Lòng thương xót
5.3 Thứ Bảy sau Thứ Tư Lễ Tro
Is 58:9-14; Tv 86:1-2,3-4,5-6; Lc 5:27-32
Lòng thương xót
Tin mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng thương xót : chỉ khi nào con người nhận thức được thân phận nghèo hèn tội lỗi của mình, con người mới thấy được tình thương bao dung hải hà của Chúa. Thánh Phaolô đã nói : “Nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó ân sủng càng dồi dào”. Tin mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng tin tưởng phó thác : có thấy được nỗi bất toàn của mình, con người mới cảm nhận được sức mạnh nâng đỡ của Chúa. Tin mừng của Chúa là Tin mừng của an bình, hạnh phúc : có dốc cạn những ham muốn ích kỷ và những sức mạnh của danh vọng, có trở nên thực sự trống rỗng, thanh thoát, con người mới có thể được Thiên Chúa lấp đầy và tìm được hạnh phúc bình an đích thực.
Chúa Giêsu đến không phải để kêu gọi người công chính. Nhưng để kêu gọi những người tội lỗi. Nhưng người đáng phải quan tâm là những người nghèo khó, khốn khổ, đói khát, tội lỗi, và tất cả nhũng kẻ bị xã hội coi là hạng bất hảo. Những người ấy được Chúa muốn biến đổi, muốn cứu chuộc. Đó là những kẻ Người phó dâng đời sống, niềm vui và bình an của Người cho họ. Họ được Người kêu gọi trở về.
Tin Mừng âm theo thánh Luca nói đến việc Chúa chọn Mathêu là một người thu thuế tội lỗi trở thành môn đệ trung kiên của Chúa. Việc Chúa chọn Lêvi Mathêu nói lên quan niệm của Chúa thương yêu tội nhân. Chúa Giêsu phân biệt giữa tội lỗi và tội nhân. Tội lỗi xấu xa đáng ghét, đáng xa tránh. Nhưng tội nhân, kẻ phạm tội tuy xấu, nhưng đáng thương. Chúa Giêsu đã yêu thương tội nhân.
Hơn thế nữa, Ngài còn dành cho họ một tình yêu đặc biệt. Chúa nói: “Ta đến không phải để kêu gọi kẻ công chính nhưng là để gọi kẻ có tội” (Lc 5,32). Chúa là Đấng yêu chuộng “lòng nhân từ hơn lễ vật” (Mt 9,13), Chúa “không muốn một tội nhân nào phải chết hư đi” (Egiêk 18,23).
Quả thực vì yêu thương tội nhân mà Chúa đã giáng trần (Lc 5,32) mặc lấy thân phận con người mỏng giòn, đã sinh ra nghèo khó, đã sống lầm than và đã chết tất tưởi cơ cực (Ph 2,7). Vì yêu thương kẻ tội lỗi mà Chúa đã lập các bí tích để cứu chữa nâng đỡ và nuôi dưỡng họ (td Mt 16,18. 18,21).
Chúa Giêsu đã từng ăn uống giữa họ (Lc 19,5), bảo vệ họ khỏi những gánh nặng cứng cỏi của luật người biệt phái (Lc 7,44-47). Chúa đưa ra những dụ ngôn như đứa con hoang đàng (Lc 15), con chiên lạc (Lc 12) để nói lên lòng Chúa thương yêu họ tận cùng. Chúa còn dạy chúng ta phải ta thứ và tha thứ luôn luôn (Lc 7,44-470.
Chúa đã tự hạ mình như thân phận một tội nhân (Ph 2,6-8). Chúa đã nhận phép rửa ở sông Giodan trong ý nghĩa hôm nay (mt 3,15. Lc 7,29). Chúa đã chiụ cám dỗ như bất cứ tội nhân nào (Mt 4,1-11). Chúa đã chấp nhận đau khổ cùng cực ở vườn cây dầu như tội nhân (Mc 14,33-34). Thánh Phaolô quả quyết rằng Chúa Giêsu “đã chịu thử thách trăm bề, ngoại trừ tội lỗi” (Dt 4,15).
Chúng ta có thể nhìn về đời sống cụ thể các tội nhân đủ thấy rõ:
Với Lêvi Mathêu thu thuế, Chúa nói: “Hãy theo Ta” (Mt 9,9). Oâng đứng dậy loạng choạng trong ơn thánh tẩy sạch lâng tâm hồn ông sau bao nhiêu năm xa cách.
Với Maria Madalena, Chúa nói: “tội lỗi vô số của…” (Mc 2,5)
Với người đàn bà bị điệu đến để xử ném đá, Chúa nói: “con hãy về bình an và đừng phạm tội nữa” (Gio 8,11).
Giả sử chúng ta có đứng đó, chúng ta sẽ hùa theo đám đông tỏ lòng khinh dể, nói lời tục tĩu, chê bai chị kia tội lỗi. Nhưng Đấng thánh vô cùng đã tha thứ và còn tỏ thái độ nương che rõ rệt.
Với Giakêu là một nhân vật có tiếng tham nhũng, dân chúng thường lánh xa ông. Nhưng Chúa đã đến viếng thăm gia đình ông mà nào ông có mời Chúa đến đâu (Lc 19,1-10).
Với Giuda, Chúa còn nhúng bánh trao cho và nhìn ông lần cuối cùng (Mt 26,23).
Trên núi Sọ, tội lỗi dân Do thái rành rành ra đấy, thế mà Chúa Giêsu đã tìm cách bênh đỡ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm…” (Lc 23,34).
Thực ra cũng đúng. Chúng ta khá can đảm, và là người tín hữu khá tốt. Chắc có nhiều kẻ xấu hơn chúng ta ! Nhưng nghĩ mình không cần ăn năn trở lại thì đã tự đặt mình ra rìa, và là kẻ tự cao tự đại quá xá rồi.
Cứ nhìn ông Lê-vi đã làm, chúng ta có thể có một chút hiểu biết về thế nào là trở về, rồi ra đi bỏ hết cả tài sản. Oâng đã bỏ hết như Tin mừng nói. Ông đã bỏ chức vị. Ông đổi mới cái nhìn, đổi mới phán đoán, đổi mới những tập quán thói quen của đời sống. Và ông đã bắt đầu sống trở về tận nguồn gốc theo Đức Ki-tô mời gọi.
Nếu muốn được trổ về, phải sống tận nguồn gốc là Tin mừng để thay phải từ bỏ mọi hòa hoãn, mọi nửa vời và đi đến tột đỉnh chí thiện và chí ái, lúc đó chúng ta mới thấy sáng tỏ sự cần thiết phải sám hối trờ về biết chừng nào. Ai nghĩ ngược lại thì chỉ là kẻ tự phụ, lừa dối mình.
Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta rằng, tai không được khinh chê kẻ khác. Trái lại, ta phải có thái độ của Chúa Giêsu đối với những người yếu đuối. Người khỏe mạnh không cần đến thần thuốc, người đau yếu mới cần. Khi ai đau yếu liệt lào, tôi thường đến với họ; tại sao những người anh em đau yếu phần tinh thần ta lại xa lánh họ ? Đến với những người yếu đuối với một tình yêu chân thành như Chúa Giêsu là điều cần thiết, bởi vì không phải là những lời chỉ trích phê bình hay thái độ khinh khi nhưng với một tình yêu chân thành mới làm cho họ trở về với Chúc. Đó là bài học lớn của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay.
Cứ nhìn ông Lê-vi đã làm, chúng ta có thể có một chút hiểu biết về thế nào là trở về, rồi ra đi bỏ hết cả tài sản. Oâng đã bỏ hết như Tin mừng nói. Ông đã bỏ chức vị. Ông đổi mới cái nhìn, đổi mới phán đoán, đổi mới những tập quán thói quen của đời sống. Và ông đã bắt đầu sống trở về tận nguồn gốc theo Đức Ki-tô mời gọi.
Nếu muốn được trổ về, phải sống tận nguồn gốc là Tin mừng để thay phải từ bỏ mọi hòa hoãn, mọi nửa vời và đi đến tột đỉnh chí thiện và chí ái, lúc đó chúng ta mới thấy sáng tỏ sự cần thiết phải sám hối trờ về biết chừng nào. Ai nghĩ ngược lại thì chỉ là kẻ tự phụ, lừa dối mình.
Ước mong chúng ta được vào nhóm các người “bất hảo” ấy để được Chúa Giêsu mời gọi đến với Người. Chúng ta không luôn luôn dễ dàng nhận mình vào hạng xấu đó đâu. Chỉ cần thấy chúng ta liếc nhìn những người sống chung quanh chúng ta, là chúng ta nghĩ mình chẳng hề xấu như thế, cho nên chúng ta không cần ăn chay trở lại.