Hậu trường cuộc phỏng vấn của trang America với Đức Phanxicô americamagazine.org, Kerry Weber, 2022-11-28 Tác giả Kerry Weber cười bên cạnh Đức Phanxicô, giám mục giáo phận Rôma. (America Media / Antonello Nusca) Một trong những việc đầu tiên khi tôi bước vào Nhà Thánh Marta là cởi giày. Trời mưa gần như cả ngày, và những tảng đá cuội ở Rôma ẩm ướt trơn trượt; làm sao tôi có thể đi bộ cho nổi với đôi giày cao gót từ khách sạn đến nhà của giáo hoàng. Tôi thay đôi giày thấp đen bằng đôi giày cao gót đỏ chót, đôi giày theo phong cách Đức Bênêđíctô XVI, chứ không phải của Đức Phanxicô. Nhưng chính Đức Phanxicô mà chúng tôi sắp đến thăm bây giờ. Và chúng tôi rất vui. Những ngày trước khi đi chúng tôi làm đủ phân loại, phân loại những gì quan trọng, những gì không; những gì chúng tôi sẽ có thì giờ những gì không. Các đồng nghiệp của tôi và tôi thảo luận về các câu hỏi sẽ hỏi giáo hoàng và hành trình của chúng tôi. Chúng tôi thảo luận về người chụp hình, về người thông dịch, trò chuyện nhóm bằng WhatsApp và chương trình ăn tối. Chồng tôi và tôi bàn những gì phải làm khi tôi đi vắng (mẹ hiền của tôi đóng vai trò rất lớn). Các con tôi cần đưa đón đi học. Cha mẹ chồng tôi sẽ từ Ai-len qua thăm sau nhiều năm không đi được. Những chiếc bánh nướng Lễ Tạ Ơn sẽ mua ở tiệm bánh ở trang trại. Tôi hỏi hai con tôi xem chúng nghĩ gì về giáo hoàng và nên hỏi ngài câu gì. Đứa con 6 tuổi của tôi muốn biết ngài yêu con vật nào, đứa con 4 tuổi luôn khôn ngoan của tôi biết ngài khuyến khích việc chơi đùa, với ngài trẻ con chơi đùa là quan trọng. Chúng vẽ tranh cho ngài với màu sắc yêu thích của chúng. Một trong những điều kỳ lạ nhất là cảm giác thật bình thường khi ngồi đối diện với Đức Phanxicô. Vài giờ trước khi từ Hartford đi Rôma, tôi bắt đầu lo lắng, tôi không có đôi giày phù hợp, dù tôi biết đi đôi giày nào để gặp giáo hoàng là chuyện không quan trọng. Hoặc có lẽ nó quan trọng khi mình cân nhắc nên mặc thế nào cho tôn trọng, nhưng chẳng quan trọng theo nghĩa Chúa Giêsu sẽ đòi hỏi bạn cái gì vào ngày phán xét cuối cùng. Vậy mà trên đường ra phi trường, khi chồng con ngồi chờ trên xe, tôi phóng nhanh vào một tiệm DSW và lướt qua các kệ hàng. Tôi vớ lấy đôi giày cao gót màu “đỏ anh túc” rồi chạy nhanh đến quầy trả tiền. Đôi giày quan trọng như vậy nên làm cho chuyến bay càng quan trọng hơn. Đã có quá nhiều việc xảy ra, nhiều chuyện phải lên kế hoạch, đến nỗi phải đến đêm trước ngày phỏng vấn, khi cha Sam Sawyer, bà Gloria Purvis và tôi đứng giữa Quảng trường Thánh Phêrô tôi mới thực sự nhận ra, tôi sẽ có dịp được gặp giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên của Giáo hội chúng tôi. Khi chúng tôi ăn kem trong một đêm se lạnh, bao chung quanh là các chứng nhân bằng đá trên các bức tường gần đó, tôi hy vọng một phần nào đó cuộc trò chuyện ngày hôm sau sẽ giúp xây dựng Giáo hội chúng tôi. Sáng hôm sau, tôi có chút hãnh diện khi đến Nhà Thánh Marta. Chúng tôi chỉ đơn giản đi ngang qua vài anh cận vệ Thụy Sĩ mặc áo mưa và một số quý ông giúp chúng tôi treo áo khoác. Sau khi thay giày, chúng tôi đi qua cánh cửa đúp để đến căn phòng chúng tôi sẽ nói chuyện với Đức Phanxicô. Một cảm giác quen thuộc kỳ lạ, giống như phòng chờ của nhà tĩnh tâm nhưng có thêm các chiếc ghế nhung. Một bức tranh cao lớn Đức Mẹ Tháo gỡ nút thắt như đang nhìn chúng tôi khi cha Sawyer sửa soạn dụng cụ âm thanh và chúng tôi xem lại tập ghi chú của mình. Một lúc sau, cửa mở và Đức Phanxicô bước vào, ngài đi chiếc xe tập đi có bánh xe, loại có ghế ngồi nhỏ và giỏ lưới bên dưới. Trong giỏ là cây gậy có quấn cây thánh giá bằng bạc ở gần phía trên. Không ai báo trước sự xuất hiện của Ngài và Ngài dường như xuất hiện ở giữa chúng tôi như Chúa Thánh Thần đến trong căn phòng khóa kín. Đơn giản là tôi ở bên cạnh ngài, để ý cách ngài nhìn mọi người khi họ nói chuyện với ngài. Cách ngài chú ý, tiếng cười của ngài. Thật lạ khi tôi cảm thấy như tôi hiểu ngài nhiều như thế nào, dù tôi không hiểu hết tất cả những gì ngài nói. Một trong những điều kỳ lạ nhất là cảm giác thật bình thường khi ngồi đối diện với Đức Phanxicô. Làm thế nào, với môi trường chung quanh, với những người khác ngày thường mà giáo hoàng lại làm cho chúng tôi cảm thấy như ở trong nhà của ngài. Tôi đã nghĩ tôi sẽ lo lắng, tôi sẽ vấp khi nói nhiều hơn bình thường hoặc theo đúng nghĩa đen là vấp ngã trên đôi giày cao gót. Nhưng thay vào đó tôi cảm thấy bình thản. Một cảm giác tương phản với cảm giác lúc 3:30 sáng khi từ khách sạn tôi gọi cho mẹ tôi vì không ngủ được, tôi quá căng thẳng. Bà nói trước khi xem chương trình NCIS thường lệ: “Con chỉ đơn giản nói: Không phải tôi, mà là Chúa qua tôi, vì dù sao thì đó là tất cả. Chỉ cần nói, Chúa Thánh Thần ở với con rồi đi.” Tôi hiểu các phần Đức Phanxicô nói bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng nên dựa vào nhà báo Elisabetta Piqué, người thông dịch của chúng tôi để có câu trả lời đầy đủ. Có một chút hụt hẫng giữa khả năng nghe và hiểu của tôi, nhưng cũng có điều gì đó giải phóng tôi. Nó cho tôi cơ hội để quan sát một cách đơn giản. Tôi không phân tích lời của ngài hay sốt ruột chờ câu trả lời. Đơn giản là tôi ở bên cạnh ngài, để ý cách ngài nhìn mọi người khi họ nói chuyện với ngài. Cách ngài chú ý, tiếng cười của ngài. Thật lạ khi tôi cảm thấy như tôi hiểu ngài nhiều như thế nào, dù tôi không hiểu hết tất cả những gì ngài nói. Ở gần Đức Phanxicô làm tôi muốn yêu mọi người hơn và yêu nhiều người hơn. Ở gần Đức Phanxicô làm tôi muốn yêu mọi người hơn và yêu nhiều người hơn. Trải nghiệm này làm tôi cảm thấy mình có một mối liên kết sâu sắc với những người bên cạnh tôi trong phòng. Ở bên cạnh ngài nảy sinh trong tôi mong muốn mở rộng quan hệ này với những người khác. Nhìn họ như cách mà Đức Phanxicô nhìn chúng tôi: cởi mở, yêu thương, vui tươi, mong manh. Sẵn sàng thể hiện sự yếu đuối và trung thực, sống trong mớ hỗn độn. Sự phấn khích mà tôi cảm nhận với Đức Phanxicô tiếp tục tăng lên khi tôi suy ngẫm về thời gian ở bên cạnh ngài. Đức Phanxicô với các biên tập viên và nhân viên trang America. (America Media / Antonello Nusca). Nhà báo Gerard O’Connell, bà Gloria Purvis, bà Kerry Weber, linh mục Matt Malone, linh mục Sam Sawyer Sau cuộc phỏng vấn, tôi đưa cho ngài các bức vẽ của các con, tôi ngạc nhiên thấy ngài rất vui. Ngài hỏi, mặt ngài sáng lên: “Cho cha?” “Dạ!” Tôi nói khi ngài lướt nhìn chúng và sau đó cất chúng vào giỏ của chiếc xe tập đi. Ngài không có con vật yêu thích nhưng nói đùa có thể ngài là “nơi tập trung của tất cả các con vật.” Tôi cười, ngửa đầu ra sau. Nhưng những lời nhận xét của ngài cũng làm cho tôi nghĩ đến chúng tôi đã đặt lên ngài bao nhiêu áp lực, bao nhiêu người trong chúng tôi mong ngài là tất cả cho mọi người. Hẳn khó khăn cho ngài như thế nào và ngài phải vui giữa những chuyện này. Ở Vatican và ở giữa tất cả vẻ đẹp của nó- Nhà nguyện Sixtine, Đền thờ Thánh Phêrô và trong chính căn nhà của ngài – đã làm cho tôi mến chuộng hơn cương vị giáo hoàng của ngài. Nhưng nó cũng giúp tôi đánh giá cao giới hạn của cơ quan. Nói chuyện với Đức Phanxicô cũng như nói chuyện với mẹ của tôi lúc 3:30 sáng. Điều này làm cho tôi cảm thấy như mọi thứ sẽ ổn, nhưng biết rằng còn rất nhiều điều phải tìm hiểu. Tôi nghĩ có một phần trong tôi đi vào cuộc phỏng vấn để tìm câu trả lời, không chỉ cho câu hỏi của chúng tôi mà còn cho những nghi ngờ nảy sinh từ việc chỉ là một phần của một Giáo hội đầy những người phạm tội và cả chính bản thân tôi. Nhưng nhiều lần, Đức Phanxicô nhắc chúng tôi những vấn đề quan trọng, những vấn đề khi đọc các Mối Phúc và đoạn 25 Phúc âm Thánh Mattêô. Một phần trong tôi hy vọng qua cuộc phỏng vấn này sẽ giúp tôi học để giống hình ảnh của Đức Phanxicô hơn. Nhưng rõ ràng điều duy nhất ngài muốn là chúng ta giống giống Chúa Giêsu hơn. Marta An Nguyễn dịch
Hậu trường cuộc phỏng vấn của trang America với Đức Phanxicô
Một trong những việc đầu tiên khi tôi bước vào Nhà Thánh Marta là cởi giày. Trời mưa gần như cả ngày, và những tảng đá cuội ở Rôma ẩm ướt trơn trượt; làm sao tôi có thể đi bộ cho nổi với đôi giày cao gót từ khách sạn đến nhà của giáo hoàng. Tôi thay đôi giày thấp đen bằng đôi giày cao gót đỏ chót, đôi giày theo phong cách Đức Bênêđíctô XVI, chứ không phải của Đức Phanxicô. Nhưng chính Đức Phanxicô mà chúng tôi sắp đến thăm bây giờ. Và chúng tôi rất vui.
Những ngày trước khi đi chúng tôi làm đủ phân loại, phân loại những gì quan trọng, những gì không; những gì chúng tôi sẽ có thì giờ những gì không. Các đồng nghiệp của tôi và tôi thảo luận về các câu hỏi sẽ hỏi giáo hoàng và hành trình của chúng tôi. Chúng tôi thảo luận về người chụp hình, về người thông dịch, trò chuyện nhóm bằng WhatsApp và chương trình ăn tối.
Chồng tôi và tôi bàn những gì phải làm khi tôi đi vắng (mẹ hiền của tôi đóng vai trò rất lớn). Các con tôi cần đưa đón đi học. Cha mẹ chồng tôi sẽ từ Ai-len qua thăm sau nhiều năm không đi được. Những chiếc bánh nướng Lễ Tạ Ơn sẽ mua ở tiệm bánh ở trang trại.
Tôi hỏi hai con tôi xem chúng nghĩ gì về giáo hoàng và nên hỏi ngài câu gì. Đứa con 6 tuổi của tôi muốn biết ngài yêu con vật nào, đứa con 4 tuổi luôn khôn ngoan của tôi biết ngài khuyến khích việc chơi đùa, với ngài trẻ con chơi đùa là quan trọng. Chúng vẽ tranh cho ngài với màu sắc yêu thích của chúng.
Một trong những điều kỳ lạ nhất là cảm giác thật bình thường khi ngồi đối diện với Đức Phanxicô.
Vài giờ trước khi từ Hartford đi Rôma, tôi bắt đầu lo lắng, tôi không có đôi giày phù hợp, dù tôi biết đi đôi giày nào để gặp giáo hoàng là chuyện không quan trọng. Hoặc có lẽ nó quan trọng khi mình cân nhắc nên mặc thế nào cho tôn trọng, nhưng chẳng quan trọng theo nghĩa Chúa Giêsu sẽ đòi hỏi bạn cái gì vào ngày phán xét cuối cùng. Vậy mà trên đường ra phi trường, khi chồng con ngồi chờ trên xe, tôi phóng nhanh vào một tiệm DSW và lướt qua các kệ hàng. Tôi vớ lấy đôi giày cao gót màu “đỏ anh túc” rồi chạy nhanh đến quầy trả tiền. Đôi giày quan trọng như vậy nên làm cho chuyến bay càng quan trọng hơn.
Đã có quá nhiều việc xảy ra, nhiều chuyện phải lên kế hoạch, đến nỗi phải đến đêm trước ngày phỏng vấn, khi cha Sam Sawyer, bà Gloria Purvis và tôi đứng giữa Quảng trường Thánh Phêrô tôi mới thực sự nhận ra, tôi sẽ có dịp được gặp giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên của Giáo hội chúng tôi. Khi chúng tôi ăn kem trong một đêm se lạnh, bao chung quanh là các chứng nhân bằng đá trên các bức tường gần đó, tôi hy vọng một phần nào đó cuộc trò chuyện ngày hôm sau sẽ giúp xây dựng Giáo hội chúng tôi.
Sáng hôm sau, tôi có chút hãnh diện khi đến Nhà Thánh Marta. Chúng tôi chỉ đơn giản đi ngang qua vài anh cận vệ Thụy Sĩ mặc áo mưa và một số quý ông giúp chúng tôi treo áo khoác. Sau khi thay giày, chúng tôi đi qua cánh cửa đúp để đến căn phòng chúng tôi sẽ nói chuyện với Đức Phanxicô. Một cảm giác quen thuộc kỳ lạ, giống như phòng chờ của nhà tĩnh tâm nhưng có thêm các chiếc ghế nhung. Một bức tranh cao lớn Đức Mẹ Tháo gỡ nút thắt như đang nhìn chúng tôi khi cha Sawyer sửa soạn dụng cụ âm thanh và chúng tôi xem lại tập ghi chú của mình.
Một lúc sau, cửa mở và Đức Phanxicô bước vào, ngài đi chiếc xe tập đi có bánh xe, loại có ghế ngồi nhỏ và giỏ lưới bên dưới. Trong giỏ là cây gậy có quấn cây thánh giá bằng bạc ở gần phía trên. Không ai báo trước sự xuất hiện của Ngài và Ngài dường như xuất hiện ở giữa chúng tôi như Chúa Thánh Thần đến trong căn phòng khóa kín.
Đơn giản là tôi ở bên cạnh ngài, để ý cách ngài nhìn mọi người khi họ nói chuyện với ngài. Cách ngài chú ý, tiếng cười của ngài. Thật lạ khi tôi cảm thấy như tôi hiểu ngài nhiều như thế nào, dù tôi không hiểu hết tất cả những gì ngài nói.
Một trong những điều kỳ lạ nhất là cảm giác thật bình thường khi ngồi đối diện với Đức Phanxicô. Làm thế nào, với môi trường chung quanh, với những người khác ngày thường mà giáo hoàng lại làm cho chúng tôi cảm thấy như ở trong nhà của ngài.
Tôi đã nghĩ tôi sẽ lo lắng, tôi sẽ vấp khi nói nhiều hơn bình thường hoặc theo đúng nghĩa đen là vấp ngã trên đôi giày cao gót. Nhưng thay vào đó tôi cảm thấy bình thản. Một cảm giác tương phản với cảm giác lúc 3:30 sáng khi từ khách sạn tôi gọi cho mẹ tôi vì không ngủ được, tôi quá căng thẳng. Bà nói trước khi xem chương trình NCIS thường lệ: “Con chỉ đơn giản nói: Không phải tôi, mà là Chúa qua tôi, vì dù sao thì đó là tất cả. Chỉ cần nói, Chúa Thánh Thần ở với con rồi đi.”
Tôi hiểu các phần Đức Phanxicô nói bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng nên dựa vào nhà báo Elisabetta Piqué, người thông dịch của chúng tôi để có câu trả lời đầy đủ. Có một chút hụt hẫng giữa khả năng nghe và hiểu của tôi, nhưng cũng có điều gì đó giải phóng tôi. Nó cho tôi cơ hội để quan sát một cách đơn giản. Tôi không phân tích lời của ngài hay sốt ruột chờ câu trả lời.
Đơn giản là tôi ở bên cạnh ngài, để ý cách ngài nhìn mọi người khi họ nói chuyện với ngài. Cách ngài chú ý, tiếng cười của ngài. Thật lạ khi tôi cảm thấy như tôi hiểu ngài nhiều như thế nào, dù tôi không hiểu hết tất cả những gì ngài nói.
Ở gần Đức Phanxicô làm tôi muốn yêu mọi người hơn và yêu nhiều người hơn.
Ở gần Đức Phanxicô làm tôi muốn yêu mọi người hơn và yêu nhiều người hơn. Trải nghiệm này làm tôi cảm thấy mình có một mối liên kết sâu sắc với những người bên cạnh tôi trong phòng. Ở bên cạnh ngài nảy sinh trong tôi mong muốn mở rộng quan hệ này với những người khác. Nhìn họ như cách mà Đức Phanxicô nhìn chúng tôi: cởi mở, yêu thương, vui tươi, mong manh. Sẵn sàng thể hiện sự yếu đuối và trung thực, sống trong mớ hỗn độn. Sự phấn khích mà tôi cảm nhận với Đức Phanxicô tiếp tục tăng lên khi tôi suy ngẫm về thời gian ở bên cạnh ngài.
Đức Phanxicô với các biên tập viên và nhân viên trang America. (America Media / Antonello Nusca). Nhà báo Gerard O’Connell, bà Gloria Purvis, bà Kerry Weber, linh mục Matt Malone, linh mục Sam Sawyer
Sau cuộc phỏng vấn, tôi đưa cho ngài các bức vẽ của các con, tôi ngạc nhiên thấy ngài rất vui. Ngài hỏi, mặt ngài sáng lên: “Cho cha?” “Dạ!” Tôi nói khi ngài lướt nhìn chúng và sau đó cất chúng vào giỏ của chiếc xe tập đi. Ngài không có con vật yêu thích nhưng nói đùa có thể ngài là “nơi tập trung của tất cả các con vật.”
Tôi cười, ngửa đầu ra sau. Nhưng những lời nhận xét của ngài cũng làm cho tôi nghĩ đến chúng tôi đã đặt lên ngài bao nhiêu áp lực, bao nhiêu người trong chúng tôi mong ngài là tất cả cho mọi người. Hẳn khó khăn cho ngài như thế nào và ngài phải vui giữa những chuyện này.
Ở Vatican và ở giữa tất cả vẻ đẹp của nó- Nhà nguyện Sixtine, Đền thờ Thánh Phêrô và trong chính căn nhà của ngài – đã làm cho tôi mến chuộng hơn cương vị giáo hoàng của ngài. Nhưng nó cũng giúp tôi đánh giá cao giới hạn của cơ quan. Nói chuyện với Đức Phanxicô cũng như nói chuyện với mẹ của tôi lúc 3:30 sáng. Điều này làm cho tôi cảm thấy như mọi thứ sẽ ổn, nhưng biết rằng còn rất nhiều điều phải tìm hiểu.
Tôi nghĩ có một phần trong tôi đi vào cuộc phỏng vấn để tìm câu trả lời, không chỉ cho câu hỏi của chúng tôi mà còn cho những nghi ngờ nảy sinh từ việc chỉ là một phần của một Giáo hội đầy những người phạm tội và cả chính bản thân tôi. Nhưng nhiều lần, Đức Phanxicô nhắc chúng tôi những vấn đề quan trọng, những vấn đề khi đọc các Mối Phúc và đoạn 25 Phúc âm Thánh Mattêô. Một phần trong tôi hy vọng qua cuộc phỏng vấn này sẽ giúp tôi học để giống hình ảnh của Đức Phanxicô hơn. Nhưng rõ ràng điều duy nhất ngài muốn là chúng ta giống giống Chúa Giêsu hơn.
Marta An Nguyễn dịch