2020
Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46: Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)
Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46: Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)
Trong Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, ngày 20-10-2020, Linh mục Rôcô Nguyễn Duy – Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN – trình bày phần 1: “Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)”.
Nhạc sĩ Phanxicô trình bày phần 2: “Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)”.
Bài đúc kết của Đức Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị – Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN – trong Hội thảo.
2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự?
Trong một bộ phim tài liệu có tên là “Francesco”, nghĩa là Phanxicô, được công chiếu hôm thứ Tư 21 tháng 10, trong Liên Hoan Điện Ảnh ở Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi thông qua một luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính, khác với quan điểm của Bộ Giáo Lý Đức Tin và những vị tiền nhiệm của ngài về vấn đề này.
Nhận xét này được đưa ra trong một phần của bộ phim tài liệu phản ảnh việc chăm sóc mục vụ cho những người xác định mình là người đồng tính.
“Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong cuốn phim về cách tiếp cận chăm sóc mục vụ của ngài.
Sau những nhận xét đó, và trong những bình luận có khả năng gây ra tranh cãi rất lớn giữa những người Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trực tiếp đề cập đến vấn đề luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.
“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.
Bộ phim tài liệu “Francesco” đã gây ra những hoang mang rất lớn. JD Flynn, luật sư giáo luật, Tổng Biên Tập Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: What did Pope Francis say about civil unions? A CNA Explainer.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự? Một lời giải thích của CNA.
“Francesco” một bộ phim tài liệu mới được phát hành về cuộc đời và sứ vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã gây chú ý trên toàn cầu, vì bộ phim có một cảnh trong đó ngài kêu gọi việc thông qua luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.
Một số nhà hoạt động và các báo cáo truyền thông đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi giáo huấn Công Giáo bằng những nhận xét của ngài. Những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã đặt ra câu hỏi về những gì ngài thực sự đã nói, ý nghĩa của những lời ấy, và Giáo hội dạy gì về các kết hiệp dân sự và hôn nhân. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã xem xét những câu hỏi đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về các kết hiệp dân sự?
Trong một đoạn trong cuốn phim “Francesco” thảo luận về việc chăm sóc mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những người Công Giáo xác định mình là người đồng tính, Đức Thánh Cha đã đưa ra hai nhận xét tách biệt.
Trước tiên ngài nói rằng: “Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó [tức là vì khuynh hướng đồng tính của họ – chú thích của người dịch]”.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng không nói rõ về ý nghĩa của những nhận xét đó trong cuốn phim, nhưng trước đó, ngài đã lên tiếng khuyến khích các bậc cha mẹ và người thân không nên tẩy chay hoặc xa lánh những con cháu xác định mình là người đồng tính. Đây dường như là ý nghĩa mà Đức Thánh Cha đã nói về quyền của mọi người được trở thành một phần của gia đình.
Một số ý kiến cho rằng khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói về “quyền có gia đình”, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một kiểu ngầm chấp thuận cho các cặp đồng tính được nhận con nuôi. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng trước đây ngài đã lên tiếng phản đối việc nhận con nuôi như vậy. Ngài nói rằng trong những trường hợp như thế, trẻ em “bị tước đoạt sự phát triển nhân bản của chúng do cha mẹ ban cho theo thánh ý Chúa”. Ngài cũng nói rằng “mỗi người cần một người cha nam và một người mẹ nữ có thể giúp họ định hình căn tính của mình”.
Về các kết hiệp dân sự, Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý”.
“Tôi đã ủng hộ điều đó,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm. Câu này dường như liên quan đến đề xuất của ngài với các giám mục anh em, trong cuộc tranh luận năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng tính, và cho rằng việc chấp nhận kết hiệp dân sự có thể là một cách để ngăn cản việc thông qua luật hôn nhân đồng tính tại Á Căn Đình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về hôn nhân đồng tính?
Ngài chẳng nói gì cả. Chủ đề hôn nhân đồng tính không được thảo luận trong bộ phim tài liệu này. Trong sứ vụ của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rằng hôn nhân là mối quan hệ hợp tác trọn đời giữa một người nam và một người nữ.
Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên khuyến khích một thái độ chào đón đối với những người Công Giáo xác định là người đồng tính, thì ngài cũng nói rằng “hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ,” và nói thêm rằng “gia đình đang bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng tăng của một số người muốn xác định lại chính định chế hôn nhân,” và rằng những nỗ lực nhằm định nghĩa lại hôn nhân “đe dọa làm sai lệch kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa.”
Tại sao những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự lại là một vấn đề rất lớn?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng thảo luận về các kết hiệp dân sự, nhưng trước đây ngài đã không xác nhận rõ ràng ý tưởng này trước công chúng. Hiện nay bối cảnh của các trích dẫn liên quan đến ngài trong bộ phim tài liệu này chưa được tiết lộ đầy đủ, và có thể Đức Giáo Hoàng đã thêm những nhận định khác không được nhìn thấy trong bộ phim, việc tán thành các kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính là một bước đi rất lạ lùng đối với một vị giáo hoàng, và là một đường lối tiêu biểu cho sự tách biệt về quan điểm với hai vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài về vấn đề này.
Năm 2003, trong một văn kiện được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và được viết bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, là vị sau này trở thành Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Bộ Giáo lý Đức tin đã dạy rằng “sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính.”
Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”
Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.
Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 2003 bao gồm chân lý tín lý, và lập trường của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI về cách tốt nhất để áp dụng giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đối với các vấn đề về chính sách liên quan đến việc giám sát và điều hoà hôn nhân về mặt dân sự. Những lập trường đó phù hợp với kỷ luật truyền thống của Giáo hội về vấn đề này, nhưng bản thân những lập trường này không được coi là tín lý.
Một số người đã nói những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy là lạc giáo. Có đúng như vậy không?
Không. Những nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô không phủ nhận hay đặt vấn đề đối với bất kỳ chân lý tín lý nào mà người Công Giáo phải tuân giữ và tin tưởng. Trên thực tế, ngài đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo hội liên quan đến hôn nhân.
Lời kêu gọi rõ ràng của Đức Giáo Hoàng đối với một luật về kết hiệp dân sự, là điều xem ra rất khác với lập trường của Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2003, được đưa ra để thể hiện một sự tách biệt với một đánh giá luân lý truyền thống mà các nhà lãnh đạo Giáo hội dạy rằng đánh giá ấy ủng hộ và bảo vệ sự thật. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng luật kết hiệp dân sự đưa ra sự đồng ý ngấm ngầm đối với hành vi đồng tính luyến ái; trong khi đó Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với các kết hiệp dân sự, nhưng dù thế, ngài cũng đã phát biểu trong triều đại giáo hoàng của mình về sự vô luân của các hành vi đồng tính luyến ái.
Cũng cần lưu ý rằng một cuốn phim tài liệu phỏng vấn không phải là một diễn đàn để giảng dạy chính thức của một vị giáo hoàng. Các nhận xét của Giáo hoàng không được trình bày đầy đủ, và không có bản ghi chép nào được trình bày, vì vậy trừ khi Vatican cung cấp thêm các thông tin rõ ràng, chúng cần được xem xét một cách thận trọng dựa trên những thông tin hạn chế của cuốn phim này.
Ở Mỹ này, chúng ta có [cái gọi là] hôn nhân đồng giới. Tại sao không ai nói về các kết hiệp dân sự?
Có 29 quốc gia trên thế giới công nhận “hôn nhân đồng giới” là hợp pháp. “Hầu hết các quốc gia này là ở Âu Châu, Bắc Mỹ hoặc Nam Mỹ. Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa của hôn nhân mới chỉ bắt đầu. Ví dụ, tại các khu vực của Mỹ Châu Latinh, việc xác định lại hôn nhân không phải là một chủ đề chính trị đã được giải quyết và các nhà hoạt động chính trị Công Giáo ở đó đã phản đối các động thái nhằm hợp pháp hóa các kết hiệp dân sự.
Những người phản đối các kết hiệp dân sự nói rằng họ thường là cầu nối cho luật hôn nhân đồng giới, và các nhà vận động bảo vệ hôn nhân ở một số quốc gia cho biết họ lo ngại rằng những người vận động hành lang cho người đồng tính sẽ sử dụng những lời của Đức Giáo Hoàng trong bộ phim tài liệu này để thúc đẩy con đường tiến tới hôn nhân đồng giới.
Giáo hội dạy gì về đồng tính luyến ái?
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”
Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.
Người Công Giáo có bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự không?
Những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuốn phim “Francesco” không phải là giáo huấn chính thức của một vị Giáo hoàng. Lời khẳng định của Đức Giáo Hoàng về phẩm giá của tất cả mọi người và lời kêu gọi tôn trọng mọi người đều bắt nguồn từ giáo huấn Công Giáo. Tuy thế, người Công Giáo không có nghĩa vụ phải ủng hộ một quan điểm pháp lý hoặc một chính sách nào chỉ vì những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng trong một bộ phim tài liệu.
Một số giám mục bày tỏ rằng các ngài đang chờ đợi sự rõ ràng hơn nữa đối với những bình luận của Đức Giáo Hoàng từ Vatican, trong khi một số người giải thích rằng: “Trong khi giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân là rõ ràng và không thể sửa đổi, cuộc đối thoại nên được tiếp tục về những cách tốt nhất để tôn trọng phẩm giá của những người trong các mối quan hệ đồng tính để họ không bị phân biệt đối xử một cách bất công.”
Đặng Tự Do
2020
Lần đầu tiên Đức Phanxicô mang khẩu trang trong một sự kiện công cộng ở Rôma
Lần đầu tiên Đức Phanxicô mang khẩu trang trong một sự kiện công cộng ở Rôma
Đức Phanxicô mang khẩu trang trong buổi họp đại kết ngày 20 tháng 10 tại Rôma (Ảnh từ màn hình NCR / Vatican Media)
Tham dự buổi họp đại kết đầu tiên kể từ đầu đại dịch với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở Rôma, Đức Phanxicô đến buổi cầu nguyện liên tôn giáo gần tòa thị chính Rôma ngày 20 tháng 10 với chiếc khẩu trang trắng.
Đây là lần đầu tiên ngài mang khẩu trang trong một sự kiện công cộng. Ngài đã dùng khẩu trang tương tự trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần ở Vatican, nhưng ngài bị chỉ trích, đặc biệt trên các trang mạng xã hội khi ngài tháo khẩu trang ra để đến với giáo dân.
Trước đó Vatican cũng cho biết, tuy ngài không dùng khẩu trang nhưng ngài giữ giãn cách xã hội khi tiếp xúc với giáo dân, số lượng giáo dân cũng đã ít lại để tuân thủ các quy trình phòng chống coronavirus nghiêm ngặt của Ý.
Sự kiện ngày 20 tháng 10 là sự kiện hàng năm của Cộng đồng Sant’Egidio tổ chức, bắt đầu bên trong Vương cung thánh đường Santa Maria ở Aracoeli của Rôma trước khi chuyển đến Quảng trường Campidoglio gần đó.
Đức Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ngày 20 tháng 10 tại Rôma. (Ảnh từ màn hình NCR / Vatican Media)
Trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự có Thượng phụ Đại kết Bartholomew I; Đức Giám mục Heinrich Bedford-Strohm, chủ tịch Hội đồng Giáo hội Tin lành ở Đức; giáo sĩ Hạm Korsia, thượng giáo sĩ của Pháp, thượng tọa Shoten Minegishi, thuộc Thiền phái Soto.
Một số các chức sắc khác cũng có mặt, Tổng thống Ý Sergio Mattarella và Thị trưởng thành phố Rôma, bà Virginia Raggi.
Tất cả người tham dự đều mang khẩu trang, hiện nay luật pháp Ý buộc phải mang khẩu trang khi ra khỏi nhà, ngoại trừ những người có nhu cầu y tế cụ thể.
Như nhiều quốc gia khác ở châu Âu, tuần vừa qua nước Ý đã tăng các trường hợp nhiễm coronavirus một cách bất ngờ, với số lượng nhiễm hàng ngày vượt con số lúc cao điểm tháng ba. Ngày 20 tháng 10, Cơ quan bảo vệ dân sự Ý thông báo có 10.874 ca nhiễm mới trên toàn quốc.
Đức Phanxicô và Thượng phụ Đại kết Bartholomew vào cuối buổi lễ ngày 20 tháng 10 tại Rôma (Ảnh từ màn hình NCR / Vatican Media)
Trong bài giảng, Đức Phanxicô không nhắc đến đại dịch nhưng ngài suy gẫm về sự cám dỗ cố gắng “tự cứu mình” mà không nghĩ đến nhu cầu của người khác.
Ngài nói: “Đây là một cám dỗ lớn không trừ một ai, kể cả tín hữu kitô chúng ta. Cám dỗ chỉ nghĩ đến việc cứu lấy bản thân và trong vòng thân cận của mình. Chỉ tập trung vào lợi ích bản thân, như thể không có gì khác quan trọng. Đó là bản năng rất con người nhưng không đúng.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam thăm vùng lũ lụt
Sáng 20.10.2020, đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch HĐGMVN – làm trưởng đoàn, đã đến viếng thăm và trao quà cho những nạn nhân lũ lụt vừa qua tại các giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Huế và Giáo phận Đà Nẵng.
Phái đoàn tháp tùng Đức Tổng Giuse gồm Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn – Giám mục GP. Bà Rịa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục GP. Đà Nẵng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục GP. Hà Tĩnh, cha Giám đốc Đại chủng viện Huế, Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện – đại diện Caritas giáo tỉnh miền Bắc, Cha Marcello Đoàn Minh – đại diện Caritas Giáo tỉnh Huế, Anh Giuse Hoàng Thượng Vương – Trưởng ban cứu trợ Caritas Việt Nam cùng một số linh mục, tu sĩ của TGP. Huế và GP. Đà Nẵng.
Điểm đến đầu tiên là Giáo xứ Hà Tân – GP. Đà Nẵng, một giáo xứ vùng sâu, vùng xa được bao quanh bởi hai con sông Vu Gia và sông Kôn nằm trên địa bàn xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây đã xảy ra một trường hợp tử vong do điện giật, 5 nhà bị sập, một số vật nuôi và cá bị lũ cuốn trôi.
Điểm đến thứ hai là Giáo xứ Ái Nghĩa, cũng nằm trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bên cạnh sông Vu Gia.
Điểm đến cuối ngày là giáo xứ Lương Văn, TGP. Huế, thuộc xã Thủy Lương, huyện Hương Thuỷ, TP. Huế.
Các vị Giám mục đã trao đến các nạn nhân lũ lụt những món quà, trích từ quỹ dự phòng thiên tai của Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những món quà tuy nhỏ bé, nhưng phát xuất từ tấm lòng của nhiều người hướng về đồng bào ruột thịt thân yêu đang chịu nhiều khó khăn thử thách vì thiên tai…