Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Mẹ Thiên Chúa – Mẹ chúng ta

Mẹ Thiên Chúa – Mẹ chúng ta

31/12/2021
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

Tháng 1 năm 2022

1.1.2022 Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

Ds 6:22-27; Gl 4:4-7; Tv 67:2-3,5,6,8; Lc 2:16-21

Mẹ Thiên Chúa – Mẹ chúng ta

Thiên Chúa không muốn dựng nên thân xác thần hiện nào khác, nhưng dùng chính thân xác từ trong loài người để cứu độ loài người. Ví như muốn cứu người ăn mày có hai cách: một là cho tiền, gạo để ăn chơi nhàn rỗi, hai là dạy cho họ có công ăn việc làm để họ dùng chính khả năng họ làm ăn. Cách thứ hai rất khó nhưng chắc chắn có giá trị lâu dài và giá trị tự do hưởng ứng của họ. Cũng thế, Thiên Chúa đã dùng chính khả năng con người trong Đức Mẹ hợp tác với Chúa để cứu loài người.

Tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Đây là một tước hiệu xứng hợp ơn mọi tước hiệu khi nói về Đức Trinh Nữ Maria.

Vào thế kỷ V, Nestôriô đã nổi lên chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Theo Nestôriô, chỉ nên gọi Maria là Mẹ của Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một cuộc xung đột lớn đã xảy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Ephêsô dưới sự chủ toạ của thánh Cyrillô, các nghị phụ trong công đồng này đã tuyên bố cất chức Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng Ephêsô đã định tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người.

Bắt đầu từ công đồng Ephêsô tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức Trinh Nữ Maria. Đây là tước hiệu trổi vượt trên mọi tước hiệu mà Giáo Hội đã ca tụng và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Thánh công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh đã viết: “Từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khố”. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã viết khi lập thánh lễ kính trọng thể Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 11.10 nhân dịp kỷ niệm 1500 năm công đồng Ephêsô vào năm 1931: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.

Hôm nay, Giáo Hội dành ngày đầu năm dương lịch để cầu nguyện cho thế giới hoà bình trùng vào ngày kính trọng thể Đức Maria Mẹ Thiên Chúa như lời Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong tông huấn Marialis Cultus, khi người dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 mỗi năm như sau: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày thế giới hoà bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hoà bình đã phát sinh trong lòng nhiều người”.

Lời Chúa trong bài Tin Mừng mời gọi ta trở lại chiêm ngắm cảnh hang Bê-lem, một cảnh tượng quá đơn sơ nhưng có điều gì đó cần phải được khám phá. Trong suốt những ngày này, Maria đã chẳng chỉ suy đi nghĩ lại trong lòng các điều đó là gì? “Đến nơi, các mục đồng gặp bà Maria, ông Giu-se, cùng với Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ”. Ta nhận ra cái diễm phúc lớn hơn hết của con người được cái đặc ân cưu mang trong lòng dạ chín tháng, sinh hạ, rồi ôm ẵm trên tay, cho bú mớm và nuôi dưỡng Hài Nhị nhỏ bé này chính là được trở thành nhân vật gần gũi, được chạm tới, được chiêm ngắm trực diện hơn ai hết một Thiên Chúa làm người để cứu độ, một Thiên Chúa đang tỏ hiện lòng từ bi thương xót của Ngài cách quá cụ thể và độc đáo. Không trách gì mà Maria đã “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”.

Phải chăng khi nói ‘nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa’, Đức Giêsu đã muốn ám chỉ điều này? Lời Thiên Chúa chắc hẳn không phải chỉ là một vài giáo điều luân lý hay một học thuyết cao siêu nào đó (như giới luật mến Chúa yêu người chẳng hạn), mà phải là điều mà, qua sự hiện diện trần thế trong hình hài một trẻ sơ sinh cũng như qua cái chết thập giá, Ngài đã và đang không ngừng nói lên: Thiên Chúa yêu thương con người! Rõ ràng là Maria đang ‘nghe’ điều này qua các diễn biến tuần tự xảy ra tại Bê-lem, và nghe cách chăm chú với tất cả cõi lòng của một phụ nữ làm mẹ, nghe với tất cả tâm trí của một nữ tì khiêm hạ, để khi có dịp sẽ cất lên thành bài ca: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa , Đấng cứu độ tôi… Người đoái thương nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn…” (Lc 1, 46-48)

Và Maria cũng đang ‘tuân giữ’, qua việc đón nhận cách trọn vẹn và tham gia cách tích cực, việc Thiên Chúa tỏ hiện lòng thương xót cứu độ của Ngài. Đón nhận nào sâu xa và trọn vẹn cho bằng với trọn cả tâm trì và cõi lòng: tâm trí Maria đã nhảy mừng và lòng dạ Maria đã cưu mang; và có tham gia nào thực tế cho bằng người mẹ đã cưu mang để đem tình thương cứu độ đó trao ban lại cho toàn thể nhân loại? Maria đã làm được điều đó và làm cách xuất sắc hơn hết thảy mọi người trong tư thế một người mẹ. Đức Giêsu có lẽ đã ám chỉ điều này khi Người lên tiếng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?… Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi” (Mc 3, 31-35). Được làm Mẹ Thiên Chúa sướng và hạnh phúc thật, nhưng với Giêsu và Maria, đó không phải là một địa vị, một đặc ân, nhưng là một tư thế trước Tin Mừng cứu độ. Và hình như Đức Giêsu cũng muốn mỗi người chúng ta tham gia vào cái ‘vinh dự’ đó thì phải, đơn giản là vì mỗi Kitô hữu đều phải có một tư thế của riêng của mình trước Tin Mừng cứu độ: mỗi người đều phải biết ‘nghe và tuân giữ’ Lời Cứu Độ của lòng thương xót theo cách thức của mình.

Mừng lễ Mẹ hôm nay, với trọn niềm tin tưởng, mến yêu, chúng ta hãy phó thác cho Mẹ thế giới này, đất nước ta, gia đình ta. Hãy để Mẹ hiện diện để yêu thương, chăm sóc và dẫn dắt chúng ta sống theo ý Chúa. Hãy hết lòng yêu Mẹ bằng tình con thảo hiếu!

Nhờ Mẹ cầu bầu, xin cho cuộc đời mỗi nguời chúng ta được đổ đầy bình an của Chúa trong năm mới này, để chúng ta cũng trở nên những người xây đắp an bình cho gia đình, cho mọi người bằng đời sống tin yêu phó thác vào Chúa và quên mình phục vụ tha nhân như Mẹ. Ước gì chúng ta không chỉ thành khẩn thưa lên với Mẹ bằng lời, mà bằng trọn cả con tim và cuộc sống chúng ta: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.”

 

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.