Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Một Tình Yêu Còn Bị Bội Phản

Một Tình Yêu Còn Bị Bội Phản

06/04/2020
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

Thứ Ba Tuần Thánh Mùa Coronavirus

Một Tình Yêu Còn Bị Bội Phản

          Thật khó tưởng tượng một người như Đức Giêsu lại có những giờ phút xao xuyến như khi Người đứng trước mồ Ladaro (Ga 11,33), lời báo về kẻ phản bội trong bữa tiệc ly ở đây và lúc cầu nguyện trong vườn dầu (x.Lc 22,44)

          Đức Giêsu xao xuyến vì đã thấy viễn cảnh Giuđa sẽ nộp Người, Phêrô sẽ chối Thầy và các môn đệ khác sẽ bỏ trốn (x. Mt 26, 56)

          Xao xuyến là sự chao đảo của tâm hồn, là sự rung động mãnh liệt của những cảm xúc trước một điều gì quan trọng sắp xảy ra. Sự điềm tĩnh của Đức Giêsu trước mọi biến cố, nghịch cảnh, mọi nỗi đau của con người không phải vì Người vô cảm. Trái lại, Người cũng có một trái tim như chúng ta, cũng bồi hồi, thổn thức và xót thương, cũng lo lắng, âu sầu và xao xuyến (x.Mt 26,37b)

          Mang trong mình một trái tim loài người, Đức Giêsu dùng trái tim ấy để yêu thương các môn đệ, với Giuđa, bằng một tình yêu cao cả diệu vợi của Thiên Chúa. Tâm hồn Đức Giêsu xao xuyến vì không thể làm được gì hơn để thay đổi lòng dạ của Giuđa, giữ ông lại trong tình thương của Người, chứ không phải vì thái độ giận dữ, cay đắng bởi Giuđa phản bội.

          Giuđa có tự do và với sự tự do ấy, Giuđa quyết định chọn phản bội thày giữa bữa ăn cuối cùng thắm tình đậm nghĩa. Công bố điều kinh khủng, có một người trong nhóm sẽ nộp mình làm Đức Giêsu cảm thấy tâm thần bị chấn động, xao xuyến, các môn đệ khác ngỡ ngàng và bối rối, nhưng Giuđa thì hiểu.

          Dù khéo léo che đậy dã tâm trong vở kịch hoàn hảo, Giuđa không thể dấu được sự nhạy bén tinh tế trong ánh mắt yêu thương của Thầy. Nhưng ông đã phớt lờ sự ưu ái ấy.

          Sự bi thảm chính là đây, khi Đức Giêsu không tìm cách cứu mình, mà chỉ muốn cứu Giuđa khỏi việc bội phản ông sắp làm. Người thấy ông bình thản ăn hết miếng bánh Người trao như cạn tình tuyệt nghĩa, và Satan nhập vào ông. Ông đi ra, lúc đó trời đã tối.

          Đức Giêsu thấy Giuđa lao mình vào trong cảnh tối tăm của đất trời như hòa trộn vào mầu nhiệm sự dữ cùng sự hả hê đắc thắng của Satan. Đó là sự bi thảm nhất của cuộc đời Đức Giêsu, lúc giờ của sự tội, của thế gian, của Satan chụp xuống trên Người, nhưng lạ thay, lúc Giuđa đã đi ra và khổ nạn chắc chắn sẽ đến, Đức Giêsu lại thấy đó là Giờ mà Người được tôn vinh, và Chúa Cha cũng được tôn vinh nơi Người.

          Vì thế, Đức Giêsu bước vào cuộc thương khó trong tư thế chủ động của một Người Con hoàn toàn vâng lời và phó mình trong tay Chúa Cha. Các môn đệ sẽ thấy con đường Thầy đi, thấy điểm cuối con đường ấy, nhưng nơi Người đến, bây giờ họ không thể đến được.

          Phêrô khẳng khái muốn đi theo Thầy dù phải bỏ mạng, nhưng Đức Giêsu trong tình thương mến, cho ông biết về con người thật của ông: ý chí thì mạnh mẽ nhưng hành vi lại yếu hèn. Dù vậy, Người vẫn quý mến bản chất trung thực và lòng mến của ông đối với Người.

          Báo trước sự vấp ngã của Phêrô, Đức Giêsu không có ý làm tổn thương ông, nhưng cho thấy không những Người biết rõ về ông, mà còn biết rõ con người ông sẽ trở thành.

          Chưa bao giờ người Kitô hữu có kinh nghiệm về sự bấp bênh của sự sống mình vào thời điểm đại dịch coronavirus này. Đây là thời điểm để chúng ta thấy những thứ an toàn giả tạo trước đây chúng ta đeo đuổi, tìm kiếm tan rã, ngay cả việc thờ phượng bàm víu vào hình thức, vụ luật và khoe khoang, cả sự ngoan cố cứng lòng chối từ thập giá bước theo Chúa Kitô.

          Hôm nay, không có nhiều chọn lựa, mọi người đều “bình đẳng”, mọi sự đều “như nhau”, không thánh lễ, không các bí tích, chỉ còn kinh nguyện đượm thấm tình yêu mến chứng tỏ chúng ta là ai, tình yêu chúng ta dành cho ai? và Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người là gì đối với mỗi người ?

Lm. Giuse Ngô Văn Kha, CSsR

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Clara Pautasso dấn thân phục vụ người nghèo châu Phi
24/01/2023
Diễn viên Patricia Heaton và quyết tâm đọc trọn bộ Kinh Thánh
24/01/2023
Những câu chuyện của ba nữ tu dòng Clarét truyền giáo tại miền Amazon ở Bolivia
24/01/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT