2020
Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Thượng viện thông qua dự luật cải cách về nhập cư đang bị trì hoãn
Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Thượng viện thông qua dự luật cải cách về nhập cư đang bị trì hoãn
Chủ tịch Ủy ban di dân của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật giúp cho các “Dreamers” – những người đến Mỹ khi còn là trẻ vị thành niên, và những người di dân khác, có được con đường trở thành công dân Hoa Kỳ.
Ngày 04/06, Đức cha Mario Dorsonville, giám mục phụ tá của Washington, đã đưa ra một tuyên bố nhân kỷ niệm một năm Hạ viện thông qua Đạo luật về giấc mơ và lời hứa của Mỹ, được gọi là luật H.R.6, giúp cho những người đến Mỹ cách bất hợp pháp khi là trẻ vị thành niên có được con đường trở thành công dân Mỹ. Được biết với tên “Dreamers”, họ là những người được hưởng lợi từ chương trình DACA – Hành động trì hoãn dành cho các trẻ em đến Mỹ.
Đạo luật H.R.6 cũng đưa ra con đường trở thành công dân Mỹ cho những người đang hưởng quy chế TPS – quy chế bảo vệ tạm thời, và quy chế DED – người được hoãn việc trục xuất.
TPS là tình trạng nhập cư tạm thời được cung cấp cho công dân của các quốc gia được chỉ định cụ thể đang đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, hay thảm họa môi trường hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời. DED cũng là một lợi ích nhập cư tạm thời cho các cá nhân từ các quốc gia và khu vực phải đối mặt với tình huống tương tự.
Đức cha Dorsonville nói: “Ngày này cách đây một năm, Hạ viện đã thông qua H.R.6, một dự luật đưa ra con đường trở thành công dân cho các Dreamers và những người có TPS và DED. Hôm nay, thật đáng buồn, các Dreamers và những người có TPS vẫn dễ bị tổn thương và không có tư cách pháp nhân vĩnh viễn.”
Theo Đức cha, từ khi Hạ viện thông qua dự luật H.R.6, Thượng viện không có hành động nào nhằm thúc đẩy sự bảo vệ lập pháp vĩnh viễn cho những Dreamers và những người có quy chế TPS. Ngài nói thêm: “Khi chúng ta chờ đợi phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về tính hợp pháp của việc chấm dứt chương trình Hành động trì hoãn dành cho trẻ em vào Mỹ (DACA), chúng tôi một lần nữa kêu gọi Thượng viện thúc đẩy luật pháp đưa ra con đường trở thành công dân cho những cá nhân này, những người rất cần thiết cho cộng đồng của chúng ta, Giáo hội và đất nước của chúng ta.” (CNS 05/06/2020).
Hồng Thủy
2020
Trung tâm phục hồi Fazenda da Esperança: “Nơi đây, chúng tôi được tái sinh”
Cách thủ đô của Argentina 120km, Fazenda da Esperança là một tổ chức đón tiếp, giúp phục hồi những người trẻ nghiện rượu, ma túy. Đời sống tinh thần, làm việc và đời sống cộng đoàn là ba liệu pháp cơ bản được tổ chức áp dụng trong khi giúp những người trẻ này phục hồi.
Một trung tâm năng động cho đời sống Kitô hữu
Đức cha Zurbriggen, Giám mục Deán Funes cho biết: “Ở đây, một khu vực với 90% dân số là người Công giáo nhưng chỉ có 5% thực hành đạo, không có ai lập gia đình mà có cử hành bí tích Hôn phối. Đời sống kinh tế khó khăn và người trẻ là thành phần bị ảnh hưởng trước tiên; họ bỏ làng mạc, ra đi tìm việc làm, đời sống bấp bênh, tệ nạn xã hội”.
Một ngôi làng sạch sẽ, các ngôi nhà được thiết kế gọn gàng
Ở đây, mọi người được sống trong một ngôi làng sạch sẽ, với những căn nhà được sắp xếp hợp lý. Đó là Fazenda da Esperança “Las Canteras”, tên của mỏ đá xưa. 82 thành viên của ngôi làng này sinh sống và sinh hoạt như một cộng đoàn, gia đình của những người trẻ. Họ là những bạn trẻ chiến thắng với ma túy sau một thời gian làm nô lệ cho nó. Ngoài hai nữ tu dòng Phanxicen, sơ Sarah đến từ Argentina và sơ Carmen đến từ Paraguay và Đức cha Aurelio José Kühn dòng Salêdiêng; những người hướng dẫn các bạn trẻ này trước đây cũng đã từng là những người nghiện ma túy
Đời sống tinh thần, lao động và đời sống cộng đoàn
Các nhà giáo dục giải thích, các liệu pháp để giúp các bạn trẻ phục hồi cuộc sống rất đơn giản, dựa trên ba nền tảng: tâm linh, lao động và đời sống cộng đoàn. Ngôi làng đón tiếp các bạn trẻ độc thân và cả các bà mẹ trẻ cùng với con của họ.
Trong ngôi làng này, mọi người đều làm việc như trồng rau, các xưởng thủ công, nuôi gia cầm. Các sản phẩm được bán ra ra bên ngoài hoặc cho người thân của các các bạn trẻ tới thăm các bạn mỗi tháng một lần. Việc điều trị kéo dài 12 tháng và cam kết của gia đình và người đang tham gia phục hồi là nền tảng cho sự phục hồi thành công của người cai nghiện.
“Ứng cử viên trở thành người mới”
Nhà giáo dục người Brazil của tổ chức khẳng định: “Đối với chúng tôi khi một người nghiện bước vào căn nhà của chúng tôi, có nghĩa là họ không còn là người nghiện nữa mà là một ứng cử viên để trở thành người tốt”. Điều ông quả quyết cũng là điều 90% các vị lãnh đạo các trung tâm của Fazenda quyết tâm. Hiện nay, Fazenda hiện diện tại hơn 20 quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Âu, châu Phi và châu Á. Đa số các nhà giáo dục là những người đã từng nghiện ma túy.
Đức cha Aurelio José Kühn cho biết ở đây mọi người được sống một bầu không khí yên bình và mọi thứ dường như có vẻ hoàn hảo, nhưng không đơn giản như thế. Không phải làm việc với những người tự nguyện cai nghiện lúc nào cũng dễ dàng. Các nhà giáo dục phải thường xuyên đồng hành với họ, phải lắng nghe và hiểu họ. Vì đa số họ có vấn đề trong cuộc sống và khó giải quyết.
Không ai bị bắt buộc ở lại
Đức cha khẳng định trong Fazenda mọi người sống bầu khí gia đình và tình bạn. Các bạn trẻ đến đây hoàn toàn tự do, không ai bị bắt buộc ở lại. Nhưng Đức cha cũng cho biết những điều rất rõ ràng: không có vấn đề lãng phí thời gian. Khi đến đây, ngay lập tức họ được biết những nguyên tắc cần phải thực hiện. Chính họ là những người muốn được phục hồi, vì thế họ phải cộng tác với các nhà giáo dục trong suốt quá trình cai nghiện.
Ban lãnh đạo biết rõ tình trạng pháp lý của những người đến đây. Thời gian lưu lại đây là 12 tháng và khi họ rời Fazenda, họ tiếp tục được theo dõi bởi một nhóm hỗ trợ của trung tâm. 65% hoàn thành quá trình phục hồi, nghĩa là trọn vẹn 12 tháng. Điều này chỉ cho thấy rất thành công.
Lịch sử bắt đầu ở Brazil vào năm 1983
Lịch sử của các cộng đoàn Fazenda da Esperança bắt đầu vào năm 1983 tại thành phố Guaratinguetá, Brazil, cách Sao Paulo 163 km. Đó là trực giác của cha Hans Stapel dòng Phanxicô và của một bạn trẻ Công giáo Nelson Giovanelli Rosendo dos Santos. Cả hai muốn đưa vào cuộc sống thực hành Lời Chúa “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người”. (1Cr 9, 22). Một tư tưởng của Thánh Phaolô đã truyền cảm hứng cho đặc sủng hiệp nhất của Phong trào Focolare.
Đặc sủng của Thánh Phanxicô và tinh thần của Phong trào Focolare
Các trung tâm phục hồi chức năng lấy cảm hứng từ đặc sủng của thánh Phanxicô và của tinh thần Phong trào Focolare giúp cho các ứng viên muốn phục hồi có đủ động lực bước vào một năm tự phục hồi hoàn toàn miễn phí. Họ được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, học cách sống trong xã hội và có được tinh thần trách nhiệm. Sau khi kết thúc một năm, các bạn trẻ có thể tiếp tục trải nghiệm trong một nhóm gọi là “Sống niềm hy vọng” được thành lập tại địa phương.
Ngọc Yến
2020
Giáo hội Ukraine được Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ hỗ trợ
Giáo hội Ukraine được Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ hỗ trợ
Hướng đến các cộng đoàn đang gặp khó khăn nghiêm trọng do Covid-19, trong những ngày vừa qua, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ đã hỗ trợ cho Ukraine vượt qua khó khăn qua ba dự án trị giá 165.400 euro.
Dự án đầu tiên: cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân khỏi sự lây nhiễm virus cho gần 3 ngàn linh mục của Giáo hội Công giáo nghi lễ đông phương và khoảng một ngàn tu sĩ. Hỗ trợ thứ hai dành cho hơn 700 linh mục và gần 100 chủng sinh của Giáo hội Công giáo. Và trợ giúp thứ ba dành cho 150 nữ tu của 24 cộng đoàn thuộc giáo phận Kamyanets Podilskij. Đây là giáo phận đang gặp khó khăn về tài chính, gây cản trở cho các hoạt động mục vụ trong giáo xứ, các trung tâm đón tiếp trẻ mồ côi và các bệnh viện. Từ khi đại dịch đến đây, một số trong 24 cộng đoàn này không có bất cứ nguồn thu nhập nào.
Đối với Giáo hội Ukraine, các sáng kiến hỗ trợ này rất quan trọng. Mặc dù số ca lây nhiễm chính thức được công bố không quá cao: gần 26 ngàn người bị nhiễm và 762 người chết, nhưng con số thực tế cao hơn nhiều, do quá trình xét nghiệm không chính xác làm cho đánh giá kết quả thấp hơn thực tế. Nói chung, hệ thống y tế Ukraine không đầy đủ, nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện phải mang theo thuốc, gạc và các dụng cụ y tế cơ bản. Trong bối cảnh khó khăn này, các linh mục là những người do tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất.
Cha Mikolay Leskiv, linh mục của Giáo hội Công giáo ở thành phố Czervonograd nói với Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ: “Từ khi đại dịch bắt đầu, tất cả các dụng cụ bảo vệ sức khỏe, từ khẩu trang đến bao tay, chất khử trùng đã trở nên đắt gấp 10 lần; tại một số nơi thậm chí còn nhiều hơn”. Cha Leskiv cũng cho biết, cha đã mua khẩu trang cho các tín hữu, những người không thể mua được, nhưng nguồn lực rất hạn chế. Vì thế, những người được hưởng sự hỗ trợ của Tổ chức Bác ái của Đức Thánh Cha hy vọng sẽ nhận được các phương tiện bảo vệ sức khỏe cho đến tháng Tám.
Ngọc Yến
2020
Trung tâm phục hồi Fazenda da Esperança: “Nơi đây, chúng tôi được tái sinh”
Trung tâm phục hồi Fazenda da Esperança: “Nơi đây, chúng tôi được tái sinh”
Cách thủ đô của Argentina 120km, Fazenda da Esperança là một tổ chức đón tiếp, giúp phục hồi những người trẻ nghiện rượu, ma túy. Đời sống tinh thần, làm việc và đời sống cộng đoàn là ba liệu pháp cơ bản được tổ chức áp dụng trong khi giúp những người trẻ này phục hồi.
Một trung tâm năng động cho đời sống Kitô hữu
Đức cha Zurbriggen, Giám mục Deán Funes cho biết: “Ở đây, một khu vực với 90% dân số là người Công giáo nhưng chỉ có 5% thực hành đạo, không có ai lập gia đình mà có cử hành bí tích Hôn phối. Đời sống kinh tế khó khăn và người trẻ là thành phần bị ảnh hưởng trước tiên; họ bỏ làng mạc, ra đi tìm việc làm, đời sống bấp bênh, tệ nạn xã hội”.
Một ngôi làng sạch sẽ, các ngôi nhà được thiết kế gọn gàng
Ở đây, mọi người được sống trong một ngôi làng sạch sẽ, với những căn nhà được sắp xếp hợp lý. Đó là Fazenda da Esperança “Las Canteras”, tên của mỏ đá xưa. 82 thành viên của ngôi làng này sinh sống và sinh hoạt như một cộng đoàn, gia đình của những người trẻ. Họ là những bạn trẻ chiến thắng với ma túy sau một thời gian làm nô lệ cho nó. Ngoài hai nữ tu dòng Phanxicen, sơ Sarah đến từ Argentina và sơ Carmen đến từ Paraguay và Đức cha Aurelio José Kühn dòng Salêdiêng; những người hướng dẫn các bạn trẻ này trước đây cũng đã từng là những người nghiện ma túy
Đời sống tinh thần, lao động và đời sống cộng đoàn
Các nhà giáo dục giải thích, các liệu pháp để giúp các bạn trẻ phục hồi cuộc sống rất đơn giản, dựa trên ba nền tảng: tâm linh, lao động và đời sống cộng đoàn. Ngôi làng đón tiếp các bạn trẻ độc thân và cả các bà mẹ trẻ cùng với con của họ.
Trong ngôi làng này, mọi người đều làm việc như trồng rau, các xưởng thủ công, nuôi gia cầm. Các sản phẩm được bán ra ra bên ngoài hoặc cho người thân của các các bạn trẻ tới thăm các bạn mỗi tháng một lần. Việc điều trị kéo dài 12 tháng và cam kết của gia đình và người đang tham gia phục hồi là nền tảng cho sự phục hồi thành công của người cai nghiện.
“Ứng cử viên trở thành người mới”
Nhà giáo dục người Brazil của tổ chức khẳng định: “Đối với chúng tôi khi một người nghiện bước vào căn nhà của chúng tôi, có nghĩa là họ không còn là người nghiện nữa mà là một ứng cử viên để trở thành người tốt”. Điều ông quả quyết cũng là điều 90% các vị lãnh đạo các trung tâm của Fazenda quyết tâm. Hiện nay, Fazenda hiện diện tại hơn 20 quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Âu, châu Phi và châu Á. Đa số các nhà giáo dục là những người đã từng nghiện ma túy.
Đức cha Aurelio José Kühn cho biết ở đây mọi người được sống một bầu không khí yên bình và mọi thứ dường như có vẻ hoàn hảo, nhưng không đơn giản như thế. Không phải làm việc với những người tự nguyện cai nghiện lúc nào cũng dễ dàng. Các nhà giáo dục phải thường xuyên đồng hành với họ, phải lắng nghe và hiểu họ. Vì đa số họ có vấn đề trong cuộc sống và khó giải quyết.
Không ai bị bắt buộc ở lại
Đức cha khẳng định trong Fazenda mọi người sống bầu khí gia đình và tình bạn. Các bạn trẻ đến đây hoàn toàn tự do, không ai bị bắt buộc ở lại. Nhưng Đức cha cũng cho biết những điều rất rõ ràng: không có vấn đề lãng phí thời gian. Khi đến đây, ngay lập tức họ được biết những nguyên tắc cần phải thực hiện. Chính họ là những người muốn được phục hồi, vì thế họ phải cộng tác với các nhà giáo dục trong suốt quá trình cai nghiện.
Ban lãnh đạo biết rõ tình trạng pháp lý của những người đến đây. Thời gian lưu lại đây là 12 tháng và khi họ rời Fazenda, họ tiếp tục được theo dõi bởi một nhóm hỗ trợ của trung tâm. 65% hoàn thành quá trình phục hồi, nghĩa là trọn vẹn 12 tháng. Điều này chỉ cho thấy rất thành công.
Lịch sử bắt đầu ở Brazil vào năm 1983
Lịch sử của các cộng đoàn Fazenda da Esperança bắt đầu vào năm 1983 tại thành phố Guaratinguetá, Brazil, cách Sao Paulo 163 km. Đó là trực giác của cha Hans Stapel dòng Phanxicô và của một bạn trẻ Công giáo Nelson Giovanelli Rosendo dos Santos. Cả hai muốn đưa vào cuộc sống thực hành Lời Chúa “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người”. (1Cr 9, 22). Một tư tưởng của Thánh Phaolô đã truyền cảm hứng cho đặc sủng hiệp nhất của Phong trào Focolare.
Đặc sủng của Thánh Phanxicô và tinh thần của Phong trào Focolare
Các trung tâm phục hồi chức năng lấy cảm hứng từ đặc sủng của thánh Phanxicô và của tinh thần Phong trào Focolare giúp cho các ứng viên muốn phục hồi có đủ động lực bước vào một năm tự phục hồi hoàn toàn miễn phí. Họ được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, học cách sống trong xã hội và có được tinh thần trách nhiệm. Sau khi kết thúc một năm, các bạn trẻ có thể tiếp tục trải nghiệm trong một nhóm gọi là “Sống niềm hy vọng” được thành lập tại địa phương.
Ngọc Yến