Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Ơn giải thoát 

Ơn giải thoát 

30/06/2023
Anmai, CSsR
Suy niệm hàng ngày
0

5.7 Thứ Tư trong tuần thứ Mười Ba Mùa Quanh Năm

St 21:5,8-20; Tv 34:7-8,10-11,12-13; Mt 8:28-34

Ơn giải thoát

Sau phép lạ dẹp yên sóng gió, hôm nay Chúa Giêsu lại tỏ bày quyền năng của Ngài ở vùng đất dân ngoại là Ghêrasa. Sức mạnh của quỷ dữ thật lớn, nhưng Chúa Giêsu không gặp khó khăn nào khi xua trừ ma quỷ. Vậy mà Ngài phải khựng lại trước thái độ của con người: dân chúng chạy ra xem và yêu cầu Ngài rời khỏi xứ sở họ, một phần vì sợ uy quyền Chúa đã trừ ma quỷ dữ tợn, phần khác cũng vì sợ bị thiệt hại vật chất.

Phép lạ vừa được kể lại cho chúng ta có thể bị chúng ta coi như hơi kỳ quặc. Lúc ấy Chúa Giêsu muốn giải thoát cho hai người bị quỷ ám. Hai người này đã khuấy động đời sống dân làng vì không ai dám lại gần họ và qua lại lối ấy. Thật là ý tưởng ngộ nghĩnh khi cho bọn quỷ nhập vào bầy heo và khiến chúng lao xuống biển! Chẳng lẽ Chúa Giêsu không có thể làm cách khác sao? Tại sao Chúa đã không đơn giản ra lệnh cho các thần ô uế buộc chúng phải cút đi ngay? Khi cho quỷ nhập vào bầy heo. Người đã làm cho dân chúng nơi đó phải sợ hãi. Những người chủ bầy heo hẳn đã phát điên lên khi nhìn đoàn vật chết chìm dưới biển. Kết cục là họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót với những người đã bị đạo binh của thần ô uế chiếm hữu. Sức mạnh phá hủy của những thần dữ này là bằng chứng cho tất cả mọi người có thể nhìn thấy khi chúng chạy trốn và tiêu diệt đàn heo. Sau khi Chúa Giêsu chữa lành người bị quỷ ám, cả thành phố ra gặp gỡ Người. Không ai giải thích được uy quyền của Chúa Giêsu khi Người chống lại lực lượng của Satan. Kết quả, họ đâm ra sợ hãi Chúa Giêsu, và xin Người rời khỏi họ. Tại sao họ không muốn Chúa Giêsu ở lại? Có lẽ cái giá cho sự tự do thoát khỏi sức mạnh của ma quỷ như thế nhiều hơn những gì họ muốn trả.

Chúa Giêsu đã đến với con người. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy hai mẫu người, hai cách thức Chúa đến với họ.

Mẫu người thứ nhất có thể thấy được nơi hai người bị quỉ ám. Họ là những con người bị đẩy ra bên lề xã hội và chính họ cũng không làm chủ được trí khôn của mình nữa, họ không còn sống như một người bình thường và bị người ta xa lánh. Chúa Giêsu đến với họ một cách bất ngờ, họ chưa kịp xin Chúa chữa lành; vả lại họ cũng không thể xin, vì lúc đó họ đang bị quỉ ám. Thế nhưng, Chúa đã chữa lành họ, Ngài cho phép quỉ nhập vào đàn heo gần đó. Một phép lạ xẩy ra làm rúng động những người dân trong thành.

Thái độ dân miền Ghêrasa cho ta thấy thêm được rằng không phải Chúa Giêsu lúc nào cũng đáng yêu và được người ta thích đến gần đâu. Có nhiều lúc người ta thấy Chúa đáng sợ và người ta không muốn Chúa đến gần mình. Nhất là khi Chúa đòi người ta phải từ bỏ, khi Ngài muốn trục xuất một tên quỷ dữ thường trú bấy lâu nay ra khỏi người ta. Tôi tự hỏi: hiện giờ đối với tôi Chúa đáng yêu hay đáng sợ ? Tôi muốn Chúa đến với tôi hay tôi xin Ngài tránh xa tôi ?

Mẫu người thứ hai là dân cư miền Gađara. Những người này có đời sống vật chất đầy đủ và tiện nghi, nhưng dường như không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa đến với họ qua dấu lạ chữa lành hai người bị quỉ ám mà từ lâu họ đã chối từ, và sự kiện đàn heo bị quỉ nhập lao xuống biển chết chìm. Chúa Giêsu đã thực hiện dấu lạ để kéo chú ý của người dân trong thành về việc Chúa đến, nhưng họ đã bỏ mất cơ hội để tiếp xúc với Chúa và đón nhận ơn cứu độ. Bởi vì, như Tin Mừng kể lại, sau khi gặp Ngài, họ xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ. Họ làm thế vì sợ phải gánh chịu những thiệt hại vật chất do sự hiện diện của con người lạ lùng này. Những lợi lộc hay những thiệt thòi vật chất có thể làm cho con người khép kín tâm hồn, trở nên mù quáng trước sự hiện diện yêu thương, bình an và cứu rỗi của Chúa.

          Theo thần học và giáo huấn của Hội thánh thì quỷ Satan là một thiên thần Thiên Chúa tạo dựng. Lúc đầu, Satan là một thiên thần tốt lành, nhưng sau đó nó sa ngã vì tính kiêu ngạo, bất tuân phục đối với Chúa và đã bị Thiên Chúa tống xuống hỏa ngục. Quỷ Satan tìm mọi cách để quyến rũ con người xa lìa và chống lại Thiên Chúa, nhưng chính nó đã lôi kéo nguyên tổ chúng ta là ông Adong và bà Evà. Những quyền năng của quỷ Satan không phải là vô hạn, vì nó cũng chỉ là một loài thụ tạo từ Thiên Chúa mà ra, nó không thể chiến thắng Thiên Chúa để làm chủ thế gian và ngăn chặn việc xây dựng Nước trời. Mặc dù Satan hoành hành, thù nghịch với Thiên Chúa, và mặc dù nó đã gây ra nhiều tai hại cho con người và xã hội, nhưng nó đã bị đánh bại ngay từ thuở ban đầu như đã được mạc khải trong sách Sáng thế hay trong thư thứ nhất của thánh Gioan. Sở dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện là để phá huỷ công việc của ma quỷ.

Dù cho quyền năng của Thiên Chúa có hoàn toàn chiến thắng thế lực của ma quỷ, thì Ngài cũng đành bó tay trước sự tự do của con người. Cả dân chúng miền Ghêrasa đến đón Chúa Giêsu, nhưng không phải để đón tiếp mà để xin Ngài đi nơi khác. Con người nhẫn tâm chối từ Thiên Chúa, vì con người còn quyến luyến của cải, còn tiếc rẻ miếng mồi ngon của quỷ dữ. Họ sợ phải hy sinh, Chúa Giêsu còn ở đàng xa mà họ đã mất đàn heo, thì một khi Ngài ở gần họ, có lẽ họ sẽ phải mất tất cả.

Ngày xưa quỷ trong bài Tin Mừng đã đẩy hai người vào sống trong ngôi mộ của người chết. Ngày nay quỷ ở với những người sống trong nền văn hóa sự chết như phá thai, nghiện tình dục, rượu bia, bạo lực… Ngày xưa quỷ xúi dục dân chúng mời Chúa rời khỏi vùng đất mình vì mất đàn heo. Ngày nay quỷ hoành hành trong tâm hồn người chuộng tiền bạc, sổ đỏ, tài khoản ngân hàng hơn tình nghĩa cha mẹ, anh em, bạn bè, nhất là việc thờ phượng Thiên Chúa, thậm chí dần dần loại Ngài ra khỏi đời sống.

 

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.