Cuộc chiến đấu là hữu ích dù phải dè chừng các thế lực quỷ quái
Cuộc chiến đấu là hữu ích dù phải dè chừng các thế lực quỷ quái
Chúng ta hãy tránh số phận đáng sợ này. Chúng ta hãy bỏ các viên đá nặng nề ra khỏi túi. Chúng ta hãy tin chắc, đối thủ đã ở đó, ở tận đáy, tận đáy sâu thẳm.
Chúng ta có lý với đối thủ thân thiết này không? Không. Chúng ta sẽ chiến thắng? Không. Có những cuộc chiến chúng ta không có khả năng thắng. Đó là các cuộc chiến đẹp nhất – và kiệt sức nhất. Chúng ta phải xem xét, có một số cuộc chiến nội tâm thất bại lại hữu ích hơn các chiến thắng dễ dàng. Các chiến thắng dễ dàng này để lại quá nhiều áo giáp bí mật, quá nhiều thanh kiếm vô hình trên chiến trường.
Ngoài các cuộc chiến không cân sức này với lực quỷ quái quá mạnh thì cuộc chiến, tự nó, là có lợi. Chiến đấu mà không có hy vọng về một “hiệp ước hòa bình” hoặc “trở lại trạng thái bình thường” làm nó có thể để lộ ra, trong chính cuộc chiến, các lực lượng chưa từng có.
Đối thủ không ở ngang tầm chừng mực của chúng ta, chính xác nó ở tầm quá mực của chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ nó ở ngang tầm chúng ta, giống như chúng ta, có khả năng đánh bại, nó sẽ làm chúng ta yếu đi. Hy vọng của một chiến thắng dễ dàng làm chúng ta lười biếng. Nhưng nếu đặt mình ngang tầm với nó, tôi biết tôi chẳng bao giờ có được bình an, nghĩ mình sẽ bị ngập chìm cuối cùng sẽ làm tôi mạnh hơn. Mạnh mẽ hơn. Sắc bén hơn. Thiện chiến hơn. Cứ trau dồi chiến đấu mà không bao giờ nghĩ rằng có một ngày mình sẽ chiến thắng.
Thói quen chiến đấu quan trọng hơn chính cuộc chiến; và bản thân cuộc chiến quan trọng hơn viễn cảnh về một chiến thắng có thể có.
Mới đầu, khi chúng ta nhường bước cho cái ác, cho các nhượng bộ nhỏ sau các thất bại nhỏ, chúng ta đi tới điều đơn giản nhất, với những gì chúng ta tin là hiệu quả nhất: vũ khí của lòng căm thù, vũ khí của các đối thủ. Vì thế khi bắt đầu, chúng ta nghĩ rằng mình mạnh hơn. Và chúng ta mạnh! Ít nhất là ban đầu. Những gì chúng ta “được” từ cái ác, với cái ác, chúng ta mất cái thiện. Chúng ta gian lận. Chúng ta làm sai quy tắc để “lừa đảo” với các chất độc ác tính. Nhưng gian lận chỉ hiệu quả cho một, hai hoặc ba giai đoạn.
Hận thù, độc ác, tính toán xảo trá, luôn muốn sử dụng điểm yếu của người khác để đẩy họ xuống bùn thêm, thói quen luôn coi người đối diện là kẻ thù: tất cả các suy nghĩ này làm tăng quyền lực. Chúng là vũ khí chiến tranh hữu hiệu cho những người không có hoặc không còn ân cần, không còn kiềm chế, không còn đồng cảm hơn với người khác. Nhưng, lừa đảo theo kiểu này, kiểu thuốc độc với ý xấu xảo trá, hành động xấu xa, thì nhanh chóng sẽ bị lật ngược. Cái gì mình nghĩ mình nắm trong tay thì cuối cùng nó nắm mình. Thanh kiếm sắc nhọn tẩm thuốc độc thù hận có vẻ hiệu quả, nhưng khi dùng nó, nó quay lại làm độc người dùng. Hận thù chiếm ưu thế. Nó xâm nhập khắp nơi. Một cách ngấm ngầm, không cần ra tay, giống như hệ thống cống rãnh trồi lên khắp nơi bằng các đường ống dùng để thoát phân, nó điều khiển các trung tâm ra quyết định.
Tâm hồn cuối cùng bị băng hoại vì thiếu thông thoáng do nó thỏa hiệp với bóng tối. Nó muốn có được một sức mạnh mới – cũng ngay lập tức như ma túy mang một loại minh mẫn cao độ.
Tôi nhận thấy, chung quanh tôi, những ai nghiện ngập bóng tối (để trau dồi sức mạnh toàn năng hoặc lòng kiêu hãnh của họ), họ hành động với mong muốn chiến thắng bằng mọi giá. Họ cứng nhắc trong các quan điểm của mình, đến mức trở thành pháo đài khép kín nội tâm họ. Họ đang gây chiến tranh, một cuộc chiến xảo trá chống những người ở đó, trên đường đi. Và những người ở đó, chung quanh họ, không nhận ra thì cuối cùng họ sẽ thấm đẫm loại ma túy đen này từ đầu xuống chân. Họ thấy mình hoàn toàn bị tô màu bằng loại mực đen quỷ quái này. Họ kết thúc bằng sự lệ thuộc vào nó. Không thể không có nó. Và nhất là không còn làm chủ được gì.
Mới đầu, họ nghĩ mình có thể sử dụng sức mạnh chưa từng có này để chống lại người khác, loại siêu sức mạnh ác tính này để hoàn thành công việc nhanh hơn. Nhưng sự tăng thêm xấu xa này cuối cùng quay ngược lại chống họ. Họ nghĩ họ có thể tìm được một thỏa thuận với chính mình: vẫn tinh tuyền nội tâm, và lừa bịp bên ngoài. Nhưng các thỏa thuận không lâu dài. Lừa đảo, nếu không bị đánh bại, nó sẽ chiến thắng. Nếu nó không được xích lại, nó sẽ hủy hoại mọi thứ.
Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng
Tất nhiên, chúng ta phải dè chừng và nếu cần thiết nên tránh đi. Nhưng dù vậy cũng đừng đánh mất tinh thần chiến đấu – đặc biệt nếu đó là chiến đấu thiêng liêng. Chiến đấu là thói quen không được đánh mất, dù chúng ta chẳng bao giờ thắng, dù chúng ta biết thắng một lần không phải là xong.
Dù con bọ cạp thề một trăm lần nó sẽ không cắn nữa. Đừng bao giờ tin. Bản chất của nó là gây ra chết chóc. Con ếch trong ngụ ngôn của La Fontaine quá ngây thơ, quá lạc quan, quá tốt bụng. Nó tin con bọ cạp. Ra giữa dòng sông nó chết. Nó chết vì một vết cắn? Đúng. Nhưng vết cắn của tính ngây thơ. Vậy phải làm gì bây giờ? Làm thế nào đây?
Đừng lầm tưởng về sức mạnh, về quyền lực
Bất hoặc làm gì chúng ta cũng muốn làm có “hiệu quả” nhất. Và hận thù thì hiệu quả khi tình yêu yếu đuối. Hận thù làm chai cứng khi tình yêu suy giảm. Nhưng sau khi làm hưng phấn, cuối cùng hận thù hủy hoại tôi. Vì vậy, làm ơn làm phước bạn đừng bao giờ dùng con đường ma túy-hận thù dù nó mạnh hơn, hấp dẫn hơn là con đường tử tế dễ thương và quan tâm đến người khác. Bạn nghĩ mình có thể đi nhanh hơn. Bạn sẽ chỉ đi theo hướng của bóng tối hận thù. Làm sao để chống lại? Tôi có bị cám dỗ này không? Làm thế nào để chống lại nó?
Lòng tốt tâm hồn là một điểm yếu, tuy nhiên nó lại có lợi
Tâm hồn đen tối là một lực mạnh khủng khiếp. Hạng nhất nó là một trò quỷ quyệt – theo nghĩa vừa chia rẽ bản thân, vừa căm ghét bản thân và vừa cắt đứt với người khác. Như trong truyện ngụ ngôn con bọ cạp, nếu nó muốn giết con ếch, đó là điều nó phải làm, gần như ngoài sức của nó; và con ếch chết vì đã quá “dễ thương.” Làm thế nào để sống tốt – tránh xa sự ngờ vực của mọi người? Làm thế nào để ghét những con bọ cạp xung quanh chúng ta? Và trên hết, những con bọ cạp u minh này?
Marta An Nguyễn dịch