2020
Covid-19: Đi thuyền băng Đại Tây Dương để đến bên đầu giường người cha 89 tuổi
Covid-19: Đi thuyền băng Đại Tây Dương để đến bên đầu giường người cha 89 tuổi
Khi lòng hiếu thảo chắp cánh và giương buồm, ông Ballestero đi thuyền băng Đại Tây Dương để đến bên đầu giường của người cha 89 tuổi của mình.
Bị mắc kẹt ở Bồ Đào Nha khi đại dịch Covid-19 tăng mạnh đã làm các chuyến bay về đất nước Argentina của ông Juan Manuel Ballestero bị đình chỉ, ông quyết định đi thuyền buồm để ở bên đầu giường của người cha 89 tuổi.
Đây là tấm gương tuyệt vời của người con hiếu thảo dành cho người cha của mình. Vào giữa tháng 3, khi đại dịch tăng mạnh, các chuyến bay từ Bồ Đào Nha đến Argentina bị đình chỉ. Ông Juan Manuel Ballestero, 47 tuổi, người Argentina sống ở Bồ Đào Nha nhận thấy không thể về bên giường bệnh của người cha 89 tuổi của mình, nhưng không sao, người đam mê chèo thuyền quyết định đương đầu sóng, gió, nước, để về Argentina. Câu chuyện của ông được báo New York Times đưa tin, làm chứng cho quyết tâm thực hiện cuộc hành trình của ông. Ông nói với nhà báo: “Tôi không muốn mình là người hèn, ở nơi an toàn khi gia đình đang cần tôi. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là được ở gần bên cạnh cha tôi.”
Ông đã buông neo vào giữa tháng ba để đi 85 ngày về… Argentina. Nhưng cuộc hành trình không phải là không gặp khó khăn. Mặc dù đã mua thức ăn và nhiên liệu đầy đủ, ông dự định vào giữa tháng 4 sẽ dừng chân ở Cape Verde để mua vật dụng và nhiên liệu. Tuy nhiên, chính quyền không cho ông cập bến. Không nản lòng, ông Juan Manuel Ballestero tiếp tục hành trình và đạt cho được mục tiêu của mình: gặp lại cha.
Ông không che giấu, ông dựa trên đức tin của mình để đi qua các thử thách khó khăn và những giây phút hoang mang. Ông giải thích: “Đức tin giữ cho bạn đứng vững trong các tình huống này. Tôi đã học về bản thân mình; chuyến đi này làm tôi lớn lên trong khiêm nhường”. Cuối cùng, vào ngày 17 tháng 6, anh về đến cảng quê hương Mar del Plata và đã có thể hôn cha mình sau khi thử nghiệm Covid-19… âm tính.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Phân Tích: Khi Đức Tổng Viganò chối bỏ Công Đồng Vatican II, Toà Thánh Vatican vẫn không lên tiếng
Khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò tạo nên những dòng tít lớn vào tháng 8/2018, thì đó là vì một lá thư công khai có tầm ảnh hưởng vốn tố cáo các vị vị giáo chức trong Giáo Hội về sự thoả hiệp và bao che cho một vụ bê bối quanh người lạm dụng tình dục Theodore McCarrick.
Sự đáp trả của Đức Giáo Hoàng trước lá thư của Đức Tổng Viganò là trực tiếp: “Tôi sẽ không nói dù một lời về việc này”.
Hai năm sau, Đức Tổng Viganò vẫn tiếp tục nói. Nhưng vị tổng giám mục đã thay đổi chủ đề của mình, từ vụ việc McCarrick sang các thuyết âm mưu về nạn dịch coronavirus, sự hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima, và Công Đồng Vatican II. Thính giả của Đức Tổng đã gia tăng nhiều trong vòng 2 năm; giờ đây còn bao gồm thậm chí cả tổng thống Hoa Kỳ. Và giờ đây những tố cáo của Ngài đã bắt đầu len sang việc cự tuyệt với thẩm quyền của chính bản thân Giáo Hội.
Tuy nhiên, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Toà Thánh Vatican đã không nói dù một lời về Đức Tổng Viganò hoặc một núi các tên lửa ngày càng nhiều của Ngài, ngay cả khi các nhà phân tích thế giá nói rằng đức tổng đang ở ngay điểm “xa lìa Giáo Hội”, và có thể kéo theo những người theo Ngài. Có thể có vài lý do cho điều này.
Trong một bài phỏng vấn vào tháng trước, Đức Tổng Viganò đã đưa ra một loạt các chỉ trích chống lại Công Đồng Vatican II vốn đặc biệt là không mang tính cội nguồn, nhưng đáng gây chú ý vì những lời chỉ trích này rõ ràng xuất phát từ một cây viết của một vị nguyên là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ.
Đức Tổng Viganò tuyên bố rằng Công Đồng Vatican II – một công đồng đại kết của Giáo Hội – “những thế lực thù địch” đã tạo ra “sự bỏ đi Giáo Hội Công Giáo” qua “một sự cám dỗ mang tính cảm tính”.
“Những sai lỗi của giai đoạn hậu công đồng chứa đựng trong in nuce trong các Điều Lệ Công Đồng”, Đức Tổng nói thêm, khi tố cáo công đồng, chứ không chỉ sau công đồng, về một sự sai lỗi quá mức.
Trong bài phỏng vấn của Ngài, và những nhận xét khác của Ngài mới đây về Vatican II, đã đưa ra những luận điểm tương tự như bất cứ ai đã có cùng thời gian nơi những người cổ võ cho Hội Thánh Giáo Hoàng Pius X hoặc những nhóm theo truyền thống khác bên ngoài sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội: Là các sắc lệnh của công đồng về sự tự do tôn giáo và đối thoại liên tôn bác bỏ lại giáo huấn của Giáo Hội. Là việc như là “một công đồng mục vụ” thì Công Đồng Vatican II không nối kết người Công Giáo. Là việc Công Đồng đã dẫn đến việc “tiêm nhiễm kẻ thù vào trong trái tim của Giáo Hội”.
Đức Tổng Viganò cho rằng Công Đồng Vatican II đã tạo ra một sự ly giáo hàng loạt nhưng âm thầm trong Giáo Hội, tạo ra trong một Giáo Hội giả bên cạnh một Giáo Hội thật.
Những luận điểm này đã bị phê bình và giải quyết cách liên tục bởi các thần học gia và các sử gia, gồm cả Đức Benedict XVI, và trong tư tưởng của hàng giáo phẩm của Giáo Hội, đã được tranh cãi đủ. Những bác bỏ về thẩm quyền của công đồng đã bị bác bỏ từ lâu bởi các bậc thẩm quyền của Giáo Hội.
Để chắc chắn, một vài nhà thần học hoặc giám mục sẽ lập luận rằng các văn kiện của Công Đồng Vatican II trên hết là sự quở trách, theo nghĩa văn phong của các văn kiện này, ngôn ngữ của chúng, và việc trình bày niềm tin của chúng. Và các học giả vẫn tiếp tục bất đồng về cách giải thích một số văn kiện chính yếu của công đồng. Nhưng việc chấp nhận tính pháp lý và thẩm quyền của Công Đồng Vatican II là một thành tố cần thiết cho việc duy trì sự hiệp thông của chính bản thân Giáo Hội.
Những phỏng vấn mới đây của Đức Tổng Viganò phần lớn được hiểu như là một lời mời gọi để bác bỏ toàn bộ Công Đồng Vatican II. Một vị giáo hoàng, Đức Tổng nói, phải “nối kết sợi chỉ của Truyền Thống ở nơi mà sợi chỉ ấy bị cắt đứt”, và Giáo Hội phải “nhận sai lỗi và sự cám dỗ điều mà chúng ta đang bị rơi vào”.
Có thể lập luận là theo cách giải thích bác ái nhất có thể, thì những tuyên bố của Đức Tổng Viganò cần phải được hiểu như là một tham vọng cách có ý thức – khi nỗ lực né tránh bác bỏ giáo huấn Giáo Hội trong khi đang thực hiện cách rõ ràng việc, chỉ trong một tích cách mang tính cắt bị nhiều hơn. Những người Công Giáo, gồm nhiều người ủng hộ Đức Tổng Viganò đã chỉ trích tác phẩm của Cha James Martin, S.J., với những tố cáo với cùng một tham vọng mang tính nghiên cứu, ngoài một chủ đề khác, và chỉ trích Toà Thánh về việc không đáp trả.
Nhưng cứ cho là Đức Tổng Viganò đã bác bỏ “bản chất duy trì” của Công Đồng Vatican II, thì ý nghĩa gốc của luận điểm của Ngài dường như là rõ, và dường như rõ ràng là thật không thể làm cho những tuyên bố của Ngài nên phù hợp thậm chí là dưới nhãn quan “tham vọng nghiên cứu”. Tuy nhiên, liệu là bài viết của Ngài có phù hợp với tiêu chí nghiêm túc của một sự dị giáo hay ly goaos hay không là chủ thể duy nhất đối với phán quyết của Toà Thánh.
Tuy nhiên, Toà Thánh Vatican đã chưa lên tiếng.
Một lý do khả thể cho sự thinh lặng là các nhà lãnh đạo Giáo Hội, gồm cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể chỉ chưa hiểu được là tầm ảnh hưởng của Đức Tổng Viganò nhiều đến cỡ nào. Tầm ảnh hưởng của Đức Tổng là không thể phán quyết cách trọn vẹn, nhưng những lá thư và các bài phỏng vấn của Ngài là lương thực thường xuyên của nhiều trang web và các kênh Youtube với rất nhiều khán thính giả, và sau khi Đức Tổng được Tổng Thống Donald Trump ủng hộ vào tháng trước, thì Ngài đã trở thành một nhân vật đáng kinh ngạc nơi mang lưới các nhà thuyết âm mưu Qanon.
Đa số sự ảnh hưởng của Ngài là trực tuyến; Ngài không có một quyền lực chính thức nào, và Toà Thánh chỉ có thể đơn giản là không lường được là nhiều người đã đọc và yêu kính Đức Tổng biết bao. Nhưng đối với rất nhiều người Công Giáo, thì Đức Tổng Viganò là trong số các nhân vật đáng tin cậy trong Giáo Hội, và tầm ảnh hưởng trên họ là đáng kể.
Những người ái mộ của Đức Tổng không chỉ là những nhân vật bên lề. Một vị giám mục Hoa Kỳ đang tại vị đã ký tên trên lá thư công khai của Đức Tổng Viganò khi tố cáo những vị thẩm quyền bóng đen đang khai thác nạn dịch coronavirus để tạo ra một chính phủ thế giới, và tổng thống Hoa Kỳ đã gợi đến một lá thư công khai từ Đức Tổng Viganò như là một kiểu cổ võ mang tính hiến pháp của Công Giáo.
Các giới chức Vatican có thể hy vọng là Đức Tổng Viganò đi trong thầm lặng, nhưng điều đó dường như ngày càng trở nên không thể, đặc biệt nếu vị tổng giám mục và những người ủng hộ đang được củng cố bởi một sự đáp trả tích cực cho sự quay lưng lại mới đây nhất của Ngài đối với Công Đồng Vatican II, và đối với viễn cảnh chính trị Mỹ.
Cũng rất không thể là Đức Tổng Viganò sẽ đi trong thầm lặng nếu, như một số nhà quan sát đã phỏng đoán, thì Đức Tổng đang được cổ võ bởi một phe nhóm Công Giáo với một mục tiêu rõ ràng và, qua Đức Tổng Viganò, thành một cơ quan ngôn luận. Đức Tổng Viganò đang tự cổ võ chính mình như thế nào, và Ngài hiện đang sống ở đâu, là các vấn đề chỉ thuần tuý mang tính phỏng đoán. Nhưng có một điểu đáng chú ý về những tấn công mới đây của Đức Tổng.
Đức Tổng Viganò là một luật gia là người đã làm việc như một quan chức chính phủ và là nhà ngoại giao. Ngài không phải là một thần học gia. Theo nhiều chứng cứ, thì Ngài là một người thực tế, có khuynh hướng hoàn tất mọi sự hơn là đưa ra một triết thuyết. Nhưng bài viết của Ngài đã thực hiện một sự xoay chuyển không mang tính đặc thù đối với các luận điểm thần học của những người đã chống lại Công Đồng Vatican II, và nó cho thấy một sự quen thuộc đáng kinh ngạc với những luận điểm này. Nếu Toà Thánh quyết định điều tra những ấn bản của Đức Tổng Viganò, thì Toà Thánh có thể xét đến những hoàn cảnh mà qua đó các luận điểm này đã được viết, và kiểu “hỗ trợ” nào, và từ ai, mà Đức Tổng Viganò nhận được.
Toà Thánh cũng có thể theo phản xạ không có huynh hướng giải quyết đức tổng Viganò, vì tất cả nét đặc thù của Ngài, thì Ngài vẫn là một tổng giám mục và là một nhân vật ngoại giao có địa vị cao. Trong hệ thống lịch sự toà án của Vatican, thì việc bác bỏ Ngài cách công khai sẽ là một điều gì đó thuộc về brutta figura. Một khía cạnh của chủ nghĩa giáo sĩ trị gần như là một sự cam kết không nói ra như một kiểu bọc thép nơi các giám mục để tránh công khai chỉ trích nhau, và đó có thể là một nhân tố trong một sự không thoải mái gì với việc đáp trả với những tuyên bố của Đức Tổng Viganò.
Nhưng ngoài yếu tố giáo sĩ trị, thì Toà Thánh còn có thể nản trước bất cứ một kiểu chỉ trích công khai nào nếu Toà Thánh có những quan tâm chân thành đến sức khoẻ của vị tổng giám mục, hoặc những hoàng cảnh cá nhân của Ngài.
Sau cùng, có một sự thật không thoải mái gì là những tuyên bố càng về sau này của Đức Tổng Viganò – những tuyên bố có liên quan đến McCarrick – đã chưa được giải quyết.
Một sự chỉ trích của hàng loạt các tấn công mang tính thần học của Đức Tổng có thể diễn ra như một sự tương thích hàng loạt mang tính chọn lọc, đặc biệt trước sự việc là nhiều người Công Giáo, không chỉ là những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng, đều biết rằng các vấn đề có liên quan đến Amoris Laetitia cũng đã chưa được trả lời. Tuy nhiên, sau cùng thì dường như không thể là những tia sáng ấy là một nhân tố chính trong những suy xét của Toà Thánh đối với hoàn cảnh của Đức Tổng Viganò, vì, khá đơn giản, động lực truyền thông của nó dường như không thường nhận được sự tham gia của công chúng với cấp độ phân tích mang tính khéo léo ấy.
Bất luận lý do là gì, thì tiếng nói của Đức Tổng Viganò đã trở nên có tầm ảnh hưởng nơi nhiều người Công Giáo, là những người hiện đang nghe ngóng từ Đức Tổng là một công đồng đại kết cần phải được bác bỏ. Đức Tổng Viganò đang lên tiếng thường xuyên hơn, và mạnh mẽ hơn. Liệu là đức giáo hoàng, và Toà Thánh sẽ quyết định giờ là lúc thuận tiện để nói “một lời duy nhất”, hoặc hơn, vẫn đang được mong đợi.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ CNA)
2020
Trong vòng chưa đầy ba tháng, coronavirus đã làm thế giới thay đổi hoàn toàn
Trong vòng chưa đầy ba tháng, coronavirus đã làm thế giới thay đổi hoàn toàn
rcf.fr, 2020-07-08
Theo ông Pascal Boniface: “Trong vài tháng coronavirus đã làm thế giới thay đổi hoàn toàn, một virus siêu nhỏ đã làm đảo lộn trật tự thế giới hơn bất kỳ một yếu tố nào khác trong những năm gần đây.
Ông Pascal Boniface, giám đốc Viện Nghiên cứu và Thông tin xã hội-kinh tế (IRIS), tác giả quyển “Địa chính trị của Covid-19” (Géopolitique du Covid-19, nxb. Eyrolles) giải thích về chủ đề này trên đài truyền hình Pháp RCF.
“Chúng ta thường nói, toàn cầu hóa là sự co lại của thời gian và không gian. Trong vòng chưa đầy ba tháng, thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Đó là một thế giới toàn cầu hóa mở, mọi người có thể đi khắp mọi nơi. Và đột nhiên, thế giới chuyển động này hoàn toàn bị chặn lại. Cả thế giới sợ cùng một thứ, cùng một loại virus: coronavirus là kẻ thù chung. Chúng ta cùng bị cách ly với bốn tỷ người, những người không thể rời khỏi nhà mình, phong trào này là hiện thân của thế giới này”.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc trên thế giới
Trong các hậu quả của nó, coronavirus đã có tác dụng khuếch đại các vấn đề đã có từ trước. Ông Pascal Boniface, chuyên gia các quan hệ quốc tế giải thích tiếp: “Nó khuếch đại các xu hướng đã được quan sát và đã được kết tinh. Nó làm cho những điều này gần như không thể đảo ngược. Đó là trường hợp cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cạnh tranh này đã tồn tại, nhưng nó bộc phát một cách mạnh mẽ trong thời gian khủng hoảng, và sẽ trở thành yếu tố chiến lược quan trọng nhất trong hai mươi năm tới”.
Sau khi bị tố cáo trong vụ virus, ngày nay Trung quốc muốn lấy lại quyền kiểm soát chính trị quốc tế và nội bộ, đặc biệt qua trường hợp Hồng Kông. Ông Boniface lên tiếng: “Vấn đề Hồng Kông đã có trước khi có Covid-19. Nó đã làm hỏng lễ kỷ niệm 70 năm ngày lên nắm quyền của Đảng Cộng sản. Và chúng ta nhận ra cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc có thể gây ra hậu quả to lớn đối với nền kinh tế thế giới. Nhanh chóng, nó nối lại con đường của nó. Trung quốc đau khổ, nhưng sẽ tiếp tục đuổi kịp Hoa Kỳ vì các nước khác đang còn chịu đựng đau khổ nhiều hơn từ cuộc khủng hoảng Covid-19 so với Trung Quốc”.
Nỗ lực hồi sinh châu Âu
Ông Pascal Boniface nhắc lại, “Ở phía bên kia Đại Tây Dương, kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm chính quyền, ông đã tấn công các thể chế quốc tế bằng chủ nghĩa đa phương của mình. Chủ nghĩa đa phương là nạn nhân của Covid-19. Nếu chủ nghĩa đa phương được thấm đậm hơn, đại dịch có lẽ sẽ ít lan rộng hơn trên thế giới. Chủ nghĩa mỗi người tự lo cho mình đối diện với những vấn đề lớn của thế giới. Sau khi rút khỏi Unesco, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Donald Trump rút khỏi tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng đó chỉ là cái cớ”.
Về phía châu Âu, cuộc khủng hoảng này còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, bây giờ châu Âu đang trong thế sống chết với các kế hoạch phục hồi. Ông Pascal Boniface kết luận: “Lúc đầu, châu Âu đã phản ứng theo cách phân tán, mỗi người tự lo cho mình. May mắn thay, đã có một bước nhảy vọt với kế hoạch phục hồi Macron-Merkel, hành động của Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB, của Ủy ban châu Âu và chúng ta có thể hy vọng cuộc khủng hoảng này có thể tạo nên một khởi đầu trong việc xây dựng châu Âu”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
ĐHY Charles Bo: Myanmar bị một trận lở đất bất công chôn vùi
ĐHY Charles Bo: Myanmar bị một trận lở đất bất công chôn vùi
“172 nạn nhân của thảm họa tại mỏ Wai Khar không chỉ bị chôn vùi trong bùn, nhưng còn bởi một trận lở đất bất công”. Đây là những lời tố cáo của Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon trong lễ tang các nạn nhân của thảm kịch xảy ra vài ngày trước tại một mỏ ngọc bích ở Myanmar.
Khu vực xảy ra thảm họa chủ yếu ở bang Kachin. Ở đây, việc khai thác mỏ ngọc bích hàng năm mang lại cho các nhà đầu tư khoảng 30 tỷ đô la Mỹ, nhưng điều kiện làm việc của hàng trăm ngàn công nhân thì rất tồi tệ, không có đồ bảo hộ lao động tối thiểu.
Trong số 172 nạn nhân của thảm kịch có khoảng 30 Kitô hữu, trong đó có 3 người Công giáo. Và chính trong tang lễ của họ, Đức Hồng y Bo đã tố cáo, nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Đức Thánh Cha đã nhiều lần lên tiếng chống lại cơn sóng thần bất tận về kinh tế và môi trường chống lại người nghèo trên khắp thế giới. Họ là những người đã phải chết, phải hy sinh trên bàn sát tế của lòng tham, cẩu thả và ngạo mạn của các công ty tiếp tục chiếm đoạt nhân phẩm người nghèo của vùng đất này. Thảm kịch trong mỏ là một cảnh báo bi thảm về nhu cầu chia sẻ các kho báu thiên nhiên do Thiên Chúa ban tặng”. Tổng Giám mục Yangon nhấn mạnh: “Các kho báu của Myanmar thuộc về người dân Myanmar”.
Đức Hồng y nói thêm: “Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta bị ảnh hưởng bởi một thảm kịch thương tâm như thế này. Nếu các nhà khai thác không đáp lại với lòng trắc ẩn và công lý, đây sẽ không phải là lần cuối”.
Vấn đề khai thác các mỏ ngọc bích đan xen với cuộc xung đột giữa quân đội Myanmar và các nhà hoạt động độc lập Kachin trong nhiều thập kỷ, đã làm rung chuyển khu vực phía bắc Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc. Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả Tổ chức Global Witness, tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế với mục tiêu chống lại tình trạng bóc lột tài nguyên thiên nhiên cho rằng: chính quân đội Yangon kiểm soát phần lớn thị trường ngọc bích được bán bất hợp pháp trên thị trường chợ đen Trung Quốc, đã tước đi sự giàu có này của người dân địa phương.
Trong một báo cáo cách đây vài năm, Tổ chức Global Witness giải thích: “Chỉ một kilogram ngọc chất lượng tốt nhất sẽ đủ để tài trợ cho 147 phòng khám ở bang Kachin, tạo ra sự khác biệt lớn về mặt phát triển”. (Mondo e missione 07/7/2020) Ngọc Yến