Khi linh mục trẻ sống cách ly: Giữ đạo nhờ mạng xã hội!
Khi linh mục trẻ sống cách ly: Giữ đạo nhờ mạng xã hội!
Chịu chức năm 2015, linh mục trẻ Thomas Sabbadini bây giờ là cha phó ở thành phố Verviers, nước Bỉ. Cũng như mọi người dân Bỉ, linh mục phải sống cách ly. Từ giữa tháng 3, cha dâng thánh lễ trên YouTube, nhưng vẫn tiếp tục cử hành các tang lễ. Cha kể những ngày sống cách ly của mình.
Linh mục Thomas chân thành kể: “Tuần đầu tiên tôi ngủ rất nhiều. Lịch làm việc của tôi bỗng không còn gì. Vì trước đây luôn bận, luôn mệt nên tuần đầu là tuần nghỉ ngơi, xem phim…” Vì đã học sống cô đơn khi còn chủng sinh nên bây giờ chuyện này không quá khó với tôi. Cách ly cũng như đi tĩnh tâm, mình đối diện với mình, xa các bận bịu hàng ngày. “Những gì nhiều người bây giờ mới khám phá, tôi đã trải nghiệm qua các giây phút chán nản, đặt lại vấn đề, xem xét những gì mình thiếu, nhưng cũng là một khám phá.”
Giữ kết nối
Khi biết thánh lễ phải đình chỉ, linh mục Thomas nghĩ trước hết: ba tuần không làm gì và được ngủ nướng. Linh mục trẻ khôi hài thú nhận: “Đối với một linh mục, ngủ thêm sáng chúa nhật là một hạnh phúc!” Nhưng nhanh chóng cha nhận ra “mình phải làm một cái gì cho giáo dân” để cùng nhau tiếp tục cầu nguyện và linh mục Thomas nhận ra mạng lưới giáo xứ gần như tự động hướng về mạng xã hội. “Tôi luôn nghĩ người công giáo ít có mặt trên internet.” Và bây giờ là dịp để thay đổi, Facebook trở thành nơi gặp gỡ của giáo dân bị cách ly. Vì thế kỹ thuật số bù cho sự thiếu hụt nối kết này. Nhưng phải cẩn thận với mạng xã hội. Các giáo dân lớn tuổi hay gọi linh mục, trước Lễ Lá họ cũng đã gọi nhiều, lo lắng không biết làm sao làm phép lá. Không bực mình, các câu hỏi này là dịp để gần giáo dân, “giáo dân đặt câu hỏi, họ đi tìm và tiến bước trên con đường đức tin.” Theo cha Thomas, dịp cách ly này là dịp để mọi người tìm về với cầu nguyện.
Thánh lễ 2.0
“Giáo hội là tụ họp”, đó là thực tế nền tảng nên cha Thomas quyết định dâng thánh lễ trên mạng. Và kinh nghiệm chơi game của cha đã có lợi! Cha Thomas bắt chước từ các game “live” chơi chung: “Tôi chưa bao giờ làm “live” trước đây, nhưng tôi có dụng cụ và tôi nghĩ đến việc làm theo cách này. Và tôi lên chương trình.” Ngày 15 thág 3, cha Thomas dâng thánh lễ đầu tiên trên Facebook và thánh lễ này có 80 người “tham dự.”. Nhưng có điều là cha Thomas không thấy và không biết ai xem lễ trừ người nào để lại phản hồi. Cha dành chỗ cho nhiều người, các bài đọc do giáo dân đọc được thâu trước. Sau bài Phúc Âm, linh mục trẻ tự phát trả lời với các phản hồi và các câu hỏi của ‘các followers’, họ chuyển cho cha các ý cầu nguyện. Một cách khác để kết hiệp, để cầu nguyện với nhau.
Trở về với điều chính yếu
Cha Thomas lấy làm buồn, “trước khi cách ly, đã là khó khi không được chúc bình an cho nhau”, bây giờ lại còn không gặp nhau, không trao đổi đời sống cộng đoàn với nhau. Cha cho biết cha nhớ các bài hát cùng hát với cộng đoàn. Cha nghĩ, ngày nay chúng ta làm với các phương tiện có trong tay, vì sao không đặt câu hỏi về các buổi họp ngày chúa nhật của chúng ta và đặc biệt là quay về với điều chính yếu. Khi tôi dâng thánh lễ trực tuyến, chén lễ, chén thánh của tôi thành đơn giản, tôi không cần có nhiều mới dâng thánh lễ được.” Một điểm tích cực là văn phòng, nơi cha dâng thánh lễ bây giờ ngăn nắp gọn gàng hơn!
Cha Thomas cũng nhận thấy bây giờ có nhiều người tham dự thánh lễ hơn. Cha nói: “Chúng ta không bao giờ có thể hình dung cho đủ dâng thánh lễ bây giờ lại thành khó khăn. Đó là một thử thách chúng ta chưa bao giờ biết qua, cũng như không biết bao giờ nó sẽ xong.” Các thánh lễ ‘tự biên’ này sẽ không bao giờ thay thế thánh lễ với cộng đoàn, nhưng đó là cổng vào cho những người còn xa nhà thờ. Các tiếp xúc ảo không sai nhưng sự hiện diện thể lý mang một tính cách hoàn toàn khác. Cha Thomas thú nhận, tôi nhớ thánh lễ, với tôi, thánh lễ trước hết là với giáo dân. Cha mong gặp lại giáo dân ở sân nhà thờ và cũng mong gặp họ ngoài đường.
Tuần Thánh
Cách ly có một tác động mạnh trên đời sống Giáo hội và Tuần Thánh là tuần đặc biệt với tín hữu kitô. Không được dâng lễ làm phép dầu cùng với các bạn là điều làm cha Thomas buồn nhất. Nhưng cha cũng được an ủi phần nào vì Giám mục Delville dời lại lễ này chứ không hủy năm nay. Còn các nghi thức Tuần Thánh thì cũng như các năm trước, cũng phải thức trắng vài đêm để chuẩn bị ba buổi lễ trực tuyến thứ năm, thứ sáu và thứ bảy Tuần Thánh. Chỉ có một chuyện buồn là không được cùng nhau mừng lễ sau đó, cha Thomas có thói quen mời bạn, một vài cộng sự đến nhà chia sẻ bánh ngọt và cốc sâm banh. Một giây phút gặp nhau năm nay không có.
Tang lễ
Tuy không có thánh lễ công cộng nhưng cha Thomas cũng còn cử hành vài tang lễ nhưng trong vòng rất hạn chế: “Chúng tôi phải dâng ngoài trời hay tại nghĩa địa, tối đa mười lăm người kể cả nhân viên giáo xứ và nhà đòn.” Đương nhiên là với hoàn cảnh khó khăn này, tang gia còn buồn hơn. “Tôi không thể an ủi bằng thể lý cũng không được đưa khăn cho người đang khóc, thật buồn nhưng buổi lễ không kém phần nghiêm trọng.” Lúc nào mục vụ tang lễ cũng tế nhị vì mình đối diện với người đang đau khổ, phải có lời đúng, cử chỉ đúng và bây giờ lại càng phải tập trung hơn.” Cha Thomas trấn an: “Chúng ta không hoàn toàn không có gì, nghi thức tang lễ có đó và giúp chúng ta”, chúng ta có thể tìm thấy ở đó lời nói, cử chỉ phù cho mỗi tình huống.
Và ngày mai?
Cha ghi nhận, “nhưng vì mọi người sợ lây nhiễm nhau nên có một căng thẳng nào đó khi thân nhân qua đời vì Covid-19.” Chúng ta có thể đọc trên khuôn mặt của mọi người: “Tôi không muốn lây nó.” Tuy nhiên linh mục trẻ Thomas tin chắc thế giới sẽ thay đổi, tuy vậy cha lại sợ bị rơi vào một thái cực khác, “thật đáng buồn nếu chúng ta không học một bài học nào từ những chuyện này.”
Và linh mục trẻ Thomas không xem cuộc khủng hoảng này là một dịp, thậm chí là một cơ hội, “vì theo tôi, đại dịch là thảm họa, trong khắc nghiệt của nó cho thấy.”