2020
ĐTC gởi sứ điệp video đến Tổ chức Lương Nông thế giới
ĐTC gởi sứ điệp video đến Tổ chức Lương Nông thế giới
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), ĐTC đã gởi một sứ điệp video đến các thành viên của tổ chức này của Liên Hiệp Quốc và nói rằng: “Nhiệm vụ của Tổ chức Lương Nông thế giới rất cao đẹp và quan trọng, bởi vì quý vị làm việc nhắm đánh bại nạn đói, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng.”
Chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Trồng trọt, nuôi dưỡng, bảo tồn”, và “Cùng nhau. Hành động của chúng ta là tương lai của chúng ta”.
Đức Thánh Cha đồng ý với quan điểm của Tổ chức Lương Nông thế giới rằng “chỉ sản xuất lương thực thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng là đảm bảo rằng hệ thống lương thực phải bền vững và cung cấp chế độ ăn lành mạnh và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người.” Để làm được điều này, đặc biệt trong thời điểm đại dịch, các tổ chức như Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững và đa dạng, hỗ trợ các cộng đồng nhỏ nông nghiệp và hợp tác phát triển nông thôn ở các nước nghèo nhất.
Đức Thánh Cha nói rằng: “Đối với loài người, nạn đói không chỉ là một thảm kịch mà còn là một nỗi xấu hổ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bổ không đồng đều các loại trái cây trên trái đất, bên cạnh việc thiếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hậu quả của biến đổi khí hậu và sự gia tăng xung đột ở các khu vực khác nhau trên hành tinh. Mặt khác, hàng tấn thực phẩm bị bỏ đi. Đối mặt với thực tế này, chúng ta không thể vô cảm hoặc bất động. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm.”
Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi: “cuộc khủng hoảng hiện nay cho chúng ta thấy rằng cần có những chính sách và hành động cụ thể để xóa nạn đói trên thế giới.” Một trong những đề xuất được Đức Thánh Cha đưa ra để xóa bỏ nạn đói vĩnh viễn và đóng góp vào sự phát triển của các nước nghèo nhất là thành lập một “Quỹ thế giới” bằng số tiền được sử dụng cho vũ khí và các khoản chi tiêu quân sự khác. Ngài nói rằng: “Bằng cách này, sẽ tránh được nhiều cuộc chiến tranh và sự di cư của nhiều anh em của chúng ta và gia đình của họ, những người buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất nước của họ để tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn” (x. Thông điệp Fratelli tutti, số 189 và 262).
Văn Yên, SJ
2020
ĐTC đề cao vai trò quan trọng và thiết yếu của gia đình trong giáo dục
2020
Tín hữu Công giáo gia tăng tại các châu lục trừ châu Âu
Tín hữu Công giáo gia tăng tại các châu lục trừ châu Âu
Theo Niên giám Thống kê của Giáo hội về số tín hữu trong 5 năm, 2013-2018, số tín hữu gia tăng đáng kể ở châu Phi so với sự gia tăng dân số thế giới. Số tín hữu tại Á châu, Mỹ châu và châu Đại dương gia tăng chậm, còn tại châu Âu thì giảm nhẹ.
Theo Niên giám Thống kê của Giáo hội, trong thời gian 5 năm, từ 2013-2018, số tín hữu Công giáo toàn cầu tăng 6%, từ 1 tỷ 254 triệu lên 1 tỷ 329 triệu.
So sánh với độ tăng dân số toàn cầu, từ 7 tỷ 94 triệu lên 7 tỷ 496 triệu, số tín hữu Công giáo tăng nhẹ từ 17,68% lên 17,73%.
Sự phân bố của tín hữu Công giáo ở các châu lục
Tại châu Phi, trong khi dân số chỉ tăng 15% thì số tín hữu Công giáo tăng 18%, và điều này cho thấy hoạt động mục vụ tại các nước ở châu lục này đã có kết quả.
Tại Mỹ châu, trong khi dân số tăng 4,4% thì số tín hữu Công giáo tăng 4,6%.
Tại Á châu, số tín hữu tăng 7,6% so với 4,4% gia tăng dân số.
Tại châu Đại dương, số tín hữu tăng 9,6%, còn dân số gia tăng 8,1%.
Chỉ riêng tại châu Âu, số tín hữu giảm bớt 0,4% so với 0,2% dân số gia tăng tại châu lục này.
Tín hữu Công giáo tăng tại Phi châu và Mỹ châu
Đến cuối năm 2018, tại Mỹ châu, số tín hữu chiếm 63,7% tổng dân số châu lục. Trong khi đó, số tín hữu tại Âu châu chiếm 39,7%, tại Phi châu là 18,6% và tại Á châu là 3,3% tổng dân số của châu lục.
Nhìn chung, tuy sự hiện diện của tín hữu Công giáo trên toàn cầu gần như ổn định, thì ở mỗi châu lục, đặc biệt tại châu Phi và châu Mỹ có khuynh hướng gia tăng nhẹ (CSR_7506_2020)
Hồng Thủy
2020
Một Linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 259 cây số để cầu nguyện cho sự hòa giải của đất nước
Một Linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 259 cây số để cầu nguyện cho sự hòa giải của đất nước
Vào thứ hai 12/10/2020, cha Ludovic chỉ đeo một túi ba lô, chiếu ngủ, mặc áo chùng đen và đầu trần, bắt đầu chuyến đi bộ 250 km từ Douala đến Yaoundé. Cha ấy muốn dóng lên những đau khổ do cuộc nội chiến bắc nam ở Cameroon, dòng dã bốn năm nay gây ra.
Cha Ludovic Lado, linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 250 km từ tỉnh Douala đến tỉnh Yaoundé.
Cha Lado nói với Thông tấn xã Fides rằng chuyến đi bộ của cha là một cuộc hành hương cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của đất nước Cameroon.
“Một mặt, cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các Khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Cameroon, mặt khác, cha muốn thực hiện một việc đền tội để đền bù những tội ác chống lại nhân quyền con người đã xảy ra ở những vùng này. Cha Lado viết trong một lá thư ngỏ: Tôi mong mỏi các giá trị Kitô giáo về những quyền căn bản của con người là: Tình huynh đệ, đối thoại, công lý, hòa giải và hòa bình được rạng tỏ.
Bị tạm giam ở Edéa
Thứ Ba (13/10/2020), cha Lado phải gián đoạn cuộc hành hương vì bị cảnh sát bắt giữ ở Edéa, một thành phố nằm dọc theo con sông Sanaga ở vùng Littoral. Sau đó cha đã được thả và lại tiếp tục cuộc hành hương của mình. Cha Lado cho hay cha ấy rất tươi tỉnh và khỏe mạnh. Ngài nói: “Tôi đã giảng giải cho cảnh sát hay rằng tôi đang đi hành hương, như là một truyền thống tôn giáo lâu đời… nhưng họ đã cấm tôi và vi phạm tới quyền công dân của tôi…”
Hỗ trợ cho việc giáo dục trẻ em của các Tổ chức độc lập (IDP)
Cha Lado đã chọn chủ đề cho chuyến đi bộ hành hương của cha là “Anh con ở đâu?” (Sáng Thế Ký 4: 9).
Cha Lado cho hay: “Nếu Giáo hội, chính quyền (Cameroon) và những người Ambazonians không ngồi lại để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, thì tôi sẽ làm phần việc của mình!” Đó là điều mà cha Lado tuyên bố khi quyết định làm cuộc đi bộ hành hương này.
Cha Lado cũng cho hay cha muốn đền những tội ác chống nhân loại đã xảy ra trong cuộc xung đột này. Cha Lado nói thêm: “Cuộc đi bộ hành hương này là một lời kêu gọi đoàn kết để hỗ trợ cho công cuộc giáo dục thanh thiếu niên, con cháu của những người di dân tị nạn nội địa, đang sống một cuộc sống bất ổn!”
Tại sao tôi lại đi bộ?
“Tôi đi bộ để máu ngừng chảy trên đất nước này. Tôi đi bộ để quyền pháp lý biểu tình ôn hòa ở Cameroon được tôn trọng. Tôi hiệp thông với những người di cư trong nước, cũng như những người tị nạn khác của các vùng nói tiếng Anh (Anglophone)! Tôi đi bộ để khử trừ tà ma ra khỏi tôi, vì trong chúng ta có con ma là “sự thờ ơ – vô cảm”. Đi bộ hành hương không chỉ là một quyền của con người, mà còn là một đặc ân thiêng liêng. Tôi đi bộ để làm cho quyền này được tôn trọng!”
Cha Lado cho biết cuộc đi bộ hành hương của ngài để cảm thông với hàng trăm người bị giam giữ vào ngày 22 tháng 9, vì ủng hộ cho đảng đối lập, cho Phong trào Phục hưng ở Cameroon (MRC). Những người biểu tình này mong muốn có các cuộc đối thoại trên bình diện quốc gia, việc cải cách bầu cử và hòa bình cho các vùng nói tiếng Anh (Anglophone) trong đất nước. Chính phủ Cameroon cho các cuộc biểu tình ở một số vùng này là bất hợp pháp.
Các chuyên viên của Liên Hợp Quốc lên án sự đàn áp của chính phủ
Chính phủ đã bị lên án vì sử dụng vũ trang và lực lượng an ninh để ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa. Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong tuần này, yêu cầu chính quyền hãy thả thủ lĩnh của đảng đối lập và những người bị bắt trong các cuộc biểu tình ôn hòa trên toàn quốc. Họ kêu gọi chính phủ phải ngừng đe dọa và đàn áp các nhà hoạt động chính trị.
Hơn nữa các chuyên gia Liên hiệp Quốc còn muốn làm một cuộc điều tra về những vi phạm nhân quyền, bao gồm các cuộc bắt bớ, giam giữ tùy tiện và đối xử tồi tệ những người biểu tình, không được xét xử nơi tòa án!…
Các chuyên gia còn cho hay: “Họ lo lắng về việc bắt giữ hàng loạt những người biểu tình ôn hòa và các nhà hoạt động chính trị bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến của mình. Hơn 500 người được ghi nhận là đã bị bắt sau các cuộc biểu tình do phe đối lập lãnh đạo vào ngày 22 tháng 9. Khoảng 200 người trong số này vẫn còn bị giam giữ. Các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết, họ có thể bị gán vào tội khủng bố hoặc tội gây rối loạn an ninh quốc gia và bị xét xử tại tòa án quân sự, chỉ vì họ đòi hỏi các quyền tự do cơ bản cho họ.
Một cuộc chiến kéo dài 4 năm không có lối thoát!
Cuộc xung đột nội chiến kéo dài 4 năm đã khiến nửa triệu người phải di cư. Hơn 3000 người đã thiệt mạng. Trẻ em ở các khu vực xung đột đã không được đến trường! Đầu tháng này, một số phụ huynh và giáo viên ở các khu vực xung đột đã bất chấp nguy hiểm, đe dọa từ các nhóm vũ trang, đã mở cửa một số trường học.
Trọng tâm của cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2016, từ một cuộc đình công của các giáo viên và luật sư, ở các vùng nói tiếng Anh ở Cameroon. Những nhà trí thức này được người dân trong vùng hỗ trợ, họ phản đối việc ưu tiên cho tiếng Pháp và việc bổ nhiệm không hợp lý những người nói tiếng Pháp trong vùng nói tiếng Anh của họ.
Cameroon là một quốc gia nói hai thứ tiếng. Đến năm 2017, tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc chiến phân biệt toàn diện. Các nhà quan sát cho rằng cả lực lượng chính phủ và phe ly khai hiện đang sa lầy vào một cuộc xung đột, mà theo các quan sát viên thì chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc đối thoại.
Cha Lado: một học giả thẳng thắn
Cha Lado không phải là người xa lạ với chính phủ Cameroon. Cha ấy đã lên tiếng từ năm 2007, lúc ngài còn là phân khoa phó của phân khoa Khoa học Xã hội và Quản trị tại Đại học Công Giáo Trung Phi, ở Yaoundé. Cha cũng là người đã chỉ trích Tổng thống Paul Biya, người đã giữ chức vụ Tổng thống của Cameroon trong suốt 38 năm qua!
Cha Lado có bằng tiến sĩ về nhân văn xã hội và văn hóa tại Đại học Oxford. Cha đã viết và phát biểu nhiều vấn đề về Nhân chủng học, Phong trào Canh tân Hiện sủng, các phong trào Công Giáo ở châu Phi và sự thay đổi xã hội ở châu Phi và các vùng phụ cận sa mạc Sahara.
Thanh Quảng sdb