Hồng y Zuppi: “Đức Phanxicô mời gọi nên có cái nhìn đặc biệt trên từng người”
Đức Phanxicô gặp Đức Hồng y Matteo Maria Zuppi trong lần ngài đến thăm giáo phận Bologne ngày 1 tháng 10-2017.
cath.ch, Bernard Hallet, 2020-05-24
Đức Hồng y Matteo Maria Zuppi, Tổng Giám mục giáo phận Bologne, Ý, trong lời nói đầu của một khảo luận được xuất bản ở Ý ngày 22 tháng 5 – 2020 đã viết: “Đức Phanxicô không yêu cầu chúng ta tương đối hóa giáo huấn của Giáo hội về người đồng tính, nhưng ngài xin làm cho họ trở nên tương đối “theo con người cụ thể và đặc tính riêng của họ.” Theo Hồng y, Đức Phanxicô đưa ra lời khuyên cho “tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho người đồng tính.”
Trong quyển sách “Giáo hội và đồng tính, đi tìm ánh sáng theo giáo huấn của Đức Phanxicô” (Chiesa e omosessualità, Un’inchiesta alla luce dela magistero di papa Francesco) được nhà xuất bản San Paolo phát hành ngày 22 tháng 5, ông Luciano Moia, tổng biên tập của nhật báo Ý Avvenire phỏng vấn các chuyên gia, cũng như nhiều tín hữu công giáo đồng tính về vấn đề đồng tính trên quan điểm của Giáo hội. Trong lời nói đầu, nhà báo xin Đức Hồng y Zuppi làm sáng tỏ thông điệp của Đức Giáo hoàng về vấn đề này.
Theo Hồng Y Zuppi, trong Tông huấn Niềm vui Yêu thương (Amoris Laetitia, 2016) lời Đức Phanxicô kêu gọi là tôn trọng và đón nhận người đồng tính “dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng cho người đồng tính. Cách tiếp cận của ngài không phải là tương đối hóa Luật của Chúa, nhưng là làm cho nó tương đối “theo con người cụ thể và đặc tính riêng của họ.”
Theo hồng y Zuppi, “Đức Phanxicô đơn giản mong mỗi người được nhận biết trong sự trọn vẹn của Chúa […], sự trọn vẹn này được ghi nhận trong bản chất riêng của họ và nhất là trong đời sống của chính họ.” Hồng y giải thích: “Sự trọn vẹn ý chí của Chúa không cùng ý chí với con người.”
Sự đa dạng của mỗi người là ơn cho các cộng đoàn kitô
Vì thế Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự coi thường trong các cộng đồng kitô giáo, đó là thiếu “lắng nghe sâu đậm trong hoàn cảnh sống của đương sự.” Đầu tiên hết là nhìn mọi người, kể cả người đồng tính như Chúa nhìn họ, để họ bắt đầu “cảm thấy […] mình là thành viên của cộng đoàn trên đường đi”.
Đức Hồng y Zuppi dứt khoát, vì thế không nhất thiết phải có mục vụ đặc biệt cho người đồng tính. Ngược lại, phải khuyến khích một tinh thần chung, có “cái nhìn đặc biệt trên con người, bởi vì sự đa dạng của mỗi người là ơn phong phú cho cộng đoàn”.
Đứng trước các lo lắng, hồng y tự hỏi: “Đâu là rủi ro khi hội nhập mọi người – kể cả người đồng tính – trong công việc mục vụ bình thường?” Theo ngài, lòng bác ái của Chúa trong cộng đoàn đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận thử thách do các xung đột có thể tạo ra trong các trường hợp cá nhân; và vì thế, bất kể xu hướng tình dục hay nền tảng gia đình.
Giáo hội phân biệt giữa định hướng và hành vi đồng tính
Đức Hồng y Zuppi nhắc lại: “Học thuyết của Giáo hội phân biệt giữa định hướng và hành động; những gì chúng ta không thể chấp nhận là tội được thể hiện qua hành động. Nhưng xu hướng tính dục là điều không ai có thể chọn – và đó không nhất thiết là hành động -, và không biện minh cho việc cấm họ trong cộng đoàn.”
Ngài hỏi: “Ngay cả khi một người có lối sống trái với luật Chúa, chúng ta có nên đón nhận họ không?” Ngài lấy ví dụ hai trường hợp tội lỗi nổi tiếng được Chúa Giêsu đón nhận, “nếu Chúa Giêsu có chỉ tiêu này thì trước khi Ngài vào nhà ông Giakêu, Ngài đã bắt ông hoán cải. Cũng như với người phụ nữ Samaritanô, Ngài đã đòi hỏi bà bình thường hóa tình trạng hôn nhân của bà… trước khi thờ phượng Chúa.”
Đức Hồng y Zuppi nhấn mạnh: “Một số phân biệt đối xử vẫn cần thiết, thậm chí là điều mong muốn khi nó làm nổi bật các khác biệt của mỗi người và từ đó là bản sắc riêng của họ. Nhưng chúng ta đừng bao giờ quên mỗi khác biệt này được tình yêu của Chúa ôm trọn, Đấng không phân biệt đối xử ai”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch