Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA

THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA

08/03/2021
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

09Thứ Ba Tuần III Mùa Chay

– Thánh Phan-xi-ca Rô-ma, Nữ tu.

– Các bài đọc Lời Chúa: Đn 3,25.34-43; Mt 18,21-35.

THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA

          Tha thứ không phải là hành động của con người nhưng là hành động được phát xuất từ Thiên Chúa. Nếu với lý trí người phàm, chúng ta có thể đưa ra muôn vàn lý do, những lý luận thuyết phục để biện minh rằng: khó mà tha thứ. Chẳng hạn, làm sao chúng ta có thể tha thứ khi người khác làm hại chúng ta, rồi lại đến xin lỗi? Phải chăng chúng ta kém cỏi, khờ dại hay nhụt chí mà lại dung túng cho kẻ có tội? Đó là những lý lẽ của con người, còn trong ánh nhìn đức tin thì khác.

          Và rồi mỗi người chúng ta hãy nhìn lên Đức Giêsu Kitô trên thập giá. Dù Người đã phải chịu bao sỉ nhục, những đau đớn bởi đòn vọt, những bước chân mệt nhọc lê bước lên đồi Can-vê, những vết đinh cắm sâu vào thân thể,… Người đã chịu tất cả như một người tội nhân, dù Người đã chẳng làm gì nên tội.

          Thế mà trên thập giá, Người vẫn thương yêu và cầu xin Chúa Cha tha tội cho những người đã làm nên những điều ấy: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Thật vậy, khi ở trong tương quan với Chúa, chúng ta chỉ là những tội nhân trước mặt Người, có một vị Thánh đã khẳng định: khi càng ở gần Chúa bao nhiêu, chúng ta lại càng thấy mình tội lỗi bấy nhiêu. Nhưng thật kỳ diệu! Chúng ta luôn được sống trong tình yêu và ân sủng của Người, nhờ hồng ân tha thứ vẫn còn được tiếp diễn qua bí tích Hòa Giải. Chúng ta luôn được Người ấp ủ, yêu thương và tha thứ: “tội lỗi các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông (Is 1, 18)”.

          Trong Bài Tin mừng, vị Thẩm phán được diễn tả như một vị vua và với cách gọi “tôn chủ”, thể hiện người đáng kính trọng và là một người liêm khiết. Vị tôn chủ đã chạnh lòng thương trước lời van xin của người đầy tớ và sẵn sàng tha cho hắn món nợ rất lớn là mười ngàn yến vàng. Chúng ta nhớ đến bài giảng của Chúa Giêsu về ngày tận thế (x. Mt 25,31-46). Lúc đó, vị thẩm phán cũng được gọi là “Đức Vua” xét xử người lành cũng như kẻ dữ, tuỳ theo việc họ đã làm khi còn sống trên dương gian. Trước đó, vị thẩm phán cũng được dùng với danh xưng “Con Người”.  “Con Người” hay “Con loài người” là danh xưng chính Chúa Giêsu đã dùng để chỉ bản thân Người. Như thế, vị thẩm phán sẽ xét xử loài người là chính Chúa Giêsu, như chúng ta đọc trong kinh Tin kính: “Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết”.

          Hình ảnh vị tôn chủ trong Tin Mừng hôm nay cho thấy đó là vị Thẩm phán vừa công bằng vừa bao dung nhân hậu. Vị thẩm phán ấy chạnh lòng thương trước nỗi khổ của con người và sẵn sàng tha thứ nếu người ấy khiêm tốn kêu xin. Tuy vậy, ngài cũng nghiêm khắc với kẻ gian manh, chỉ biết khúm núm trước người chủ nợ, mà lại táng tận lương tâm đối với bạn hữu đang mắc nợ mình chỉ có một trăm quan tiền, trong khi món nợ mình được tha có giá trị gấp nhiều lần.

          Nếu Thiên Chúa là vị Thẩm phán khoan dung nhân hậu, thì những ai tin vào Ngài cũng phải khoan dung nhân hậu như thế. Những ai cố chấp, hận thù và ích kỷ không thể lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Người đầy tớ có trái tim chai đá trước lời van xin của tha nhân bị ông chủ kết án là đồ gian ác. Hơn thế nữa, anh ta phải vào tù và phải trả món nợ trước đây ông chủ đã có ý tha, vì thấy anh ta đáng thương và vì lời van xin thống thiết. Trong thực tế, con người dễ hạ mình trước mặt Thiên Chúa, nhưng lại xảo trá và mưu mô đối với đồng loại. Lời kết câu chuyện của Chúa Giêsu cũng là tóm lược lời kinh Lạy Cha: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

          Và đây cũng là nội dung của Bài trích sách Huấn Ca: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Bài đọc I). Bao dung nhân hậu, tha thứ yêu thương. Đó là cốt lõi của giáo huấn Kinh Thánh, nhất là trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Hãy tha thứ vì con người sống trên trần gian đều là bất toàn. Khi tha thứ, ta mở cho người khác một con đường hướng tới tương lai. Giáo huấn Kitô giáo còn khẳng định: khi tha thứ là ta được thứ tha; khi cho đi ta sẽ nhận lãnh. Tha thứ sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui, sự thanh thản và yêu đời. Người Việt Nam chúng ta thường nói” đời có vay có trả”, “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Có người bức xúc vì thấy kẻ gian ác cứ sống nhơn nhơn, bất chấp đạo lý luân thường, ấy vậy mà họ vẫn giàu có hoặc may mắn. Nếu họ chưa phải trả giá cho sự gian ác họ đã gây ra cho người khác, là vì chưa đến thời đến buổi đó thôi, vì “lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát”, như cổ nhân đã dạy.

          Tha thứ thật sự không phải là khả năng của con người nhưng là của Thiên Chúa. Vậy, muốn tha thứ cho người anh em, ta hãy nài xin Thiên Chúa ban ơn giúp sức. Đức Giêsu kể cho ta dụ ngôn: “Tên đầy tớ không biết xót thương” là để nhắc nhở mỗi người chúng ta. Trước mặt Thiên Chúa nhân từ, ta luôn là một tội nhân. Món nợ ta mang đối với Ngài còn lớn hơn rất nhiều so với món nợ tha nhân nợ ta. Nhưng sự thật, dù món nợ ấy lớn tới đâu, chỉ cần ta biết ăn năn hối cải quay về và nài xin lòng thương xót của Chúa, ta sẽ được tha. Vậy, đến lượt ta, ta cũng hãy tha cho người anh em của ta như Thiên Chúa đã tha cho ta. Sở dĩ tên đầy tớ trong dụ ngôn bị hành hạ cho đến khi trả xong nợ là vì hắn đã vội quên ngay ân huệ vừa nhận được mà xử với người anh em theo cách của hắn, dù món nợ ấy chẳng đáng bao nhiêu. Ta đừng xử sự như tên đầy tớ ấy nhưng hãy xử sự như con cái Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho ta.

          Để có thể tha thứ, thiết nghĩ, trước tiên ta phải ý thức đầy đủ về thân phận tội lỗi của mình. Khi nhìn về lỗi lầm của người khác, ta cần nhìn về lỗi lầm của ta. Trước mặt ta, họ là tội nhân, nhưng trước mặt người anh em khác, có khi ta cũng mang thân phận ấy. Lúc này họ phạm đến ta, nhưng khi khác ta lại lỗi phạm đến người khác. Bây giờ, họ cần được ta tha thứ, khi khác ta lại là người cần được tha thứ. Có ai tự tin để nói rằng mình chưa một lần làm mất lòng người khác. Bởi vậy, sách Huấn ca có dạy: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Hc 28, 2). Nếu ta cố chấp trong những suy nghĩ, quan điểm của ta để rồi mang lấy oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, ta sẽ là người thiệt hại (x.Hc 27, 30). Chẳng ai mang “cục tức” trong lòng mà có thể vui sống bình an. Lại nữa, tha thứ cho kẻ khác là điều kiện để ta được Thiên Chúa  thứ tha.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.