Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Giáo dục / Chia sẻ / Được lắng nghe, được hòa hợp, được hòa giải với chính mình đều có cùng một căng thẳng

Được lắng nghe, được hòa hợp, được hòa giải với chính mình đều có cùng một căng thẳng

20/11/2020
Anmai, CSsR
Chia sẻ, Giáo dục
0

Được lắng nghe, được hòa hợp, được hòa giải với chính mình đều có cùng một căng thẳng

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Để thức dậy, để mở rộng, để trương lên, bạn phải đi đường vòng, quay lưng lại với chính mình. Vắng mặt, nhắm mắt để tìm lại tốt hơn trọn giai điệu thiêng liêng này, một giai điệu đến từ lòng thấu cảm, đánh thức hàng tỷ nang bào của sự vắng mặt hiện diện trong mỗi chúng ta. Chúng ta ở trọng tâm của “động lực” được thi sĩ Baudelaire nêu bật lên ở đây.

Khi tôi vắng mặt, tôi còn có mặt nhiều hơn.

Khi giai điệu cơ bản của Chúa vang lên trong tôi, tôi thức dậy. Tôi có bị đánh thức bởi sự hiện diện của Ngài hay bởi sự vắng mặt của Ngài?

Thánh Âugutinô nói: “Khi chúng ta nghĩ Ngài vắng mặt, chúng ta thấy Ngài, khi Ngài hiện diện, chúng ta không thấy Ngài ”.

Khi tôi lắng nghe Ngài trong tôi, và do đó tôi để Ngài hiện diện với tôi, qua Ngài, tôi biết lắng nghe tôi, để hòa hợp với chính mình hơn. Tại sao? Vậy đâu là “phép mầu” này?

Được lắng nghe, được hòa hợp, được hòa giải với chính mình đều có cùng một căng thẳng, cùng một cử chỉ.

Trong cả hai trường hợp, vấn đề là tìm ra thỏa thuận phù hợp. Trong cả hai trường hợp, tai phải ngóng về phía Đấng đang lắng nghe. Luôn luôn, trái tim đi tìm sự thỏa thuận thân tình đúng đắn nhất. Trong cả hai trường hợp, thỏa thuận chính đáng này là thỏa thuận tôn trọng các bên để giải quyết chia rẽ, một dạng thù địch tiềm ẩn, một sự rút lui của phía này phía kia trước biên giới đóng kín.

Ai nói hợp âm là nói hợp âm âm nhạc, nói thỏa thuận giữa những người chống nhau, nhưng sau khi giải thích lành mạnh có được sự đồng ý hợp lý. Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện bổ sung này chỉ có được sau khi đi đường vòng, làm dừng lại thời gian và kéo dài các con đường của thỏa thuận đình chiến. Cần phải đấu tranh để chống lại xu hướng tự nhiên của trái tim chỉ muốn ở trong cái tức thì, trong sự hiện diện. Bước đi bên cạnh điều thiết yếu này không phải là chuyện tự nhiên. Tuy nhiên, đó là bước đi duy nhất để sự hiện diện với chính mình được hiện diện hơn, một hiện diện còn hơn cả hiện diện. Tự bản thân đó là một nghĩa vụ thiêng liêng: để làm sống động hiện tại, có cần phải hiện diện với chính mình hơn, và do đó phải vắng mặt khỏi sự chuyên chế của hiện tại.

Nhà thơ Philippe Jaccottet mời chúng ta nhìn thấy sự rõ ràng thông qua tất cả các giao thoa trong chính mình, thậm chí ông còn nói: “Sự gắn bó với bản thân làm tăng thêm sự mờ mịt của cuộc sống”. Tất cả các chuyện khác đều tuôn ra từ thái độ ban đầu này, từ đòi hỏi tách rời này.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Cái gì quá có mặt thì thường là quá nhiều. Cái gì quá xa, khuất tầm mắt và trái tim thì cũng thường quá nhiều. Chúng ta phải ở giữa hai thái cực này. Một sự hiện diện gần như vắng mặt. Một sự vắng mặt như gần đây. Hương vị của vắng mặt trong hiện diện. Một hương vị của sự hiện diện trong những gì dường như trống rỗng.

Làm thế nào để giữ đúng khoảng cách? Làm thế nào để quý hiện tại? Làm thế nào để nếm hương vị vắng mặt khi nó còn lưu lại dấu vết của sự hiện diện?

Tôi vắng mặt để hiện diện hơn với chính mình

Khi tôi quá ở đó, mọi nơi hiện diện trong tôi, tôi không còn biết tôi là ai. Đó là nghịch lý của sự tồn tại. Vì thế, tôi phải hít thở sự trống rỗng. Đời sống thiêng liêng là một cách để hít thở sự trống rỗng, không khí, để tôi trương phồng ra với sự hiện diện. Làm thế nào tôi có thể thường xuyên “làm trống” như câu nói này? Làm trống là cho sự hiện diện của tôi trong tôi được quan trọng hơn.

Tách mình ra để làm rõ bản thân hơn

Bám dính vào mình thì cũng như đồ ăn bám vào đáy nồi. Bằng vũ lực, không có gì có thể làm được, chúng ta không thể làm gì với thức ăn của sự sống, mọi thứ đều có vị như lửa. Làm thế nào để học cách tách khỏi chính mình? Cách tìm sự lưu động nội tâm?

Chúa hiện diện khi Ngài vắng mặt

Luôn có những người tin vào sự hiện diện nguyên khối của Thiên Chúa khi Ngài hòa vào với tất cả hay với Bản thể. Thánh Âugutinô đã nói, chính khi chúng ta thấy Ngài vắng mặt thì chúng ta mới thấy Ngài. Sự vắng mặt cho thấy một sự hiện diện – dù là một sự hiện diện đã biến mất. Các vết tích của sự hiện diện biến mất vẫn còn sống động, sống động hơn chính cả sự hiện diện đó. Làm thế nào để nhận ra các dấu vết này? Làm thế nào để nhạy cảm với nó?

Marta An Nguyễn dịch

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.