Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Lời chứng của Gioan Tẩy Giả

Lời chứng của Gioan Tẩy Giả

01/01/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

2.1 Thứ Hai Thánh Cả Basil và Grêgôriô Nazianzen, Gmtsht

1 Ga 2:22-28; Tv 98:1,2-3,3-4; Ga 1:19-28

Lời chứng của Gioan Tẩy Giả

Hai thánh Basiliô cả và Grêgôriô Nazian đều được sinh ra tại Cappadoce, thuộc hai gia đình quí phái, danh tiếng, có địa vị vững chắc trong xã hội lúc đó. Hai vị thánh đều học cùng trường tại Athènes Hy Lạp, thành đạt trong việc học, hai Ngài đều cùng về quê hương và sống với nhau trong một mái nhà tu viện. Dù rằng tính khí mỗi người khác nhau, nhưng hai vị thánh đã sống nghĩa thiết chan hòa, sống theo gương mục tử nhân hậu hiền lành noi theo Chúa Giêsu. Thánh Basiliô có tài lãnh đạo, có óc tổ chức, chỉ huy, điều khiển. Thánh Grêgôriô Nazian lại thích chiêm niêm, sống âm thầm và là một tu sĩ sáng ngời các nhân đức. Cả hai vị thánh đều được chọn làm Giám mục của hai Giáo phận. Thánh Basiliô được đặt làm Giám mục năm 370 tại Césarée de Cappadoce. Thánh Giám mục Basiliô là một mục tử can trường, đầy dũng khí, hiên ngang. Nhờ lòng dũng cảm: lời giảng dậy, chữ viết và nhờ tài khéo léo, can thiệp trực tiếp của Ngài với Chính quyền, Ngài đã đem lại cho Hội Thánh một chỗ đứng vững chắc, tách quyền Giáo Hội ra khỏi thế quyền. Ngài giúp cho những người nghèo lấy lại phẩm giá của mình và bảo vệ đức tin của đoàn chiên cách sâu xa, vững chắc. Thánh Grêgôriô Nazian được tấn phong Giám mục Sasime năm 371, và vào năm 380, thánh nhân được cử làm Giám mục Constantinople giữa sóng gió do bè rối Ariô gây nên. Ngài có tài hùng biện, mọi người đều theo Ngài. Thánh nhân được đặt cho một cái tên hết sức thân thương:” Cha của những kẻ khốn cùng”.

Thánh Basiliô qua đời ngày 01/1/379 và thánh Grêgôriô Nazian tạ thế ngày 25/1/390.

Thánh Gioan Tẩy giả đóng một vai trò trung tâm trong việc giới thiệu Đấng Cứu Độ là Chúa Giêsu sẽ đến. Thánh Gioan đã chứng tỏ mình là một chứng nhân can đảm và có hiệu quả. Ngài có nhân cách mạnh mẽ và là người sống theo nguyên tắc. Ngài không sống theo một lối sống thoải mái, không sống trong cung điện, nhưng sống nơi sa mạc. Lối sống của ngài, cũng như sự chính trực của cá nhân ngài, đã bổ sung thêm niềm tin tưởng cho những lời nói của ngài. Ngài là một gương mẫu sống động cho điều mà ngài rao giảng. Và khi đã hoàn tất nhiệm vụ của mình, ngài bước sang một bên để nhường lối cho Chúa Giêsu.

Đối với nhiều người trong thế giới ngày nay, Chúa Giêsu đã trở nên một khuôn mặt rất mờ nhạt và xa cách. Những lời trong bài Tin Mừng hôm nay đúng từng chữ một “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”. Chúa Giêsu vẫn còn cần đến những chứng nhân, đó là những người có thể làm cho Chúa Giêsu hiện diện cách rõ nét bằng đời sống gương mẫu tốt lành của mình để người khác nhận ra Thiên Chúa một cách có hiệu quả.

Chúng ta không thể làm chứng cho ánh sáng, nếu chúng ta sống trong tối tăm. Chúng ta phải sống trong ánh sáng. Một đời sống gương mẫu tốt đẹp là một lời chứng mạnh mẽ và có hiệu quả, và tự thân, đó là một lời loan báo Tin Mừng. Khi người ta không còn thực hành đạo trong cuộc sống nữa, thì họ đã không còn là chứng nhân loan báo Tin Mừng. Nhưng khi việc thực hành đạo đưa dẫn đến những hành động cụ thể, thì người ta đã thực hành được một lời chứng rất có hiệu quả. Không có một lời chứng nào đến được với những người cùng thời của chúng ta một cách đầy sức thuyết phục, cho bằng lời chứng của những người thực hiện những lời giảng dạy của Chúa Giêsu.

Nếu không có lời chứng của các Kitô hữu, thì gương mặt của Chúa Giêsu, vốn đã bị mờ nhạt, sẽ tiếp tục lu mờ trong thế giới của chúng ta. Người sẽ tiếp tục ở giữa chúng ta, dù chúng ta không biết và không nhận ra, và tâm hồn con người vẫn sẽ bị tan nát, người ta sẽ còn bị cầm tù trong cảnh tối tăm, và Tin mừng sẽ không được rao giảng cho người nghèo.

Đây không phải là một trách nhiệm chỉ dành cho cá nhân người Kitô hữu, mà còn dành cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu nữa. Khi là thành viên của một cộng đồng nâng đỡ nhau, thì việc làm chứng cho Chúa Giêsu sẽ dễ dàng hơn.

Gioan được sai đến để làm chứng; nhưng cách làm chứng của Gioan thật lạ! Lạ không phải vì ông làm chứng cho Đức Kitô mà lại nói về chính mình. Lạ ở chỗ ông không vỗ ngực xưng tên mình là một “quí ông” nào đó mà ông phủ định chính mình: “Tôi không phải là…” Ông không phải là ánh sáng. Ông là người chỉ cho người ta thấy ánh sáng. Ông không phải là con đường. Ông chỉ là người dọn đường cho Đức Chúa. Gột bỏ được những gì không phải là Kitô để thấy rõ hơn những gì đích thực là Kitô. Sự khiêm hạ của Gioan làm cho lời chứng của ông đáng tin hơn.

Đạo Chúa hiện diện trên quê hương Việt Nam đã hơn 400 năm rồi. Gần 7 triệu tín hữu có sứ mạng làm chứng cho Đức Kitô trong đó rất đông đảo các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và tông đồ giáo dân. Thế mà có biết bao nhiêu anh em lương dân vẫn không biết Đức Kitô là ai, hoặc vẫn coi Hội Thánh như một thực tại xa lạ, thậm chí thù địch. Phải chăng vì chúng ta bận tâm làm chứng về cái tôi khiến cho người khác khó thấy được Đức Kitô là ai? Chúng ta hãy là những người làm chứng khiêm hạ như Gioan: mình phải nhỏ đi để Đức Ki-tô được lớn lên.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Lợi ích của việc xưng tội thường xuyên
23/03/2023
Hồ nước Bếtsaiđa trong Kinh thánh, huyền thoại hay có thực?
23/03/2023
Đừng xét đoán
21/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT