Số phận xáo trộn của sáu người con của một linh mục công giáo Thụy Sĩ
Lisbeth, 72 tuổi, Christina 71, Toni 70, Monika 64, Daniela 58 và Adrian 56 tuổi chỉ mới biết mình có cùng một người cha chung: linh mục Anton Ebnöther từ 12 năm nay. Bộ phim “Cha của chúng tôi” của Miklós Gimes hiện đang được chiếu trên màn ảnh Thụy Sĩ nói về câu chuyện của họ. Một im lặng lâu ngày đã kết thúc. Trang Công giáo Thụy Sĩ gặp các người con này.
Sáu người con của linh mục Anton Ebnöther bên cạnh giám mục Bonnemain, giáo phận Coire © Flimbringer
Bà Lisbeth Binder, 72 tuổi, người con gái đầu của cha phó xứ Anton Ebnöther. Linh mục đã cưỡng hiếp mẹ của bà. Mẹ của bà Lisbeth là người nấu bếp cho giáo xứ Bülach, Thụy Sĩ, từ rất nhỏ bà Lisbeth đã nghi ngờ có một cái gì đó không ổn. Nhưng phải đến năm 65 tuổi bà mới tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.
“Chính mẹ tôi lần đầu tiên nói trước máy quay của nhà làm phim Miklos Gomes.” Trong phim “Cha của chúng tôi”, người xem thấy người phụ nữ lớn tuổi (đã qua đời năm 2016) đã phải đấu tranh với chính mình. Bà kể về cách linh mục Anton Ebnöther đã cưỡng bức, đã hiếp và để mặc bà với những cơn đau bụng nặng nề. Sau vụ hiếp này, người phụ nữ trẻ mang thai. Bà báo cho cha phó xứ Anton Ebnöther, cha đưa bà một phong bì có 100 quan Thụy Sĩ. Bà xin cha đi theo bà đến bác sĩ.
Bà Lisbeth, người con gái đầu của linh mục Anton Ebnöther | © Regula Pfeifer Kath.ch
Bà Lisbeth chỉ tìm thấy bức thư sau khi mẹ bà qua đời. Quá phẫn nộ, bà xé bức thư và đốt nó, vứt tro vào bồn vệ sinh.
Sinh tại bệnh viện Viège
Linh mục chánh xứ Bülach – bề trên của linh mục Ebnöther – sau đó gởi người đầu bếp mang thai đến Bệnh viện Đức Mẹ ở Viège, cùng với một nữ tu, em của linh mục. Tại đây, các cô gái mang thai ngoài ý muốn có thể làm việc trước khi sinh con. Lisbeth gần như được đề nghị cho làm con nuôi. Nhưng một người dì bên mẹ đến Viège đưa họ về. Cùng với mẹ, Lisbeth lớn lên trong cùng căn phòng trong trang trại của gia đình.
“Mẹ chỉ nói với tôi: ‘Cha của con đã chết vì một căn bệnh không chữa lành được’.”
Nhưng vẫn có một im lặng tuyệt đối. Cha của Lisbeth là ai? Mẹ luôn nói với tôi: Cha đã qua đời vi một căn bệnh không chữa lành được.” Trong một thời gian dài, Lisbeth không biết gì hơn.
Khi Lisbeth 30 tuổi, bà được biết: Cha còn sống. Mẹ của bà có kỳ nghỉ hè ở Katholische Arbeitnehmerbewegung (KAB). Chính ở đây, một phụ nữ khác cho bà biết Anton Ebnöther (trong thời gian đó đã bị loại ra khỏi hàng linh mục) có một nhà trọ ở vùng Grisons. Bà Lisbeth cho biết: “Và đó là những thông tin đầu tiên của tôi.”
Cuộc gọi đầu tiên với linh mục Anton Ebnöther
Vài ngày sau, bà gọi dịch vụ điện thoại 111 để xin số điện thoại của linh mục. Bà nhận được ba số điện thoại có thể. Cuộc gọi đầu tiên là đúng. Anton Ebnöther trả lời: “Từ lâu tôi đã chờ cuộc gọi của cô.” Bối rối, bà vặn lại: “Vì sao ông không gọi cho tôi?”
Nhà nội trú ‘Sunnene ở SaaS (GR) khi Tony Ebnöther là chủ nhân | Bưu ảnh thời đó
Trong kỳ nghỉ sau đó, bà Lisbeth đã dám gặp Ebnöther ở Davos. Ông đưa bà vào xe. Nhưng “sau trao đổi đầu tiên, ông đột nhiên đặt tay lên chân tôi. Sau đó, ông muốn hôn tôi, và không chỉ trên má. Tôi bị sốc”. Bà ra lệnh cho ông dừng lại: “Tôi là con ông”. Sau đó, bà nhanh chóng ra ngoài. Bà chưa biết người này đã hiếp mẹ của bà.
Tuy nhiên, bà không cắt liên lạc, bà muốn biết thêm về người đàn ông là cha của bà. Bà và những người thân thường đến nhà trọ ‘Sunneschy’. Chủ nhà trọ và là cựu linh mục đối xử với họ như khách. Một lần, Lisbeth đưa mẹ đến đó. Nhưng khi mẹ của bà vừa nhìn thấy Anton, “tóc bà dựng đứng’, hai mẹ con nhanh chóng ra đi.
Năm 2011, ông Anton Ebnöther qua đời. Trong tang lễ, cuối cùng Lisbeth biết được những gì bà nghi ngờ: bà có anh em cùng cha khác mẹ. Đó là sáu người con sinh ra từ bốn bà mẹ khác nhau. Lisbeth đã phải cần thời gian để lắng xuống câu chuyện này, và bây giờ bà cảm thấy đỡ hơn.
Cha Anton Ebnöther trong tuổi thanh xuân | Dr
Hai người con với một phụ nữ đã kết hôn
Hai người con tiếp theo của linh mục được sinh ra khi ông là cha phó xứ ở Bülach. Anton Ebnöther đã quan hệ với các phụ nữ khác, trong đó có bà Christina đã có chồng. Chồng của bà đã tin tưởng cha phó xứ, ông tâm sự các vấn đề tình dục của hai vợ chồng và xin cha nói chuyện với vợ ông. Cha Anton Ebnöther đã quan hệ với vợ ông, hai đứa con ra đời năm 1952 và năm 1953. Người chồng không bao giờ biết ông không phải là cha ruột của hai người con này.
Bị kết án phải trả tiền cấp dưỡng
Monika là người con thứ tư sinh cuối năm 1958. Lúc đó mẹ của Monika là bà Rita, một hướng dẫn viên cho nhóm các cô gái trẻ ‘Blauring’ đến nhà xứ Klưsters và Ebnöther đã hãm hiếp cô. Khi mang thai, cô nhờ ông giúp đỡ, ông đưa phong bì có 200 quan. Cô phải xoay xở với chừng đó. Linh mục nghĩ cô sẽ phá thai.
Monika Gisler là đứa con thứ 4 của linh mục Anton Ebnöther | Wolfgang Holz, Kath.ch
Khi Rita cho cha mẹ nuôi biết mình mang thai, họ đuổi cô ra khỏi nhà và không muốn gặp lại cô. Sau đó, cô nói chuyện với một tổ chức công giáo chăm sóc các bà mẹ đơn thân. Được một luật sư giúp đỡ, cô đòi Anton Ebnöther phải nhận quan hệ cha con và tiền trợ cấp. Linh mục không muốn trả tiền, cũng không muốn bí mật của mình bị tiết lộ. Ông cho rằng đứa bé không phải là con của ông. Ngày 25 tháng 12 năm 1958, Monika ra đời. Ba ngày sau, bà Rita thông báo cho giám mục giáo phận Coire biết con gái bà đã ra đời. Bí mật bị tiết lộ, tin tức lan truyền nhanh chóng. Sự nghiệp linh mục của Anton Ebnöther xem như chấm dứt vĩnh viễn.
Chỉ sự ra đời này dẫn đến một chuỗi pháp lý, như các nhà báo Tamedia đã tường trình. Trước tòa án Signelégier, Anton Ebnöther phủ nhận mình là cha đứa bé và cáo buộc người phụ nữ trẻ là ‘cô gái có đời sống nhẹ dạ’. Sau khi xét nghiệm máu, năm 1961 tòa bắt linh mục phải trả tiền trợ cấp cho con gái của ông.
“Mẹ tôi thần tượng hóa linh mục Anton”
Ông Adrian Meier, 56 tuổi là người con út của Anton Ebnöther. Khi sinh ra ông và chị Daniela của ông, linh mục đã rời khỏi chức tư tế. Ông thừa nhận: “Chúng tôi không bị tác động mạnh về mặt cảm xúc như các anh chị em cùng cha khác mẹ của chúng tôi” dù Anton gần như không chăm sóc các con. Adrian lớn lên ở Küblis, ở Grison Prättigau, cùng với mẹ và chị Daniela.
Mẹ của ông và Anton Ebnöther gặp nhau khi Anton quản lý nhà trọ ‘Sunneschy’ gần xã SaaS. Lúc đó cựu linh mục đồng hành với các dịch vụ tôn giáo của Giáo hội công giáo và Cải cách địa phương trong vai trò là người tổ chức.
Ông Adrian kể: “Anton Ebnöther có một mạng lưới giao tiếp rộng. Rất nhiều người ngưỡng mộ ông vì ông hòa đồng, ông là nhạc sĩ và tiếp xúc tốt với mọi người.” Mẹ của Adrian ngưỡng mộ Ebnöther, cả sau khi chia tay: “Bà thần tượng hóa ông và luôn bảo vệ ông.” Theo Adrian, mẹ của ông đồng tình trong quan hệ của bà với Anton, không giống như các phụ nữ đã có con với ông.
Adrian là người con út của Anton Ebnöther | © Regula Pfeifer Kath.ch
Tuy nhiên, mẹ của Adrian không thích nói về người yêu cũ của bà: “Đó là chuyện cấm kỵ, sau một vài lần thử để nói, chúng tôi không đề cập đến nữa.”
Người cha, một chủ đề cấm kỵ
Nhưng sự ngưỡng mộ của bà với Ebnöther đã không ảnh hưởng đến các con, Adrian nói về cảm xúc mơ hồ của ông: “Chúng tôi ở gần về địa lý, nhưng xa cách tinh thần,” ông không xem đó là cha mình và không bao giờ có cảm giác gắn bó.
Anton Ebnöther đã đến thăm một vài lần, Adrian nhớ lại: “Mỗi lần đến thăm, ông tạo một cảm giác thoải mái ngay lập tức và như thể đây là một gia đình lý tưởng. Nhưng chúng tôi không muốn liên quan gì đến người tự cho mình là cha chúng tôi. Mỗi lần ông đến thăm, chúng tôi chạy trốn mỗi và nhốt mình trong phòng.”
Adrian nhận xét: “Anton Ebnöther là linh mục và không có một vai trò nào. Điều chắc chắn, ông không có trách nhiệm của một người cha.”
Kết hôn muộn – hình ảnh tiêu cực của người cha
Adrian tự hỏi quan hệ cha con tiêu cực đã tác động như thế nào với ông: “Có lẽ đó là lý do vì sao trên 40 tuổi tôi mới lập gia đình. Tôi có các quan hệ nhưng tôi ngần ngại kết hôn. Một số mối quan hệ đã bị phá vỡ vì chuyện này, ‘tôi không muốn thất bại, như cha mẹ tôi.’
Sau khi gặp các anh chị em cùng cha khác mẹ. mối quan hệ của họ đã được hình thành. Số phận của chúng tôi khác nhau; mỗi người phải đối diện số phận theo cách của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch