Ở trong tay Chúa
8.5 Thứ Hai trong tuần thứ Năm Mùa Phục Sinh
Cv 14:5-18; Tv 115:1-2,3-4,15-16; Ga 14:21-26
Ở trong tay Chúa
Chúa Giêsu khai mạc một kỷ nguyên mới và Ngài mời gọi con người tham dự vào kinh nghiệm thiêng liêng làm nên vận tống của họ, đó là sống đời sống Chúa Cha qua Chúa Con linh nghiện này chỉ có thể trung thực khi nó bén rễ sâu đong việc tuân giữ lời Chúa.
Tin mừng hôm nay, khi tông đồ Giuđa Thađêô đặt câu hỏi: Tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ ra cho thế gian ? Chúa Giêsu trả lời bằng cách nhắc đến tình yêu mà con người phải có đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không giới hạn hành động cứu rỗi của Ngài, nhưng chỉ có con người mới là kẻ ngăn cản và chống lại sự thật của Chúa, không yêu mến Chúa và không tuân giữ các giới răn của Ngài. Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy . Đây là một thực tại cao cả đối với con người khi chấp nhận yêu mến Thiên Chúa, hay đúng hơn đểcho Thiên Chúa yêu thương mình.
Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Sự quyết tâm bước theo Chúa được đo lường bằng sự trung ưu với lời Ngài. Ai yêu mến Chúa và được Ngài yêu mến sẽ liên kết với Ngài một cách mật thiết, lời Chúa sẽ thám nhập và đi vào tận lâm hồn họ, biến đổi họ và làm cho họ trở thành những người góp phần làm sáng tỏ khuôn mặt Thiên Chúa cho thế giới.
Để được ở trong tay Chúa, để được ở với Chúa, để được Chúa cư ngụ trong tâm hồn, đó là mục đích của cuộc sống đức tin mà người Kitô hữu phải không ngừng theo đuổi. Đó cũng là một trong những ý tưởng nổi bật trong Tin mừng Gioan. Những môn đệ đầu tiên đã đến xem nơi Chúa Giêsu cư ngụ và đã ở lại với Ngài. Chúa Giêsu đã kêu gọi họ trước tiên là đến và ở với Ngài.
Tin mừng hôm nay cũng muốn đào sâu ý tưởng ấy: “Ai yêu mến Ta, Ta sẽ yêu mến nó và sẽ tỏ minh ra cho nó”. Trong Cựu ước Đền thờ vốn được quan niệm như nơi cư ngụ của Thiên Chúa. Nhưng với Chúa Giêsu, Đền thờ Thiên Chúa từ nay sẽ là tâm hồn con người; từ nay nhờ phép rửa: người Kitô hữu thờ thành đền thờ của Chúa. Nhưng sự hiện diện ấy của Thiên Chúa, người Kitô hữu chỉ cảm nhận được khi họ yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ giới răn của Ngài. Sự hiện diện ấy, người Kitô hữu chỉ có thể làm lan tỏa chung quanh bằng việc tuân giữ giới răn của Chúa Giêsu, nghĩa là sống theo Ngài, sống bằng chính sức sống của Ngài.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở người Kitô hữu về sứ mệnh làm chứng cho sự hiện diện của Chúa trong trần thế. Người ta không thể cho đi điều mình không có. Nguyên tắc này càng đúng hơn trong đời sống đức tin: người Kitô hữu sẽ không là chứng nhân sự hiện diện của Chúa nếu cuộc sống của họ không có sức tỏa lan sự hiện diện ấy. Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta cách làm chứng cho sự hiện diện ấy, đó là tuân giữ các giới răn của Ngài. Khi những người ngoài nhìn vào cộng đoàn Kitô tiên khởi, họ đã phải thốt lên: “Kìa xem họ yêu thương nhau dường nào! Đó cũng là thách đố đang được đặt ra cho người tín hữu chúng ta: chúng ta phải sống thế nào để sự hiện diện của Chúa không chỉ giới hạn trong nơi thờ phượng hay trong những sinh hoạt tôn giáo, mà phải được thể hiện bằng cả cuộc sống chúng ta nữa.
Chúng tôi không cầu nguyện để thoát khỏi tay các ông, mà để được ở trong tay Chúa ước gì, qua cuộc sống mỗi ngày, chúng ta luôn cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Chúa, và đáp trả tình yêu ấy bằng những cố gắng sống yêu thương, quảng đại để sự hiện diện về tình yêu của Chúa cũng được người khác cảm nhận.
Chúng ta không đếm xuể những lần chúng ta bất trung với Chúa. Những lần chúng ta phạm luật, phạm giới răn của Người. Ngược lại, có một sư trung thành đối với Chúa mà chỉ là bề mặt thôi: ta có thể chỉ trung thành với Người thông qua lề luật. Luật đạy như thế, thì tôi làm thế. Luật cấm làm thế, thì tôi không làm, nếu không tôi sẽ phạm một tội nặng.
Nếu chúng ta trở về với cốt lõi của Phúc âm, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một chiều kích khác, chiều kích đầu tiên của quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa và với giới răn Người: “Ai yêu mến Thầy, thì giữ lời Thầy”. Tình yêu ở Chúa trở nên sai lệch: Người sẽ là một Thiên Chúa hay trả thù, khát máu và thích xử phạt.
Rất nhiều Kitô hữu vẫn còn sợ Chúa; họ giữ lời Người vì sợ bị phạt chứ không phải vì yêu thương. Thiếu tình yêu, những đòi hỏi của việc nên thánh trở nên khổ cực: đấy là một cái ách quá nặng nề, một gánh nặng quá sức vác. Trong lòng mình âm ỷ ngòi nổi loạn.
Ngược lại, nếu quan hệ với Chúa được thiết lập trong tình yêu, thì tình yêu đòi hỏi phải có lòng trung thành. Thiên Chúa sẽ đáp lại lòng trung thành này bằng cách đến cư ngụ trong người ấy. “Cha Thầy sẽ yêu thương người ấy và Chúng Ta sẽ đến cư ngụ trong lòng”
Thiên Chúa không cưỡng bách con người chấp nhận sự hiện diện của Người. Người không hành động như thể đến viếng một nhà nghỉ trong những ngày cuối tuần. Người đến trong một tâm hồn dành chỗ cho Người, nơi mà tình yêu và lòng trung thành gặp nhau.
Trong gia đình, người ta cảm thấy mình bị cưỡng bách phải nhận một đứa con nếu đứa con ấy không được đón nhận trong yêu thương. Trước khi đến, Thiên Chúa chờ đợi chúng ta một câu trả lời được biểu hiện qua những hành động cụ thể.
Chúng ta khó nhận ra sự hiện diện này. Chúng ta muốn cảm thấy ấm lòng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tin, nếu chúng ta yêu mến, nếu chúng ta cậy trông, thì Thiên Chúa đã ở trong chúng ta rồi. Thật vậy, đức tin, đức cậy và đức mến, ba nhân đức đối thần, chính là những phẩm chất của Thiên Chúa, đấy là một cái gì của Người mà Người ban cho chúng ta, những phẩm chất làm cho chúng ta nên giống hình ảnh Người, vì Người trông cậy vào mỗi người chúng ta, Người tin tưởng vào khả năng chúng ta, và yêu mến chúng ta bất chấp những yếu đuối của mình.