Đức Giáo Hoàng trong Buổi Triều Yết Chung: Chữa lành thế giới là một dịp để tạo ra một điều tốt đẹp hơn
Đức Giáo Hoàng trong Buổi Triều Yết Chung: Chữa lành thế giới là một dịp để tạo ra một điều tốt đẹp hơn
Đại dịch coronavirus đang tiếp diễn không chỉ “làm lộ ra nỗi thống khổ của người nghèo và sự bất bình đẳng nghiêm trọng vốn đang ngự trị trong thế giới”, mà thậm chí còn làm tồi tệ thêm những điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Buổi Triều Yết Chung vào Thứ Tư (19/08/2020).
Khi tiếp tục bài giáo lý của Ngài về “Chữa Lành Thế Giới”, Đức Thánh Cha nói sự đáp trả của chúng ta với nạn dịch phải mang hai chiều kích: “tìm một cách chữa lành cho con virus nhỏ bé nhưng hiểm này”, mà còn chữa là “một loại virus lớn hơn, đó là virus của sự bất công xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội, sự loại trừ và thiếu sự bảo vệ người yếu thế nhất”.
Trong khi đáp trả lại thách đố này, Ngài nói, chúng ta phải luôn nhớ “chọn lựa ưu tiên cho người nghèo”. Đây không phải là một chọn lựa mang tính chính trị, ý thức hệ hay đảng phái, Ngài nói. Thay vào đó, “chọn lựa ưu tiên cho người nghèo là trọng tâm của Tin Mừng”.
Sự gần gũi với người nghèo
Theo gương của Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng nói, người Kitô Hữu “được nhìn nhận bởi sự gần gũi của họ với người nghèo, người bé mọn, người đau yếu, người giam tù, người bị loại trừ và người bị lãng quên, những người không có cơm áo”. Ngài nói, “đây là tiêu chí chính của Kitô Giáo chính tông”. Và Ngài nhấn mạnh rằng đây không chỉ là nhiệm vụ của một vài người, mà của mọi Kitô Hữu: “Đây là sứ mạng của toàn thể Giáo Hội”.
Ưu tiên cho người nghèo được bắt rễ từ nơi các nhân đức tin, cậy, và mến. Vượt ra khỏi những nhu cầu thuần tuý, “nó hàm chứa việc bước đi cùng nhau, để cho bản thân được người nghèo phúc âm hoá, những người biết rõ nỗi khổ của Đức Kitô, để cho bản thân chúng ta được ‘tiêm nhiễm’ bởi kinh nghiệm về ơn cứu độ, sự khôn ngoan và sự sáng tạo của họ”.
Đi ra những vùng ngoại biên
Sự gần gũi với người nghèo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, cũng hàm chứa việc làm việc để vượt thắng “những cấu trúc xã hội không lành mạnh” khi chúng ta nỗ lực để trở lại sự bình thường sau nạn dịch.
Tuy nhiên, “sự bình thường” này không được bao gồm việc trở lại với “những bất công xã hội và sự làm xói mòn môi trường” vốn đánh dấu xã hội đương đại, Đức Giáo Hoàng nói. Ngài than phiền một nền kinh tế tập trung vào lợi nhuận quá so với con người, khi cho rằng “chọn lựa ưu tiên cho người nghèo, sự cần thiết đạo đức xã hội này vốn xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa, đang thúc đẩy chúng ta hãy đón nhận và thiết kế nên một nền kinh tế nơi mà mọi người, đặc biệt là người nghèo nhất, ở trung tâm”.
Ưu tiên cho những người có nhu cầu lớn lao nhất
Tương tự, như việc trị liệu con coronavirus đang trở nên sẵn sàng hơn, thì xã hội cần ưu tiên cho những người có nhu cầu cần kíp hơn nhất, thay vì chỉ những người có nhiều tiền nhất, Đức Giáo Hoàng khẳng định. “Sẽ thật buồn biết bao, đối với vaccine ngừa Covid-19, mà sự ưu tiên lại dành cho người giàu nhất”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng cảnh báo đối với “sự bê bối” của việc hướng sự trợ giúp kinh tế trong mùa dịch này ưu tiên cho “những ngành công nghiệp vốn không góp gì cho sự đón nhận người bị loại trừ, cổ võ người yếu thế, thiện ích chung, hoặc sự chăm sóc công trình tạo dựng” – mà Ngài đề nghị bốn tiêu chí để quyết định ngành công nghiệp nào cần phải được trợ giúp.
Thay đổi thế giới
Khi nhìn về phía trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “nếu con virus này là để mạnh mẽ chống lại một thế giới vốn không công bằng với người nghèo và người mỏng giòn, thì chúng ta phải thay đổi thế giới”.
Khi chỉ ra gương Chúa Giêsu, “vị bác sĩ của một tình yêu thánh có sự tháp nhập”, Đức Thánh Cha nói, “chúng ta phải ngày động ngay, chữa lành nạn dịch được tạo ra bởi các loại virus nhỏ bé nhưng vô hình, và chữa lành những loại virus được tạo ra bởi những bất công xã hội nghiêm trọng và hữu hình”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô để nghị để đạt được điều này “bằng việc xuất phát đi từ tình yêu Thiên Chúa, đặt các vùng ngoại biên làm trọng tâm và những người bé mọn lên hàng đầu”.
“Khởi đi từ tình yêu này vốn bén rễ trong niềm hy vọng và được lập trên nền tảng niềm tin, thì một thế giới lành mạnh hơn sẽ là khả thể”.
Đan Sĩ (Vatican News)