Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ

LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ

16/02/2024
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

22.2Toà Thánh Phêrô, Tông Đồ

Et 138:1-2,2-3,7-8; Mt 7:7-12

LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ

Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh trên nền tảng đức tin của thánh Phêrô. Ngài được Chúa đặt làm thủ lãnh của Hội Thánh. Hiệp thông cùng Hội Thánh có nghĩa là phải hiệp thông với thánh Phêrô và người kế vị là Đức Thánh Cha.

Được đặt trong nhà thờ chính toà của giáo phận, toà của một vị giám mục là dấu chỉ quyền dạy dỗ, quyền hiến tế và quyền lãnh đạo của giám mục.

Lễ kính Tông toà thánh Phêrô nhắc chúng ta nhớ lại sứ mạng Chúa Kitô đã trao phó cho vị thủ lãnh các Tông Đồ. Nhờ đặc ân không sai lầm, thánh Phêrô là người bảo đảm đức tin của các anh em trong Tông Đồ đoàn. Lòng tin của thánh Phêrô là đá tảng, trên đó Chúa đã xây Hội Thánh của Người

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ việc Lập Tông Tòa Thánh Phêrô.

Việc này làm cho chúng ta nhớ đến sứ mệnh Chúa Kitô đã giao phó cho Phêrô. Chúa đã đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội là để củng cố niềm tin của chúng ta đối với vị Chủ Chăn. Phụng Vụ hôm nay làm nổi bật lên đức tin mạnh mẽ của Phêrô. Chính đức tin này đã khiến cho Phêrô trở thành đá tảng để trên đó Chúa xây dựng Giáo Hội của Ngài.

Đàng khác, qua Phêrô Chúa tiếp tục chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Bằng Lời hằng sống Chúa tiếp tục xây dựng sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, làm sao cho mọi người đã chịu phép Rửa Tội cùng được tham dự vào việc chia sẻ với nhau một bánh thánh và cùng uống chung với nhau một chén thánh.

Đây cũng chính là sứ mệnh của các vị kế tiếp Phêrô trên ngai tòa giám mục của thành Roma. Bởi vậy mừng lễ hôm nay chúng ta cùng cầu xin Chúa cho đức giáo hoàng nên “nguyên lý và nền tảng hữu hình hợp nhất toàn dân kitô hữu trong một đức tin và cùng một mối hiệp thông”.

Cuộc tuyên tín của Thánh Phêrô tại địa hạt Philipphê Cêsarê là một bất ngờ lớn. Khi Phêrô được soi sáng để tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Trước lời tuyên xưng tuyệt vời của Phêrô: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16), Chúa liền hứa: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Thánh Phêrô và những đấng kế vị ngài là những người được Chúa chọn để lãnh đạo Hội Thánh Chúa nơi trần gian. Đặc biệt hơn, sức mạnh chống được sự dữ không phải là sức mạnh của cá nhân Thánh Phêrô, nhưng là chính quyền năng của Chúa hoạt động trong con người Phêrô cũng như trong các đấng kế vị ngài.

Lúc nào cũng vậy, Phêrô là con người nhanh mồm nhanh miệng, luôn nhiệt tình mau mắn để đại diện anh em để tỏ bày tâm tư thay cho anh em như khi Chúa Giêsu nói về Bí tích Thánh Thể, nhiều môn đệ đã bỏ đi. Nhưng Phêrô đã tỏ bày thật dễ thương “Bỏ Thầy chúng con sẽ theo ai, Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.” Rồi trong đêm Chúa bị bắt Phêrô cũng bộc trực thề thốt: “Con thề sống chết với Thầy.” Nhưng rồi Phêrô đã vấp ngã khi chối Thầy ba lần.

Tưởng chừng là dấu chấm hết cho cuộc đời Phêrô. Những giọt nước mắt ăn năn tuôn chảy trước cái nhìn thân thương của Thầy Giêsu. Phêrô vẫn được Chúa Giêsu tín nhiệm trao trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh sau lời tuyên xưng ban đầu: “Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18) bằng lời thân thương: “Phêrô Con có yêu mến Thầy không… Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy.”

Chúa Giêsu gọi Simon là Phêrô, nghĩa là Đá. Điều này diễn tả sự chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa cho người đại diện Chúa nơi trần gian là Phêrô và các Đấng kế vị ngài. Chúng ta tin vào sự vững bền của Hội Thánh vì chính Chúa là Đá Tảng đã đặt ngai tòa Phêrô như Đá vững chắc cho ngôi nhà Giáo Hội. Sức mạnh của Đức Giêsu phục sinh là cơ sở cho niềm tin và bình an khi ta sống trong Hội Thánh của Chúa.

Thánh Phêrô đã được Chúa trao cho chìa khóa Nước Trời, có nghĩa là thánh nhân sẽ được tham dự vào quyền bính của Chúa. Chính vì thế, thánh Phêrô cũng như các vị kế nhiệm sẽ đại diện Chúa ở trần gian với quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quyền quản trị để phục vụ Dân Chúa. Do vậy, khi người tín hữu không vâng nghe Đấng kế vị thánh Phêrô cũng chính là không vâng nghe Đức Giêsu.

Điều này cũng như quyền năng của nối kết hoặc cầm buộc và của tách rời hoặc tháo cởi cũng được trao cho cộng đoàn (Mt 18, 18) và cho các môn đệ khác (Ga 20, 23). Một trong những điểm mà sách Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh nhiều nhất là sự hòa giải và tha thứ hoặc khoan dung. Nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hơn đối với các điều hợp viên của cộng đoàn. Bắt chước thánh Phêrô, họ phải cầm buộc hoặc tháo cởi, đó là, làm theo cách để có sự hòa giải, chấp nhận lẫn nhau, xây dựng tinh thần huynh đệ.

Khi cử hành lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô ”Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18), đồng thời trao cho Thánh Phêrô nhiệm vụ chăn dắt. Do đó ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối, Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu. Vì thế ngày lễ hôm nay là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng trong toàn thể Hội Thánh.

 

Phêrô hẳn đã quá đỗi kinh ngạc bởi vì chỉ từ một lời tuyên xưng Đức Giêsu Nadarét, một con người bằng xương bằng thịt, là Con Thiên Chúa hằng sống, mà ông được Chúa Giêsu khen tặng “là người có phúc” vì đã được “Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” mạc khải những điều cao trọng; ông lại lại còn được Ngài trao cho sứ mạng trọng đại: trên con người mỏng dòn của ông, Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài bền vững đến độ “quyền lực tử thần cũng không thắng nổi”. Ngài trao chìa khóa Nước Trời cho ngư phủ Phêrô với toàn quyền cầm buộc hay tháo cởi, có hiệu lực cả trên trời cũng như dưới trần gian này. Tất cả những điều đó là ân ban và đồng thời cũng là sứ mạng mà Thiên Chúa kêu mời Phêrô đáp trả với lòng tri ân và tinh thần trách nhiệm.

 

Chúng ta nhìn vào đức tin của thánh Phêrô. Phêrô vừa biết Chúa Giêsu thì đã tin vào Ngài, trở nên một trong bốn môn đệ đầu tiên. Ông được nghe lời giảng dạy của Chúa và chứng kiến những phép lạ Chúa làm. Tưởng chừng như lòng tin của ông kiên vững lắm. Nhưng ta chưng hửng biết bao khi thấy ông tỏ ra yếu tin, ngã lòng, thất đảm, thậm chí chối bỏ đức tin nữa. Các trình thuật về việc Phêrô đi trên mặt nước rồi bị chìm (Mt 14,22-33), chối Chúa ba lần (Mc14,66-72), trốn chạy khi Chúa chịu nạn… cho thấy long tin của ông như thế nào! Cuối cùng, sau những lần yếu đuối, Phêrô đã kiên vững trong lòng tin cho đến chết. Gương của Phêrô cho thấy đức tin là một ơn của Chúa, con người khó mà có được lòng tin vững mạnh nếu Chúa không nâng đỡ (Lc 22,31-32). Về phần Chúa, ta thấy Ngài luôn lạc quan, tin tưởng vào Phêrô, dù biết rõ con người của ông.

Ngày lễ lập Tông tòa thánh Phêrô cũng nhắc nhở mỗi người cầu nguyện thật nhiều cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thời đại nào cũng vậy, con thuyền Giáo hội vẫn luôn gặp những sóng gió của thử thách. Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với những khó khăn của Hội Thánh. Chính vì thế ngài luôn phải có ơn Chúa, sự soi sáng khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con chiên mẹ của Chúa.

Mừng Lễ hôm nay, Hội Thánh mời gọi tất cả chúng ta hướng về Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Phêrô. Ngài là vị cha chung của Hội Thánh, có trách nhiệm chăm sóc và hướng dẫn Dân Chúa. Với tấm lòng con thảo, chúng ta hãy yêu mến, vâng lời và siêng năng cầu nguyện cho ngài.

 

 

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.