Lời Ngỏ Của Thiên Nhiên
Thân gửi các bạn là anh, chị, em tôi trong mọi thụ tạo của Thiên Chúa, nhân dịp Tuần Lễ Laudato Si, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số thao thức:
Các bạn thân mến, Thiên Chúa ban cho các bạn thiên nhiên, là chúng tôi đây, đủ để cho các bạn sống dồi dào, khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúng tôi là tác phẩm của Chúa dành cho các bạn và là toàn bộ những gì đang có xung quanh các bạn mà không do các bạn tạo ra.
Từ khởi thủy, Thiên Chúa tản bộ trong vườn Eden cùng con người. Trái đất cũng là bí tích để qua đó con người nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa. Bạn hãy thử ngắm bức tranh hoàn mỹ: ngước mắt xem từng đàn chim bay lượn; ngó chung quanh, những ngọn núi hùng vĩ, thác nước đổ xuống hồ, xa xa đồng lúa xanh tươi với những đàn trâu bò gặm cỏ. Nhìn xuống sâu thấy biển bao la, tôm cá bơi từng đàn, những cặp thiên nga bình thản thả mình theo dòng nước. Ngày nay, nơi nào còn giữ được nét tự nhiên hoang sơ đều trở thành nơi nghỉ dưỡng, du lịch lý tưởng.
- Laudato Si – Chúc tụng Chúa
Các bạn có thể đón nhận chúng tôi trong mối tương giao với siêu nhiên và ca tụng vạn vật được tạo dựng bởi Lời. Thiên nhiên đã trở nên thiện mỹ khi Chúa Giêsu bước vào. Thiên Chúa vẫn ở cùng và liên tục sáng tạo cho các bạn (x. Ga 5,18). Chỉ khi nhận ra ân sủng trọn vẹn này, niềm xúc động sâu đậm chính là lời kinh mà tâm hồn các bạn dâng lên Đấng Tối Cao. Hãy ca tụng Ngài với lòng hứng khởi. Mỗi sáng các bạn có thể thốt lên: “Ánh nắng này là của tôi vì Chúa ban cho tôi”. Bình minh tới với ánh dương như trong ngày đầu tiên sáng thế[1].
Ở đây niềm vui thật là gặp gỡ Thiên Chúa đang hiện diện trong thiên nhiên. Từ xa xưa, chúng tôi và các bạn luôn hòa điệu với nhau mà!
Thật vậy, Thiên Chúa đã tặng các bạn “quá chừng” thứ! Không phải Ngài rất hào phóng khi nuôi dưỡng các bạn bằng biết bao sản vật hay sao? Mỗi thế hệ qua đi là từng đợt chuyển giao cách quảng đại và có trật tự một gia tài kếch xù, tiện lợi và hữu ích. Đúng thế, đất đai, không khí, nước, khoáng sản, lâm thổ hải sản là quà tặng các bạn đâu tốn tiền mua. Xin hãy nhìn nhận tôi – thiên nhiên – là cuốn sách tuyệt vời nói về Thiên Chúa, về vẻ đẹp và lòng từ nhân của Ngài.
- Thắc mắc của tôi
Suốt bao năm tháng qua, tôi không hiểu vì sao các bạn lại muốn hủy hoại món quà Thiên Chúa ban, là chúng tôi, người bạn luôn trung thành; từ đó các bạn làm cho môi trường trong lành trên đà mất đi nhanh chóng và… nghĩa là các bạn tự phá hủy mình.
Mỗi ngày, qua bản tin thời sự, tôi thấy chưa bao giờ các bạn phải đối mặt với nhiều tai họa như hiện nay. Có người trong các bạn cũng đã lên tiếng: Hãy cứu lấy tầng ozone, hành tinh đang bị ô nhiễm,… Nhưng hình như các bạn vẫn bó tay và loay hoay trước phương thế giải quyết vấn đề nhân sinh.
Mấy ai có thể nhận ra được sự thay đổi tai hại cho tới lúc hậu quả diễn ra. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo hàng năm có cả tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường và 100 triệu người bị chết vì ô nhiễm vào năm 2030, băng Nam Cực tan sẽ làm 1/4 trái đất bị chìm. Còn Ủy ban Công lý và hòa bình ngày 15-5-2012 nhận định: “Việt Nam sẽ là một trong bốn nước phải gánh chịu hậu quả nghiệt ngã của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân do các bạn thiếu quan tâm đến sinh thái và tính bền vững trong phát triển”. Con người ngày nay không coi vi phạm đối với môi trường là lỗi.
Cứ mỗi năm, mùa mưa lại đem ngập lụt tới, mùa nắng thì hạn hán kéo dài,… Điều ấy làm tôi buồn lắm khi nhìn thấy các bạn phải khốn đốn đối mặt với thay đổi nhanh chóng của thời tiết. Tôi e là đã quá trễ khi môi trường của các bạn bị hủy diệt và đe dọa trực tiếp đến sự sống thì lúc đó các bạn mới giật mình.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh. Thật tiếc là các bạn thường xuyên “quên” nhận biết bởi đâu bạn được được hít thở. Ai cho bạn có ruộng đồng, một đời sống dễ chịu? Bởi đâu bạn được có một phần cầm thú thuần thục làm gia súc và một phần khác làm của ăn?[2] Có thời kỳ các bạn nghĩ mình có thể xẻ núi, lấp biển: “Bàn tay ta làm nên tất cả” và thậm chí muốn “thế Thiên hành đạo”. Nhưng thực tế là “có Trời, có đất, có ta”. Nếu khi làm việc, các bạn quên mình là cộng tác viên của Thiên Chúa, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép, thì có thể gây hại cho chúng tôi và cũng tạo nên những thiệt hại luôn có hậu quả trên chính các bạn, như chúng ta thấy trong nhiều trường hợp.
Khó có gì sánh được, có gì có thể quý báu hơn sức khỏe và đời sống an vui. Tuy nhiên, suốt chặng đường hơn nhiều thập kỷ qua, các bạn đã đi ngược với ý định của Chúa, làm xáo trộn trật tự của thiên nhiên. Đến một ngày nào đó các bạn nhìn lại mới chợt thấy mọi thứ đã không còn tốt cho thế hệ tương lai.
- Giáo Hội nói gì về vấn đề này?
Điều răn thứ năm dạy tín hữu quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên, và do đó, cấm xâm phạm đến sự sống con người trong đó có việc làm tổn hại đến thiên nhiên và môi trường – cái nôi của sự sống.
Từ năm 1970, đáp ứng thách đố của ý thức sinh thái, Giáo Hội Công giáo nỗ lực trong việc bảo vệ sinh thái như là công trình của Thiên Chúa.
Thiên nhiên có giá trị nhờ được tạo ra trong tương quan với con người; con người phải làm đúng thiên chức quản lý, không sử dụng tùy tiện mà nâng niu quý trọng tạo phẩm kỳ diệu này. Đây là biểu hiện của quan điểm mới của Giáo Hội về thiên nhiên.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và cung cấp điều kiện cơ bản cho quá trình tiến hoá của sự sống. Sự bền vững của cộng đồng sống và sự tồn tại tốt đẹp của loài người phụ thuộc vào việc bảo vệ hệ sinh thái lành mạnh, quần thể đa dạng thực vật và động vật, đất đai màu mỡ, nguồn nước sạch và không khí trong lành. Vì vậy, bảo tồn vẻ đẹp của sinh thái là sứ mạng thiêng liêng.
Thực tế trong thông điệp Laudato Si, Đức Thánh Cha muốn đối thoại về ngôi nhà chung. Cuộc đối thoại toàn cầu rất cần thiết.
Laudato Si kêu gọi có cái nhìn mới về sự vật, thực hiện cách mạng văn hóa triệt để. Bên cạnh đó, thông điệp vẫn hy vọng vì Chúa luôn ở với, chúng ta có thể nỗ lực cá nhân và hợp tác để thay đội cục diện; có thể thức tỉnh tâm hồn mình và hướng tới hoán cải sinh thái, trong đó chúng ta thấy được sự liên kết mật thiết giữa Thiên Chúa và mọi sinh vật, để sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu cứu của trái đất.
Sự tôn trọng thiên nhiên rất quan trọng vì “sự sáng tạo là khởi đầu và là nền tảng của mọi hoạt động của Thiên Chúa”. Việc bảo tồn công trình này ngày nay trở thành điều thiết yếu đối với sự sống chung hòa bình của nhân loại.
Nói chung, thiên nhiên chúng tôi là do chính Chúa sáng tạo và Chúa nhận xét là rất tốt đẹp. Chúng tôi không phải là kẻ thù nguy hiểm nhưng chúng tôi có sự hiện diện của Thiên Chúa. “Nếu người ta không tôn trọng quyền sống và cái chết tự nhiên, thì lương tâm con người rốt cuộc sẽ đánh mất ý niệm về môi sinh nhân bản và ý niệm môi trường sống” (Caritas in Veritae. 32).
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi các cộng đoàn Công giáo trên toàn thế giới cử hành Tuần lễ Laudato Si từ ngày 16-24/05/2020, nhân kỷ niệm 5 năm thông điệp được ban hành: “Tôi lập lại lời kêu gọi khẩn thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng sinh thái. Tiếng khóc của Trái đất và tiếng khóc của người nghèo không thể tiếp tục. Chúng ta hãy chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo tốt lành của chúng ta”[3].
- Chúng ta hãy làm hoà với nhau nhé!
Tôi mong các bạn thay đổi bằng cách có lối sống đơn giản, thanh đạm, điều độ, dùng ít tài nguyên hơn, bớt tiêu thụ. Ngoài ra, chay tịnh theo tinh thần tôn giáo đem lại lợi ích cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường. Nếu có thể, tôi xin được đề nghị nho nhỏ cho sự lựa chọn hàng ngày của các bạn:
Bớt máy lạnh ở nhà cũng như trên xe hơi
Tắt máy xe khi ngừng đèn đỏ, dùng ánh sáng tự nhiên khi có thể hoặc xài đèn năng lượng mặt trời, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng…
Tái sử dụng giấy, bao ny lông, đồ nhựa, hạn chế xài những loại dùng một lần rồi bỏ
Dọn dẹp khu phố, ao hồ, bãi biển
Chạy xe đạp, đi bộ hoặc phương tiện công cộng
Trồng cây, ăn thực vật nhiều hơn động vật, ăn trái cây theo mùa
Tái chế các vật phẩm, quần áo cũ, tái sử dụng các vật liệu khác nhau thay vì vứt chúng vào bãi rác sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giúp không gian sống của bạn gọn gàng, thoáng mát hơn. Đó là phong cách sống tiến bộ thân thiện môi trường.
Trồng bông cho ong để giúp hệ sinh thái và là cách gián tiếp nói không với thuốc trừ sâu.
Dành thời gian chiêm ngắm, đi dạo, đắm chìm trong thiên nhiên.
Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Hạn chế dùng email và in ấn, nên đọc nội dung trên máy tính, cố gắng không in e-mail và giảm việc gửi e-mail nếu không cần thiết[4].
Cầu nguyện cho môi trường, kết hợp các giá trị sinh thái trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, tìm cách dành giờ chăm sóc kỹ lưỡng thụ tạo, môi trường sinh thái.
Tóm lại, khi các bạn tôn trọng dấu vết của Đấng Tạo Hóa trong toàn thể thiên nhiên, thì sẽ hiểu rõ hơn căn tính sâu xa và chân thực nhân tính của mỗi người. Nếu sống đúng, thì sự tôn trọng ấy còn giúp chính người trẻ các bạn khám phá những tài năng và năng khiếu của mình nữa!
Chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa Cha toàn năng lời nguyện: Lạy Cha, Đấng đang hiện diện trong vũ trụ bao la và trong các loài thụ tạo nhỏ bé nhất của Cha. Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu. Xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha.
Chúc tất cả các bạn luôn dồi dào sức khỏe để có thể sống vui cùng thiên nhiên chúng tôi…
Ngày 17 tháng 5 năm 2020
Trân trọng,
[1] x. Đỗ Trân Duy. Thiên Chúa trong thiên nhiên. http://www.cttd.org/eleanorfarjeon.html. Truy cập ngày 12.04.2020.
[2] Thánh Ghêgôriô, Giám mục Nadien. Bài đọc II Thứ Hai, tuần I Mùa Chay
[3] Lời mời gọi của Đức Thánh Cha, Hồng Thủy dịch – Vatican News (16.05.2020)
[4] Theo Cơ quan Quản lý Môi trường và Năng lượng Pháp, mỗi e-mail gửi đi sẽ tạo ra 19 gram khí CO2 gây tác động đến môi trường. Khi e-mail gửi đến người nhận, nó sẽ được sao chép hàng chục lần bởi các máy chủ mail và máy chủ relay. Mỗi lần sao chép thì lượng điện tiêu thụ tăng. Khi người nhận chuyển tin cho người khác thì CO2 sẽ tiếp tục tăng. Chưa kể khi e-mail được in ra sẽ tạo ra nhiều khí thải hơn từ sức nóng của máy in, mực in và cả giấy in. Người dùng cũng có thể hạn chế dung lượng các file đính kèm và dùng các phần mềm nén file miễn phí như 7zip, Zipgenius hay Winzip. Nếu giảm 10% lượng thư điện tử gửi đi sẽ bớt được một tấn CO2 thải ra trong một năm.
Phương An, CND
Thân gửi các bạn là anh, chị, em tôi trong mọi thụ tạo của Thiên Chúa, nhân dịp Tuần Lễ Laudato Si, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số thao thức:
Các bạn thân mến, Thiên Chúa ban cho các bạn thiên nhiên, là chúng tôi đây, đủ để cho các bạn sống dồi dào, khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúng tôi là tác phẩm của Chúa dành cho các bạn và là toàn bộ những gì đang có xung quanh các bạn mà không do các bạn tạo ra.
Từ khởi thủy, Thiên Chúa tản bộ trong vườn Eden cùng con người. Trái đất cũng là bí tích để qua đó con người nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa. Bạn hãy thử ngắm bức tranh hoàn mỹ: ngước mắt xem từng đàn chim bay lượn; ngó chung quanh, những ngọn núi hùng vĩ, thác nước đổ xuống hồ, xa xa đồng lúa xanh tươi với những đàn trâu bò gặm cỏ. Nhìn xuống sâu thấy biển bao la, tôm cá bơi từng đàn, những cặp thiên nga bình thản thả mình theo dòng nước. Ngày nay, nơi nào còn giữ được nét tự nhiên hoang sơ đều trở thành nơi nghỉ dưỡng, du lịch lý tưởng.
- Laudato Si – Chúc tụng Chúa
Các bạn có thể đón nhận chúng tôi trong mối tương giao với siêu nhiên và ca tụng vạn vật được tạo dựng bởi Lời. Thiên nhiên đã trở nên thiện mỹ khi Chúa Giêsu bước vào. Thiên Chúa vẫn ở cùng và liên tục sáng tạo cho các bạn (x. Ga 5,18). Chỉ khi nhận ra ân sủng trọn vẹn này, niềm xúc động sâu đậm chính là lời kinh mà tâm hồn các bạn dâng lên Đấng Tối Cao. Hãy ca tụng Ngài với lòng hứng khởi. Mỗi sáng các bạn có thể thốt lên: “Ánh nắng này là của tôi vì Chúa ban cho tôi”. Bình minh tới với ánh dương như trong ngày đầu tiên sáng thế[1].
Ở đây niềm vui thật là gặp gỡ Thiên Chúa đang hiện diện trong thiên nhiên. Từ xa xưa, chúng tôi và các bạn luôn hòa điệu với nhau mà!
Thật vậy, Thiên Chúa đã tặng các bạn “quá chừng” thứ! Không phải Ngài rất hào phóng khi nuôi dưỡng các bạn bằng biết bao sản vật hay sao? Mỗi thế hệ qua đi là từng đợt chuyển giao cách quảng đại và có trật tự một gia tài kếch xù, tiện lợi và hữu ích. Đúng thế, đất đai, không khí, nước, khoáng sản, lâm thổ hải sản là quà tặng các bạn đâu tốn tiền mua. Xin hãy nhìn nhận tôi – thiên nhiên – là cuốn sách tuyệt vời nói về Thiên Chúa, về vẻ đẹp và lòng từ nhân của Ngài.
- Thắc mắc của tôi
Suốt bao năm tháng qua, tôi không hiểu vì sao các bạn lại muốn hủy hoại món quà Thiên Chúa ban, là chúng tôi, người bạn luôn trung thành; từ đó các bạn làm cho môi trường trong lành trên đà mất đi nhanh chóng và… nghĩa là các bạn tự phá hủy mình.
Mỗi ngày, qua bản tin thời sự, tôi thấy chưa bao giờ các bạn phải đối mặt với nhiều tai họa như hiện nay. Có người trong các bạn cũng đã lên tiếng: Hãy cứu lấy tầng ozone, hành tinh đang bị ô nhiễm,… Nhưng hình như các bạn vẫn bó tay và loay hoay trước phương thế giải quyết vấn đề nhân sinh.
Mấy ai có thể nhận ra được sự thay đổi tai hại cho tới lúc hậu quả diễn ra. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo hàng năm có cả tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường và 100 triệu người bị chết vì ô nhiễm vào năm 2030, băng Nam Cực tan sẽ làm 1/4 trái đất bị chìm. Còn Ủy ban Công lý và hòa bình ngày 15-5-2012 nhận định: “Việt Nam sẽ là một trong bốn nước phải gánh chịu hậu quả nghiệt ngã của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân do các bạn thiếu quan tâm đến sinh thái và tính bền vững trong phát triển”. Con người ngày nay không coi vi phạm đối với môi trường là lỗi.
Cứ mỗi năm, mùa mưa lại đem ngập lụt tới, mùa nắng thì hạn hán kéo dài,… Điều ấy làm tôi buồn lắm khi nhìn thấy các bạn phải khốn đốn đối mặt với thay đổi nhanh chóng của thời tiết. Tôi e là đã quá trễ khi môi trường của các bạn bị hủy diệt và đe dọa trực tiếp đến sự sống thì lúc đó các bạn mới giật mình.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh. Thật tiếc là các bạn thường xuyên “quên” nhận biết bởi đâu bạn được được hít thở. Ai cho bạn có ruộng đồng, một đời sống dễ chịu? Bởi đâu bạn được có một phần cầm thú thuần thục làm gia súc và một phần khác làm của ăn?[2] Có thời kỳ các bạn nghĩ mình có thể xẻ núi, lấp biển: “Bàn tay ta làm nên tất cả” và thậm chí muốn “thế Thiên hành đạo”. Nhưng thực tế là “có Trời, có đất, có ta”. Nếu khi làm việc, các bạn quên mình là cộng tác viên của Thiên Chúa, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép, thì có thể gây hại cho chúng tôi và cũng tạo nên những thiệt hại luôn có hậu quả trên chính các bạn, như chúng ta thấy trong nhiều trường hợp.
Khó có gì sánh được, có gì có thể quý báu hơn sức khỏe và đời sống an vui. Tuy nhiên, suốt chặng đường hơn nhiều thập kỷ qua, các bạn đã đi ngược với ý định của Chúa, làm xáo trộn trật tự của thiên nhiên. Đến một ngày nào đó các bạn nhìn lại mới chợt thấy mọi thứ đã không còn tốt cho thế hệ tương lai.
- Giáo Hội nói gì về vấn đề này?
Điều răn thứ năm dạy tín hữu quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên, và do đó, cấm xâm phạm đến sự sống con người trong đó có việc làm tổn hại đến thiên nhiên và môi trường – cái nôi của sự sống.
Từ năm 1970, đáp ứng thách đố của ý thức sinh thái, Giáo Hội Công giáo nỗ lực trong việc bảo vệ sinh thái như là công trình của Thiên Chúa.
Thiên nhiên có giá trị nhờ được tạo ra trong tương quan với con người; con người phải làm đúng thiên chức quản lý, không sử dụng tùy tiện mà nâng niu quý trọng tạo phẩm kỳ diệu này. Đây là biểu hiện của quan điểm mới của Giáo Hội về thiên nhiên.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và cung cấp điều kiện cơ bản cho quá trình tiến hoá của sự sống. Sự bền vững của cộng đồng sống và sự tồn tại tốt đẹp của loài người phụ thuộc vào việc bảo vệ hệ sinh thái lành mạnh, quần thể đa dạng thực vật và động vật, đất đai màu mỡ, nguồn nước sạch và không khí trong lành. Vì vậy, bảo tồn vẻ đẹp của sinh thái là sứ mạng thiêng liêng.
Thực tế trong thông điệp Laudato Si, Đức Thánh Cha muốn đối thoại về ngôi nhà chung. Cuộc đối thoại toàn cầu rất cần thiết.
Laudato Si kêu gọi có cái nhìn mới về sự vật, thực hiện cách mạng văn hóa triệt để. Bên cạnh đó, thông điệp vẫn hy vọng vì Chúa luôn ở với, chúng ta có thể nỗ lực cá nhân và hợp tác để thay đội cục diện; có thể thức tỉnh tâm hồn mình và hướng tới hoán cải sinh thái, trong đó chúng ta thấy được sự liên kết mật thiết giữa Thiên Chúa và mọi sinh vật, để sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu cứu của trái đất.
Sự tôn trọng thiên nhiên rất quan trọng vì “sự sáng tạo là khởi đầu và là nền tảng của mọi hoạt động của Thiên Chúa”. Việc bảo tồn công trình này ngày nay trở thành điều thiết yếu đối với sự sống chung hòa bình của nhân loại.
Nói chung, thiên nhiên chúng tôi là do chính Chúa sáng tạo và Chúa nhận xét là rất tốt đẹp. Chúng tôi không phải là kẻ thù nguy hiểm nhưng chúng tôi có sự hiện diện của Thiên Chúa. “Nếu người ta không tôn trọng quyền sống và cái chết tự nhiên, thì lương tâm con người rốt cuộc sẽ đánh mất ý niệm về môi sinh nhân bản và ý niệm môi trường sống” (Caritas in Veritae. 32).
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi các cộng đoàn Công giáo trên toàn thế giới cử hành Tuần lễ Laudato Si từ ngày 16-24/05/2020, nhân kỷ niệm 5 năm thông điệp được ban hành: “Tôi lập lại lời kêu gọi khẩn thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng sinh thái. Tiếng khóc của Trái đất và tiếng khóc của người nghèo không thể tiếp tục. Chúng ta hãy chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo tốt lành của chúng ta”[3].
- Chúng ta hãy làm hoà với nhau nhé!
Tôi mong các bạn thay đổi bằng cách có lối sống đơn giản, thanh đạm, điều độ, dùng ít tài nguyên hơn, bớt tiêu thụ. Ngoài ra, chay tịnh theo tinh thần tôn giáo đem lại lợi ích cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường. Nếu có thể, tôi xin được đề nghị nho nhỏ cho sự lựa chọn hàng ngày của các bạn:
Bớt máy lạnh ở nhà cũng như trên xe hơi
Tắt máy xe khi ngừng đèn đỏ, dùng ánh sáng tự nhiên khi có thể hoặc xài đèn năng lượng mặt trời, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng…
Tái sử dụng giấy, bao ny lông, đồ nhựa, hạn chế xài những loại dùng một lần rồi bỏ
Dọn dẹp khu phố, ao hồ, bãi biển
Chạy xe đạp, đi bộ hoặc phương tiện công cộng
Trồng cây, ăn thực vật nhiều hơn động vật, ăn trái cây theo mùa
Tái chế các vật phẩm, quần áo cũ, tái sử dụng các vật liệu khác nhau thay vì vứt chúng vào bãi rác sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giúp không gian sống của bạn gọn gàng, thoáng mát hơn. Đó là phong cách sống tiến bộ thân thiện môi trường.
Trồng bông cho ong để giúp hệ sinh thái và là cách gián tiếp nói không với thuốc trừ sâu.
Dành thời gian chiêm ngắm, đi dạo, đắm chìm trong thiên nhiên.
Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Hạn chế dùng email và in ấn, nên đọc nội dung trên máy tính, cố gắng không in e-mail và giảm việc gửi e-mail nếu không cần thiết[4].
Cầu nguyện cho môi trường, kết hợp các giá trị sinh thái trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, tìm cách dành giờ chăm sóc kỹ lưỡng thụ tạo, môi trường sinh thái.
Tóm lại, khi các bạn tôn trọng dấu vết của Đấng Tạo Hóa trong toàn thể thiên nhiên, thì sẽ hiểu rõ hơn căn tính sâu xa và chân thực nhân tính của mỗi người. Nếu sống đúng, thì sự tôn trọng ấy còn giúp chính người trẻ các bạn khám phá những tài năng và năng khiếu của mình nữa!
Chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa Cha toàn năng lời nguyện: Lạy Cha, Đấng đang hiện diện trong vũ trụ bao la và trong các loài thụ tạo nhỏ bé nhất của Cha. Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu. Xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha.
Chúc tất cả các bạn luôn dồi dào sức khỏe để có thể sống vui cùng thiên nhiên chúng tôi…
Ngày 17 tháng 5 năm 2020
Trân trọng,
[1] x. Đỗ Trân Duy. Thiên Chúa trong thiên nhiên. http://www.cttd.org/eleanorfarjeon.html. Truy cập ngày 12.04.2020.
[2] Thánh Ghêgôriô, Giám mục Nadien. Bài đọc II Thứ Hai, tuần I Mùa Chay
[3] Lời mời gọi của Đức Thánh Cha, Hồng Thủy dịch – Vatican News (16.05.2020)
[4] Theo Cơ quan Quản lý Môi trường và Năng lượng Pháp, mỗi e-mail gửi đi sẽ tạo ra 19 gram khí CO2 gây tác động đến môi trường. Khi e-mail gửi đến người nhận, nó sẽ được sao chép hàng chục lần bởi các máy chủ mail và máy chủ relay. Mỗi lần sao chép thì lượng điện tiêu thụ tăng. Khi người nhận chuyển tin cho người khác thì CO2 sẽ tiếp tục tăng. Chưa kể khi e-mail được in ra sẽ tạo ra nhiều khí thải hơn từ sức nóng của máy in, mực in và cả giấy in. Người dùng cũng có thể hạn chế dung lượng các file đính kèm và dùng các phần mềm nén file miễn phí như 7zip, Zipgenius hay Winzip. Nếu giảm 10% lượng thư điện tử gửi đi sẽ bớt được một tấn CO2 thải ra trong một năm.
Phương An, CND