Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / TẤM LÒNG NHÂN ÁI

TẤM LÒNG NHÂN ÁI

07/07/2024
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

5.8 Thứ Hai trong tuần thứ Mười Tám Mùa Quanh Năm

Gr 28:1-17; Tv 119:29,43,79,80,95,102; Mt 14:13-21

TẤM LÒNG NHÂN ÁI

Chúa Giêsu không bao giờ làm cho những người tha thiết tìm kiếm Ngài phải thất vọng. Chúng ta thấy một hình ảnh tuyệt vời về điều này khi Chúa Giêsu và các môn đệ của mình lên thuyền tìm một nơi hoang vắng để nghỉ ngơi dọc theo hồ Galilê, thì Thầy Giêsu và các môn đệ có đôi chút ngạc nhiên về sự xuất hiện của hàng ngàn người đã đến nơi trước và chờ gặp các Ngài! Có thể các môn đệ sẽ tỏ vẻ khó chịu trước sự phá vỡ của đám đám đông dân chúng đối với kế hoạch nghỉ ngơi của các ngài. Nhưng Chúa Giêsu thì không như thế – Người chào đón họ với vòng tay rộng mở và ánh mắt yêu thương. Lòng trắc ẩn của Ngài biểu lộ tình yêu cao vời và sự chăm sóc của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Chúa Giêsu đã nói lời của Thiên Chúa để củng cố đám đông trong đức tin và Ngài đã chữa lành nhiều người bị bệnh.

Trình thuật hóa bánh ra nhiều cho chúng ta thấy tình cảnh rất khó khăn mà dân chúng đang gặp phải. Đó là cơn đói mệt lã khi họ đi theo Chúa Giêsu. Đứng trước vấn đề này, các môn đệ đã chọn giải pháp giải tán đám đông, còn Chúa Giêsu thì chạnh lòng thương và Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Ngày hôm nay, có rất nhiều anh chị em cần sự giúp đỡ của chúng ta. Đứng trước nhu cầu của họ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu, tỏ lòng nhân ái và làm một cái gì đó cho họ. Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy nghĩ về hai điểm sau đây:

Khi đọc và suy gẫm bài Tin Mừng này, chúng ta dễ dàng cảm nhận sâu xa lòng nhân ái của Chúa Giêsu. Người trông thấy đám đông mệt lã vì phải đi bộ; những người đau yếu bệnh tật; những người tội lỗi; những người đói khát, cô đơn và buồn sầu. Chúa Giêsu không chỉ là trông thấy, mà còn là cảm nếm nỗi đau khổ của dân chúng. Người đau với nỗi đau của họ, khổ với cái khổ của họ, hay nói cách khác, Chúa Giêsu đã hoàn toàn đồng cảm và mang lấy nỗi khổ của họ.

Lòng nhân ái đã thúc đẩy Chúa Giêsu đi đến hành động là “chữa lành các bệnh tật của họ”. Thật thế, trên suốt hành trình rao giảng Tin Mừng, đi đến đâu là Chúa Giêsu thi ân giáng phúc đến đó. Tình Yêu của Người không có sự lựa chọn, nhưng dành cho hết mọi người “Tôi còn những đoàn chiên khác không thuộc ràn này” (Ga 10,16). Lòng nhân ái của Chúa Giêsu dành cho hết mọi người, trong đó có mỗi người chúng ta, là những người mỏng giòn và yếu đuối. Hành động sau cùng và tột đỉnh nhất của lòng nhân ái Chúa Giêsu chính là cái chết trên thập giá.

Chúa Giêsu biết rõ các môn đệ bất lực trong việc cho dân chúng ăn no, nhưng Người vẫn ra lệnh cho các ông lo cho họ ăn. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ cũng là mệnh lệnh dành cho mỗi Kitô hữu ngày hôm nay.

Là Kitô hữu, chúng ta không thể vô cảm, vô tâm, vô can đối với biết bao nỗi đau buồn, thất vọng của anh chị em xung quanh mình. Để nên giống Đức Kitô, chúng ta cần phải làm triển nở tấm lòng nhân ái và trắc ẩn như Người, nhất là đối với anh chị em đau khổ trong thân xác cũng như trong tâm hồn.

Dẫu biết rằng chúng ta cũng giống như các môn đệ, đều cảm thấy bất lực và thiếu khả năng. Nhưng chính sự hiện diện của chúng ta trong nỗi khổ của tha nhân, đôi khi sẽ mang lại cho họ niềm hy vọng và niềm an ủi. Chúng ta không thể bù đắp hết cho họ những thiếu thốn và mất mát, nhưng sự chia sẻ của chúng ta sẽ làm vơi đi những gánh nặng trong đời họ. Sự đồng hành và gần gũi của chúng ta sẽ làm cho họ  vơi đi những mặc cảm do nghèo đói gây ra.

Tại sao Chúa Giêsu mong đợi các môn đệ của mình làm những điều dường như không thể – để nuôi một đám đông đang đói và lớn như vậy khi không có sự cung cấp lương thực đầy đủ? Chúa Giêsu rất có thể muốn thử lòng tín thác của họ và cho họ một dấu hiệu rằng Ngài sẽ can thiệp và mở kho tàng ân huệ thiêng liêng của Thiên Chúa dành cho dân Ngài. Chúa Giêsu muốn các môn đệ cộng tác với Ngài dẫu cho họ là những người không có dư của ăn. Mười hai thúng đầy cá và mẩu bánh còn sót lại cho thấy sự hào phóng tràn đầy nơi những món quà mà Thiên Chúa dành cho chúng ta – những món quà mang lại niềm vui, phúc lành, sự chữa lành và sức sống mới.

Mười hai thúng đầy dư lại cho thấy sự hào phóng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Khi Thiên Chúa ban cho, Người ban cho dồi dào. Ngài cho đi nhiều hơn những gì chúng ta cần để chúng ta ai cũng có điều gì đó để chia sẻ với người khác, đặc biệt là những người khó khăn. Chúa lấy những gì chúng ta có và nhân nó lên vì lợi ích của người khác. Bạn có tin tưởng vào sự cung ứng của Chúa dành cho bạn mà sẵn sàng chia sẻ một cách tự do với người khác, đặc biệt là những người đang cần đến không?

Mỗi người chúng ta hãy là nhịp đập của trái tim Chúa, là cánh tay nối dài của Chúa, để từ đó phát sinh lòng nhân ái của Người cho tha nhân. Thể hiện lòng nhân ái là phải chấp nhận từ bỏ và đau thương mới có thể trao ban. Trao ban không hẳn là mất đi, nhưng đó là phương thức tốt nhất để sở hữu những gì mình đã cho đi. Sở hữu lớn lao nhất đó là sự sống trong Nước Trời, bởi lẽ chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39).

Chúng hãy cầu xin Mẹ rất thánh của chúng ta, Mẹ là người đầu tiên đón nhận lòng nhân ái của Chúa Giêsu vào trong cung lòng của mình. Mẹ sẽ dạy cho chúng ta biết cách đón nhận và trao ban tình yêu của Đức Kitô, Con Mẹ cho những người chung quanh.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.