Nhưng không may, mới ở Phêri được một năm thì cha em đã qua đời vì bệnh tật. Cái chết đau thương của người cha thân yêu đã ghi sâu trong tâm trí em kể từ ngày ấy và luôn luôn cô cầu nguyện cho cha mình. Thời gian lặng lẽ trôi, anh trai, Goretti và các em sống trong tình cảnh mồ côi cha, luôn túng bấn và thiếu gạo ăn. Hằng ngày mẹ và anh phải ra đồng, còn Goretti ở nhà trông các em và cơm nước. Em thay mẹ lo mọi việc trong nhà, nên chỉ mới 12 tuôi đầu mà em đã rất đảm đang và quán xuyến. Ai nhìn em cũng phải khen em thật là xinh, khuôn mặt trái xoan, mũi cao, trán cao, tóc đen và dài, em có đôi môi đỏ và thân hình đang tuổi dậy thì.
Vì hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó nên từ nhỏ em đã không được đến trường học. Em không biết viết cũng không biết đọc, chỉ thuộc những kinh nguyện do mẹ dạy vào những buổi chiều hay buổi tối trước khi đi ngủ.
Mãi tới năm 12 tuổi, Goretti mới được Rước lễ lần đầu tại nhà thờ Netturo cách làng Phêri 12km. Sung sướng và hạnh phúc biết bao đã từ lâu lắm em mong ước có ngày này, được rước Chúa vào lòng. Em đã thầm cầu nguyện, xin ơn cho người cha đã qua đời, xin cho mẹ đỡ vất vả để nuôi dạy các con nên người, và nhất là em đã xin Chúa cho em có một tâm hồn trong trắng, chăm chỉ làm việc, sống đạo đức và ngoan ngoãn.
Ngay bên cạnh nhà Goretti gia đình ông Xeren, ông Xeren có cậu con trai 17 tuổi là Alexander. Mồ côi mẹ từ khi mới vừa sinh ra nên Alexander đã sống thiếu tình mẹ xa tình cha: Tâm hồn anh trống rỗng, lầm lì, thiếu văn hóa. Ông bà Luygi rất nhiều lần không nén lòng nổi kêu trách về Alexander thì ông Xeren cũng chẳng quan tâm mà dạy bảo gì. Điều đó làm cho ông bà Luygi muốn sớm đưa gia đình mình về lại Corina sống để tránh cho các con học đòi theo những thói hư của Alexander.
Rồi một chiều thứ bảy, sau khi đọc kinh xong, Goretti đang lúi húi sửa lại những bông hoa cắm trong bình và thay những cây nến mới. Alexander sang bên nhà muốn nhờ Goretti khâu lại khuy của chiếc áo sơ mi, Goretti nhận lời Alexander sang sửa giúp chiếc áo vì lòng bác ái. Anh đứng nhìn Goretti khâu áo, thì lúc này trong tâm trí anh nhận thấy Goretti là một thiếu nữ xinh đẹp hơn là thánh thiện. Anh muốn yêu cô và ước mong được sống gần cô. Không thể kiềm chế nổi mình, ngay khi Goretti vừa cất kim chỉ đi thì anh đã chạy lại ôm lấy cô và cố hôn lên đôi má bầu bĩnh của cô. Goretti thấy cử chỉ sàm sỡ của Alexander liền chống cự và đẩy anh ra. Thấy mình bị Goretti chống cự anh bỏ ra và hăm dọa nếu cô nói với ai biết chuyện này thì cô sẽ bị mất mạng.
Goretti hoảng sợ vội chạy ra vườn, trong lòng em buồn sầu và bối rối. Em mong được đi xưng tội ngay.
Mấy tháng êm đêm trôi qua, mùa hè đến. Chiều hôm đó trời như sắp có giông, bà Axunta giục con trai và cậu Alexander nhanh chóng thu lúa đang phơi ngoài bãi vào kho. Goretti ở lại cho em bé út ngủ và chuẩn bị cơm chiều. Alexander còn nấn ná muốn trò chuyện với Goretti và lại nhờ Goretti vá lại chiếc áo vừa bị rách, anh chạy về phòng lấy để đưa cho Goretti làm rồi anh ra sân. Một lúc sau anh nghĩ, chỉ có mình Goretti ở nhà và đây là dịp tốt để gần cô, anh nhờ bà Axunta coi bò giúp để anh về nhà. Anh vào nhà thì thấy Goretti vẫn đang lúi húi khâu vá. Với tay cầm con dao cắt hoa quả để trên bàn, anh chỉ định dùng để dọa nếu lần này Goretti lại kháng cự. Anh gọi Goretti sang phòng anh, nhưng Goretti lưỡng lự không sang, anh liền tới nắm lấy tay cô và kéo sang. Goretti sợ hãi kêu cứu, liền đó anh đưa dao lên kề vào cổ cô mà dọa. Alexander vẫn chờ đợi sự ưng thuận của Goretti, còn Goretti một mực chống cự lại, trong lúc tức giận không kiềm chế nổi hành vi của mình anh đã đâm liên tiếp tám nhát dao vào ngực Goretti. Goretti quị xuống cố lết ra ngoài cửa, Alxender đuổi theo đâm tiếp bốn nhát dao nữa trên người Goretti rồi thất thần ném con dao đi rồi gục xuống bên Goretti.
Đúng lúc đó ông Xeren đi vào nhà chợt nhìn thấy Goretti nằm trên vũng máu liền kêu lớn tiếng để mọi người tới giúp. Tiếng Goretti rên rỉ trong đau đớn:
– Chính… chính Alexander, Lạy Chúa… con chết mất!
Mọi người chạy đi gọi bác sĩ và cảnh sát, Alexander thì bị giữ lại nhốt vào phòng chờ cảnh sát đến.
Bác sĩ đến và sơ cứu vết thương rồi vội đưa em vào bệnh viện ngay để giải phẫu. Các bác sĩ đều thất vọng vì nhiều vết thương quá sâu và máu bị chảy ra quá nhiều, khó lòng em có thể sống qua được đến ngày mai.
Sáng sớm hôm sau, cha Tuyên úy đến làm các phép cho em, em nhận ra cha, nét mặt tươi vui:
– Cha của con!
– Con yêu dấu! Con bớt đau chưa? Con ạ, đau đớn là hạnh phúc cho con, nếu con vui nhận vì Chúa.
– Vâng, thưa Cha.
Ba giờ chiều cùng ngày, đôi môi em vẫn mấp máy câu nguyện rồi bỗng nhiên em uốn người kêu lớn tiếng:
– Alexander! Không được làm thế! Sa hỏa ngục đó.
Người em lịm dần, em ngừng thở nhưng nét mặt vẫn xinh tươi như bông hoa vừa được ngắt đi.
Đúng sáng ngày 8.7.1902 thánh lễ an táng Goretti được cử hành trọng thể. Rất đông người dân trong thành kéo nhau về tham dự. Mọi người đều rất thương nhớ và cảm kích lòng dũng cảm của em.
Trên bia mộ của em được ghi hàng chữ:
MARIA GORETTI
THIẾU NỮ 12 XUÂN XANH
Sinh ngày 16.10.1890
đã tạ thế ngày 6.7.1902
Vì bảo toàn bông huệ khiết trinh
Ngày 24/4/1947 tại Đền thờ thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Piô đã phong Chân phúc cho Maria Goretti.
Ngày 24.6.1950 Chân phước Maria Goretti được vinh quang hiển thánh, thánh Trinh nữ Tử đạo.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu hôm nay, cùng với việc giảng dạy để loan báo Tin Mừng Nước Trời, Đức Giê-su còn “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền”; không chỉ bệnh hoạn tật nguyện gây ra do thân phận của con người, nhưng còn do bởi ma quỉ, vốn luôn phá hoại tương quan tin tưởng và tình yêu giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ sống bằng sức khỏe thể lí, nhưng còn bằng tương quan nữa, tương quan với mình, với người khác và với Chúa; con người không thể sống bình an và hạnh phúc, nếu những tương quan này bị tổn thương.
Ngoài ra, để cho sự sống này có ý nghĩa, con người còn cần có hướng đi và niềm hi vọng hướng tới cùng đích đáng ước ao và mong chờ; chính vì thế, Đức Giê-su còn quan tâm đến sứ mạng chăn dắt đối với con người nữa, vì dưới mắt Ngài, loài người chúng ta “lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”.
Như thế, Tin Mừng Nước Trời gắn liền với dấu chỉ phục vụ cho sự sống: ở đâu có Nước Trời, ở đó có sự phục vụ cho sự sống; và ở đâu có sự phục vụ cho sự sống, ở đó Nước Trời hiện diện. Đức Ki-tô đã phục vụ cho sự sống của loài người và từng người chúng ta “cho đến cùng”, nghĩa là trở thành “Bánh” nuôi dưỡng chúng ta, trở thành hiện thân của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho chúng ta; và Ngài mời gọi mỗi chúng ta đích thân đón nhận sự phục vụ của Ngài, để có thể phục vụ như Ngài. Đó chính là cách thức Đức Ki-tô loan báo Tin Mừng và làm cho Nước của Thiên Chúa Cha trị đến.
Chúng ta xin Chúa sai thợ ra gặt lúa về, chúng ta cũng được mời gọi đồng cảm với Chúa, cùng chạnh lòng thương không chỉ đối với đám đông xa xôi, nhưng đối với những anh chị em bên cạnh chúng ta. Và nhất là, chúng ta cũng tình nguyện trở thành thợ gặt của Chúa, để Chúa sai chính chúng ta đi. Và vì là mùa gặt và được sai đi gặt, chứ không phải đi xếp loại, phân loại, phân cấp, xét đoán hay lên án, chúng ta đi trong niềm vui và hi vọng.
06 27 X Thứ Ba Tuần XIV Thường Niên.
(Đ) Thánh Ma-ri-a Go-ret-ti, trinh nữ, tử đạo.
St 32,22-32 (hoặc Hr 32,23-33); Mt 9,32-38.
TIN MỪNG NƯỚC TRỜI
Têrêsa Maria Goretti sinh ngày 16/10/1890 tai Corina, một làng nhỏ thuộc nước Ý. Goretti được sinh ra trong một gia đình Công giáo đạo đức, thanh cao. Ông Luygi cha của Goretti, một người cha cần cù, biết nhìn xa trông rộng mọi cảnh huống trong gia đình. Bà Axunta, một người mẹ hiền hậu, bao giờ cũng tỏ ra thương chồng và yêu các con.
Năm lên 9 tuổi, Goretti theo cha mẹ sang Phêri để sinh sống cho cuộc sống đỡ chật vật hơn. Nhưng không may, mới ở Phêri được một năm thì cha em đã qua đời vì bệnh tật. Cái chết đau thương của người cha thân yêu đã ghi sâu trong tâm trí em kể từ ngày ấy và luôn luôn cô cầu nguyện cho cha mình. Thời gian lặng lẽ trôi, anh trai, Goretti và các em sống trong tình cảnh mồ côi cha, luôn túng bấn và thiếu gạo ăn. Hằng ngày mẹ và anh phải ra đồng, còn Goretti ở nhà trông các em và cơm nước. Em thay mẹ lo mọi việc trong nhà, nên chỉ mới 12 tuôi đầu mà em đã rất đảm đang và quán xuyến. Ai nhìn em cũng phải khen em thật là xinh, khuôn mặt trái xoan, mũi cao, trán cao, tóc đen và dài, em có đôi môi đỏ và thân hình đang tuổi dậy thì.
Vì hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó nên từ nhỏ em đã không được đến trường học. Em không biết viết cũng không biết đọc, chỉ thuộc những kinh nguyện do mẹ dạy vào những buổi chiều hay buổi tối trước khi đi ngủ.
Mãi tới năm 12 tuổi, Goretti mới được Rước lễ lần đầu tại nhà thờ Netturo cách làng Phêri 12km. Sung sướng và hạnh phúc biết bao đã từ lâu lắm em mong ước có ngày này, được rước Chúa vào lòng. Em đã thầm cầu nguyện, xin ơn cho người cha đã qua đời, xin cho mẹ đỡ vất vả để nuôi dạy các con nên người, và nhất là em đã xin Chúa cho em có một tâm hồn trong trắng, chăm chỉ làm việc, sống đạo đức và ngoan ngoãn.
Ngay bên cạnh nhà Goretti gia đình ông Xeren, ông Xeren có cậu con trai 17 tuổi là Alexander. Mồ côi mẹ từ khi mới vừa sinh ra nên Alexander đã sống thiếu tình mẹ xa tình cha: Tâm hồn anh trống rỗng, lầm lì, thiếu văn hóa. Ông bà Luygi rất nhiều lần không nén lòng nổi kêu trách về Alexander thì ông Xeren cũng chẳng quan tâm mà dạy bảo gì. Điều đó làm cho ông bà Luygi muốn sớm đưa gia đình mình về lại Corina sống để tránh cho các con học đòi theo những thói hư của Alexander.
Rồi một chiều thứ bảy, sau khi đọc kinh xong, Goretti đang lúi húi sửa lại những bông hoa cắm trong bình và thay những cây nến mới. Alexander sang bên nhà muốn nhờ Goretti khâu lại khuy của chiếc áo sơ mi, Goretti nhận lời Alexander sang sửa giúp chiếc áo vì lòng bác ái. Anh đứng nhìn Goretti khâu áo, thì lúc này trong tâm trí anh nhận thấy Goretti là một thiếu nữ xinh đẹp hơn là thánh thiện. Anh muốn yêu cô và ước mong được sống gần cô. Không thể kiềm chế nổi mình, ngay khi Goretti vừa cất kim chỉ đi thì anh đã chạy lại ôm lấy cô và cố hôn lên đôi má bầu bĩnh của cô. Goretti thấy cử chỉ sàm sỡ của Alexander liền chống cự và đẩy anh ra. Thấy mình bị Goretti chống cự anh bỏ ra và hăm dọa nếu cô nói với ai biết chuyện này thì cô sẽ bị mất mạng.
Goretti hoảng sợ vội chạy ra vườn, trong lòng em buồn sầu và bối rối. Em mong được đi xưng tội ngay.
Mấy tháng êm đêm trôi qua, mùa hè đến. Chiều hôm đó trời như sắp có giông, bà Axunta giục con trai và cậu Alexander nhanh chóng thu lúa đang phơi ngoài bãi vào kho. Goretti ở lại cho em bé út ngủ và chuẩn bị cơm chiều. Alexander còn nấn ná muốn trò chuyện với Goretti và lại nhờ Goretti vá lại chiếc áo vừa bị rách, anh chạy về phòng lấy để đưa cho Goretti làm rồi anh ra sân. Một lúc sau anh nghĩ, chỉ có mình Goretti ở nhà và đây là dịp tốt để gần cô, anh nhờ bà Axunta coi bò giúp để anh về nhà. Anh vào nhà thì thấy Goretti vẫn đang lúi húi khâu vá. Với tay cầm con dao cắt hoa quả để trên bàn, anh chỉ định dùng để dọa nếu lần này Goretti lại kháng cự. Anh gọi Goretti sang phòng anh, nhưng Goretti lưỡng lự không sang, anh liền tới nắm lấy tay cô và kéo sang. Goretti sợ hãi kêu cứu, liền đó anh đưa dao lên kề vào cổ cô mà dọa. Alexander vẫn chờ đợi sự ưng thuận của Goretti, còn Goretti một mực chống cự lại, trong lúc tức giận không kiềm chế nổi hành vi của mình anh đã đâm liên tiếp tám nhát dao vào ngực Goretti. Goretti quị xuống cố lết ra ngoài cửa, Alxender đuổi theo đâm tiếp bốn nhát dao nữa trên người Goretti rồi thất thần ném con dao đi rồi gục xuống bên Goretti.
Đúng lúc đó ông Xeren đi vào nhà chợt nhìn thấy Goretti nằm trên vũng máu liền kêu lớn tiếng để mọi người tới giúp. Tiếng Goretti rên rỉ trong đau đớn:
– Chính… chính Alexander, Lạy Chúa… con chết mất!
Mọi người chạy đi gọi bác sĩ và cảnh sát, Alexander thì bị giữ lại nhốt vào phòng chờ cảnh sát đến.
Bác sĩ đến và sơ cứu vết thương rồi vội đưa em vào bệnh viện ngay để giải phẫu. Các bác sĩ đều thất vọng vì nhiều vết thương quá sâu và máu bị chảy ra quá nhiều, khó lòng em có thể sống qua được đến ngày mai.
Sáng sớm hôm sau, cha Tuyên úy đến làm các phép cho em, em nhận ra cha, nét mặt tươi vui:
– Cha của con!
– Con yêu dấu! Con bớt đau chưa? Con ạ, đau đớn là hạnh phúc cho con, nếu con vui nhận vì Chúa.
– Vâng, thưa Cha.
Ba giờ chiều cùng ngày, đôi môi em vẫn mấp máy câu nguyện rồi bỗng nhiên em uốn người kêu lớn tiếng:
– Alexander! Không được làm thế! Sa hỏa ngục đó.
Người em lịm dần, em ngừng thở nhưng nét mặt vẫn xinh tươi như bông hoa vừa được ngắt đi.
Đúng sáng ngày 8.7.1902 thánh lễ an táng Goretti được cử hành trọng thể. Rất đông người dân trong thành kéo nhau về tham dự. Mọi người đều rất thương nhớ và cảm kích lòng dũng cảm của em.
Trên bia mộ của em được ghi hàng chữ:
MARIA GORETTI
THIẾU NỮ 12 XUÂN XANH
Sinh ngày 16.10.1890
đã tạ thế ngày 6.7.1902
Vì bảo toàn bông huệ khiết trinh
Ngày 24/4/1947 tại Đền thờ thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Piô đã phong Chân phúc cho Maria Goretti.
Ngày 24.6.1950 Chân phước Maria Goretti được vinh quang hiển thánh, thánh Trinh nữ Tử đạo.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu hôm nay, cùng với việc giảng dạy để loan báo Tin Mừng Nước Trời, Đức Giê-su còn “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền”; không chỉ bệnh hoạn tật nguyện gây ra do thân phận của con người, nhưng còn do bởi ma quỉ, vốn luôn phá hoại tương quan tin tưởng và tình yêu giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ sống bằng sức khỏe thể lí, nhưng còn bằng tương quan nữa, tương quan với mình, với người khác và với Chúa; con người không thể sống bình an và hạnh phúc, nếu những tương quan này bị tổn thương.
Ngoài ra, để cho sự sống này có ý nghĩa, con người còn cần có hướng đi và niềm hi vọng hướng tới cùng đích đáng ước ao và mong chờ; chính vì thế, Đức Giê-su còn quan tâm đến sứ mạng chăn dắt đối với con người nữa, vì dưới mắt Ngài, loài người chúng ta “lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”.
Như thế, Tin Mừng Nước Trời gắn liền với dấu chỉ phục vụ cho sự sống: ở đâu có Nước Trời, ở đó có sự phục vụ cho sự sống; và ở đâu có sự phục vụ cho sự sống, ở đó Nước Trời hiện diện. Đức Ki-tô đã phục vụ cho sự sống của loài người và từng người chúng ta “cho đến cùng”, nghĩa là trở thành “Bánh” nuôi dưỡng chúng ta, trở thành hiện thân của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho chúng ta; và Ngài mời gọi mỗi chúng ta đích thân đón nhận sự phục vụ của Ngài, để có thể phục vụ như Ngài. Đó chính là cách thức Đức Ki-tô loan báo Tin Mừng và làm cho Nước của Thiên Chúa Cha trị đến.
Chúng ta xin Chúa sai thợ ra gặt lúa về, chúng ta cũng được mời gọi đồng cảm với Chúa, cùng chạnh lòng thương không chỉ đối với đám đông xa xôi, nhưng đối với những anh chị em bên cạnh chúng ta. Và nhất là, chúng ta cũng tình nguyện trở thành thợ gặt của Chúa, để Chúa sai chính chúng ta đi. Và vì là mùa gặt và được sai đi gặt, chứ không phải đi xếp loại, phân loại, phân cấp, xét đoán hay lên án, chúng ta đi trong niềm vui và hi vọng.