Thân thế của Chúa Giêsu
30.3 Thứ Năm
Thứ Năm trong tuần thứ Năm Mùa Chay
St 17:3-9; Tv 105:4-5,6-7,8-9; Ga 8:51-59
Thân thế của Chúa Giêsu
Trong cuộc đối thoại với người Do Thái, Chúa Giêsu càng lúc càng mặc khải thêm về thân thế của Ngài… Nhưng với cái nhìn và kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân, người Do Thái không thể nhận biết thân thế của Chúa: Ông là ai ? Ông chưa được 50 tuổi mà đã trông thấy Abraham sao ? Bây giờ chúng tôi mới biết rõ ông bị quỷ ám… Sự thật của Chúa đòi hỏi con người phải từ bỏ nếp sống cũ của tội lỗi, những mưu tính vụ lợi, những ganh tị tham lam
Khi Chúa Giêsu nói với người Do Thái về thế giới của Thiên Chúa, họ đã chế nhạo Người, cho rằng Người bị quỉ ám nên mới ăn nói lung tung như thế. Chúa Giêsu vẫn không nản lòng, và vẫn tiếp tục nói về nguồn gốc thần linh của mình, một lần nữa. Người dùng danh xưng Hằng Hữu để khẳng định rằng mình từ Thiên Chúa mà đến. Câu nói ấy đã khiến người Do Thái phẫn nộ và định ném đá Người.
Ðược sống mãi không phải chết là ước mơ muôn thuở của con người, thế nhưng khi Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng nếu họ tuân giữ Lời Người dạy bảo thì họ sẽ khỏi phải chết, họ lại chế nhạo Người là bị quỉ ám. Nếu xét thêm mặt ngoài của sự kiện thì quả thật họ là người có lý. Họ lý luận như sau: “Bây giờ chúng tôi biết chắc là ông bị quỉ ám. Ông Abraham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy. Thế mà ông lại nói: ai tuân giữ lời tôi thì sẽ không bao giờ phải chết. Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Abraham hay sao?” Họ lý luận rất chặt chẽ, nhưng chính cái chặt chẽ ấy lại là một sợi xích cột chặt họ lại khiến họ không thể cất cánh bay cao. Họ có lý nhưng tổ phụ Abraham ngày xưa đã chẳng lý luận gì khi nghe theo lời Giavê Thiên Chúa kêu gọi mà từ bỏ quê cha đất tổ để ra đi.
Những người Do Thái có lý nhưng theo lối lý luận của con người. Thiên Chúa thì không dựa theo lý lẽ của con người để thực hiện công việc của mình, Thiên Chúa làm theo cách của Ngài. Những ai muốn nhận ra chương trình của Thiên Chúa thì cũng phải tập nhìn mọi sự theo cách nhìn của Ngài. Những người Do Thái không muốn nhìn như thế, họ nhìn vào Chúa Giêsu và họ chỉ thấy đó là một con người tuổi chưa đầy năm mươi mà dám khoác lác nói rằng mình đã thấy tổ phụ Abraham, lại còn dám xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa nữa. Họ không thể chấp nhận thái độ cao ngạo và phạm thượng ấy. Họ phải ném đá kẻ ngông cuồng này.
Quả đúng như lời mở đầu Tin Mừng theo thánh Gioan: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có nhưng lại không nhận biết Người. Người đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 9-11).
Noi gương Thiên Chúa, chúng ba phải trung thành nhắc nhở chúng ta nhớ đến minh ước tình yêu đã nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Bội ước, bất trung, nếu chúng ta không tôn trọng lời đã cam kết.
Đức Giê-su Ki-tô dạy chúng ta hôm nay : người nhận biết Thiên Chúa phải sống lời minh ước. “Tôi biết Ngài và giũ lời Ngài” (c. 55). Sống lời Chúa mỗi ngày, chúng ta sẽ được lời Chúa soi sáng, đó là dấu chỉ bảo đảm chắc chắn nhất về lòng trung thành của chúng ta đối với minh ước của Chúa. Lúc đó Thiên Chúa sẽ rất gần gũi với chúng ta. Chúng ta sẽ không còn sợ có một trí nhớ hạn hẹp chóng quên lời giao ước.
Trong cuộc đốii thoại với người Do Thái, Chúa Giêsu càng lúc càng mạc khải thêm về thân thế của Ngài, về nếp sống của những ai tin nhận Ngài :” Ai giữ lời Ta thì muôn đời sẽ không phải chết”. Với cái nhìn và kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân, người Do Thái không thể nhận biết thân thế của Chúa. ” Ông là ai? Ông chưa được 50 tuổi mà đã trông thấy Abraham sao? Bây giờ chúng tôi mới biết rõ ông bị quỉ ám”. Một vị Thiên Chúa đã bị con người bôi nhọ, chụp mũ. Con người dễ tin theo những sự thật khác hơn sự thật của Chúa. Vả lại, sự thật của Chúa đòi hỏi con người phải từ bỏ nếp sống cũ tội lỗi, những mưu tính vụ lợi, những ganh tị ham danh.
Tác giả tập sách Đường Hy vọng đã viết : “Đức Kitô là Sự thật, không phải báo chí là sự thật, không phải truyền thanh, truyền hình là sự thật, con theo loại sự thật nào? Gìau hay nghèo, sang hay hèn, khen hay chê, không sao cả. Chấp nhận tiến trên đường hy vọng hồng phúc về ngày trở lại của Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Không nhượng bộ ích kỷ. Con không thể gọi đen là trắng, xấu là tốt, gian là ngay được”.
Nhiều người thời nay cũng không thể chấp nhận sự thật về Chúa Giêsu. Họ không tin Ngài là Đấng Cứu Thế, càng không tin Ngài là Con Thiên Chúa. Bởi vì họ đã có quá nhiều thành kiến về đạo, trong đó cũng có những thành kiến do một số người có đạo tạo nên. Mỗi người hãy tự kiểm xem có khi nào vô tình khiến người ta có thành kiến với Chúa và với Giáo hội không ?
Trên con đường canh tân của Mùa chay, mỗi người chúng ta hãydừng lại xét mình về thái độ của chúng ta trước những chân lý mạc khải và trước chính Đức Kitô, Đấng đang thôi thúc chúng ta tiến trên đường tin, cậy mến.