Tái sinh
9.4 Thứ Ba trong tuần thứ Hai Mùa Phục Sinh
Cv 4:32-37; Tv 93:1,1-2,5; Ga 3:7-15
Tái sinh
Hẳn chúng ta đã biết, Nicôđêmô là một người vị vọng trong dân Do thái. Ông kính phục và dành cho Chúa Giêsu nhiều cảm tình tốt đẹp. Ông muốn tìm hiểu thêm về giáo lý của Ngài nhưng vì sợ người Do thái dị nghị, ông không dám tìm gặp Chúa vào ban ngày, nên đã tìm gặp Chúa vào ban đêm. Và trong cuộc trao đổi thân mật ấy, Chúa Giêsu đã đề cập tới sự cần thiết phải lãnh nhận bí tích Rửa tội để được ơn cứu độ. Ngài nói với ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.
Người Kitô hữu được tái sinh bởi nước và Thần Khí qua bí tích Rửa Tội. Nước ân sủng, nước từ trái tim Con Chúa đổ ra tẩy rửa tội nguyên tổ và tội riêng trong quá khứ. Được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong mầu nhiệm vượt qua. Đồng thời tham dự quyền lợi và bổn phận thi hành ba chức năng của Đức Kitô (Ngôn sứ, Tư tế, Vương đế). Còn Thần Khí tiếp tục thánh hóa, thúc đẩy linh hồn sống Chân lý cho thăng hoa đến mức hoàn thiện trong nước trời.
Con người cần phải được “tái sinh bởi ơn trên”. Đó là phải lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nhưng ở đây còn có những ý nghĩa khác nữa. “Sinh ra lần nữa bởi ơn trên” nghĩa là chúng ta vui mừng đón nhận ơn lành từ phép Rửa Tội như là một nguồn sống mới cho cả nhân loại.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay cho biết ông Ni-cô-đê-mô – một thủ lãnh của người Do-thái – chọn thời điểm yên tĩnh nhất trong ngày (vào ban đêm ) đến gặp Đức Giê-su để giải quyết nỗi bất an thắc mắc trong lòng ông làm sao để nhìn thấy Nước Thiên Chúa và làm sao có thể vào Nước Thiên Chúa ?
Đức Giê-su đã trả lời ông: “Không ai có thể thấy được Nước Thiên Chúa, nếu không được tái sinh (sinh ra một lần nữa) bởi Ơn trên” và “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra bởi nước và Thần Khí”.
Đối với thánh Gio-an Tông đồ theo bản văn Tin Mừng thì được tái sinh do bởi Ơn trên chính là Tin.
Tin là nhìn nhận Đức Giê-su chính là Con và là sứ giả của Chúa Cha (x. Ga. 17,21-25)
Tin là đến với Đức Giê-su và gặp gỡ Người (x. Ga. 6,35-37)
Tin là nhận biết Đức Giê-su và cùng với Người biết Chúa Cha (x. Ga. 10,38; 14,7.20)
Do đó,
Tái sinh bởi Ơn trên là được các dấu lạ khơi động tâm thức bản thân và nhờ lời chứng của Thiên Chúa nâng đỡ cho ai được tái sinh.
Tái sinh bởi Ơn trên là cởi bỏ con người cũ trở thành như trẻ thơ.
Tái sinh bởi Ơn trên là hoàn toàn chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa hành động, là khước từ tự cứu lấy mình bằng những cố gắng, những lý lẽ và phương tiện riêng của mình.
Đức tin đòi buộc người tín hữu xem việc thực hiện thiên chức ngôn sứ như một sứ mạng cao cả. Đã được Thiên Chúa Ba Ngôi trao ban qua lời dạy của Chúa Giê-su: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28. 18-20). Ý thức vai trò của mình trong sứ mạng được trao ban này, thánh Phao-lô đã khẳng khái tuyên bố “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9. 16). Cùng chung hưởng dòng máu thanh tẩy, cùng nếm trải tình yêu vô bờ của mối tình thập giá Chúa Ki-tô
Chúa Giêsu khẳng định với ông Nicôđêmô: Không ai có thể nhìn thấy và vào được Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa nhờ bởi ơn thiêng (x. Ga 3,5-7). Sinh ra một lần nữa, cũng có nghĩa là tái sinh vậy.
Chúa Thánh Thần được sai đến để thánh hóa Giáo hội luôn mãi, để các tín hữu Chúa có thể đến với Chúa Cha qua Ðức Kitô trong Chúa Thánh Thần (x. Ep 2:18). Giáo hội luôn dạy rằng mỗi người chúng ta được thông chia sự sống của Thiên Chúa, khi được nhận lãnh Chúa thánh thần qua bí tích Thánh Tẩy. Chính bí tích Thánh Tẩy cứu thoát mỗi người chúng ta, cho chúng ta sự sống mới nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô (x. 1Pr 3,21).
Chúa Thánh Thần thông ban đức tin, đức cậy, và đức ái; làm cho chúng ta có thể phát triển trong mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Qua bí tích thánh tẩy, Chúa Thánh Thần đã tái sinh chúng ta. Ngài cho chúng ta một đời sống mới, đời sống thật sự làm con cái Chúa. Từ đó, sự sống của Thiên Chúa bắt đầu đến với cuộc đời của mỗi người, và làm cho chúng ta trở nên “Con của Thiên Chúa” và trở thành “người thừa kế của Ðức Kitô”.
Thế nhưng, để được tái sinh, thì mỗi người cần phải sám hối, và nhận lãnh phép rửa, để được ơn tha tội, và được nhận lãnh ân huệ là Thánh Thần và hoa trái của Ngài đó là: yêu thương, vui vẻ, bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. (x. Cv 2,37-38; Gl 5,22-23).