Lãnh đạo một tổ chức:
Lãnh đạo một tổ chức:
Hiệu quả của tầm ảnh hưởng trên một cấp độ tổ chức rộng hơn của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào quan điểm được biến đổi, niềm tin, và tinh thần cộng đoàn được xây dựng trong ba phạm vi ảnh hưởng đầu tiên (bản thân, một người, một nhóm nhỏ). Lãnh đạo như Giêsu trong một tổ chức tạo nên một văn hóa mới tác động đến tất cả mọi mối tương quan và mọi thành quả. Một khi mọi người biết rằng nhà lãnh đạo quan tâm đến họ và muốn giúp họ thăng tiến, thì một văn hóa mới của niềm tin và tinh thần cộng đoàn được phát triển, từ đó đem lại hai kết quả cao về thành tích lẫn mức độ hài lòng.
Qua việc đề cao cả tương quan lẫn thành quả, Chúa Giêsu đã tạo nên một văn hóa cho một tổ chức hiệu quả. Trong cuộc đời mình, Ngài luôn hướng mình đến mục đích mà Chúa Cha đặt nơi Ngài. Và rồi trong lời dạy và lệnh truyền sứ mạng, Chúa Giêsu xác định rõ mục đích Ngài đặt ra cho các môn đệ của Ngài và các cộng đòan của họ. Ngài trang bị cho các môn đệ của Ngài để chuẩn bị cho sứ vụ tương lai trong ba phạm vi ảnh hưởng đầu tiên, và rồi sau đó Ngài gởi Thánh Thần đến hướng dẫn họ ở cấp độ lãnh đạo tổ chức, chúng ta nhận ra tiến trình này trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4:19). Và cuối sứ vụ của mình, Ngài nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt: 28-18-19)
Chúa Giêsu đã chuyển giao sứ vụ cho chúng ta. Bất cứ nơi đâu chúng ta sống, làm việc, hay chúng ta đang ảnh hưởng trong gia đình, ở giáo xứ, hay trong một tổ chức, nhiệm vụ tối quan trọng của chúng ta trong vai trò lãnh đạo là xây dựng một nền văn hóa thể hiện giá trị cốt lõi của Chúa Giêsu: TÌNH YÊU. Tình yêu này sẽ biến đổi con người và tổ chức từ thực trạng họ đang là trở nên con người và tổ chức mà Thiên Chúa mong đợi họ là. – và tiến trình đó thường thì không dễ dàng!
Lãnh đạo như Giêsu đòi hỏi nhà lãnh đạo trở nên mục tử, và người phục vụ đề cao mỗi con người là một phần không thể thiếu của tổ chức. Các nhà lãnh đạo này áp dụng những nguyên tắc và cung cách của Chúa Giêsu vào giá trị cốt lõi của họ và đưa những giá trị đó vào những chương trình huấn luyện, chính sách và hệ thống của tổ chức. Khi đối điện với thách đố, nhà lãnh đạo nhìn lại việc lãnh đạo bản thân của họ trước khi phân tích những điểm yếu của tổ chức.
Một lời nhắc nhở: khi nghĩ về một tổ chức, chúng ta thường nghĩ bên ngoài gia đình. Thật ra, không có tổ chức nào quan trọng hơn gia đình bạn. Tương quan đời sống của chúng ta đặt trên nền tảng của sự trung thành, cam kết trọn đời. Chúng ta có thể rơi vào cạm bẫy của việc ỷ lại hoàn toàn vào cả sự bền vững của những mối tương quan này lẫn khả năng nhận lại được những nền tảng bị đánh mất, sự thân tình đã bị đánh mất, và tình yêu đã bị đánh mất. Tương quan đời sống đòi hỏi việc nuôi dưỡng và canh tân mỗi ngày; chúng ta không bao giờ biết được khi nào những mối tương quan đời sống đó mất đi. Những ai sống trong văn hóa của tinh thần lãnh đạo như Giêsu sẽ luôn làm mới những “I love you”.
Một trong những sai lầm quan trọng mà các nhà lãnh đạo ngày nay hay vấp phải khi được mời gọi lãnh đạo là dành hầu hết thời gian và nhiệt huyết để cố gắng cải tiến những gì ở cấp độ tổ chức trước khi đảm bảo rằng họ cần nhìn lại một cách sâu sắc tín nhiệm của họ ở cấp độ cá nhân, trong tương quan với một người, và nhiều người.