2020
Vì sao Đức Phanxicô ủng hộ việc công nhận kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính
Vì sao Đức Phanxicô ủng hộ việc công nhận kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình được phát ngày 21 tháng 10, Đức Phanxicô bảo vệ việc công nhận luật “sống chung dân sự” cho các người đồng tính, để họ được bảo vệ một cách hợp pháp. Một cuộc cách mạng hay chỉ là cơn bão trong cốc nước? Giải thích
Theo Đức Phanxicô, “các người đồng tính là con của Chúa, họ có quyền có được gia đình”. MARIA LAURA ANTONELLI / AGF / SIPA
Đó là chuyện của một câu nói nhỏ gây nhiều ôn ào, như nhiều câu khác dưới triều giáo hoàng Đức Phanxicô. Ngài nói trong cuốn phim tài liệu Francesco của đạo diễn Evgeny Afineevsky người Nga sống tại Mỹ: “Người đồng tính có quyền ở trong một gia đình, họ là con cái của Chúa, họ có quyền có một gia đình”. Đạo diễn cũng làm một cuốn phim về đồng tính, Ôi trời ơi, Con tôi đồng tính, phát hành năm 2009 (Oy Vey! My Son is Gay!!)
Đức Phanxicô còn khẳng định: “Chúng ta không thể đuổi bất cứ ai ra khỏi gia đình, cũng như không thể làm cho cuộc sống của họ thành không thể sống được vì điều này.” Và cuối cùng: “Điều chúng ta phải làm là phải có luật chung sống dân sự, họ có quyền được pháp luật bảo vệ. Tôi đã bảo vệ điều này.” Các lời này thực sự đã được nói vào năm 2019, trong một cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình Mexico, nhưng một vài đoạn trích – cả đoạn về cuộc sống chung dân sự -, đã bị cắt trong quá trình biên tập, đôi khi được trích ra như trong trường hợp tài liệu này.
Nếu ngài nói “tôi đã bảo vệ điều này” là vì lập trường của ngài về kết hợp dân sự không phải là mới. Khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires, ngài đã bảo vệ khi có luật hôn nhân cho tất cả ở Argentina mà ngài phản đối. Sau đó, ngài cố gắng tập hợp giám mục Argentina theo quan điểm này nhưng không có kết quả.
Một trong các bạn thân của ngài, Đức Tổng Giám mục Victor Manuel Fernández đã viết trên Facebook: “Jorge Bergoglio luôn nhìn nhận, dù ngài không gọi đó là ‘hôn nhân’, trên thực tế có những kết hợp rất chặt chẽ giữa những người cùng giới, tự thân không bao hàm các quan hệ tình dục, mà là một kết hợp sâu đậm và ổn định. Họ hoàn toàn hiểu nhau, họ ở chung một mái nhà nhiều năm, họ chăm sóc cho nhau, họ hy sinh cho nhau. Và rồi khi có chuyện xảy ra như khi gặp trường hợp nghiêm trọng hoặc bệnh tật, họ không hỏi ý kiến người thân nhưng với người hiểu họ. Và, vì lý do đó, họ muốn người này thừa kế tất cả tài sản của họ, v.v. Điều này có thể đưa vào luật và được cho là “kết hợp dân sự” hoặc “luật chung sống dân sự”, chứ không phải “hôn nhân”.
Cơn sốt truyền thông toàn cầu
Điều thay đổi lần này là các lời nói không phải từ Hồng Y Bergoglio, mà từ Giáo Hoàng Phanxicô. Vì thế đây là lần đầu tiên một giáo hoàng nói một cách tích cực về việc công nhận sống chung dân sự của những người cùng giới, giải thích vì sao truyền thông toàn cầu sốt lên. Ngoài ra, nếu việc ủng hộ kết hợp dân sự năm 2010 là một ván bài chiến lược – nhượng bộ một chút, để việc phản đối hôn nhân đồng tính dễ được đón nhận hơn -, thì bối cảnh lần này đã thay đổi. Do đó, Jorge Mario Bergoglio khi là Phanxicô, đã cho cảm tưởng ngài nghiêng về khoan dung với việc kết hợp dân sự, gần như miễn cưỡng, ít tệ hơn là nói thẳng nhân danh bảo vệ pháp lý.
Cách mạng ư? Có và không. Linh mục Dòng Đa Minh Marie-Augustin Laurent-Huyghues-Beaufond, người dịch quyển sách Xây cầu, Giáo hội và Cộng đồng LGBT của Linh mục Dòng Tên James Martin (Bâtir un pont. L’Église et la communauté LGBT, nxb. Cerf, 2018) cảnh báo: “Chúng ta phải cẩn thận, vì có vẻ như câu trả lời được cắt từ các câu trích. Hơn nữa, đây là cuộc phỏng vấn, thì theo mức độ các từ ngữ của giáo hoàng, không cùng mức với từ ngữ trong các văn bản giáo huấn. Vì thế giáo hoàng nói trên các mức độ khác nhau và điều này đôi khi có tác dụng chống lại ngài.”
Nhưng lựa chọn để lọt ra các loại câu nhỏ này cũng có thể là một chiến lược. Linh mục Laurent-Huyghues-Beaufond cho biết thêm: “Trong trường hợp này, điều này cho phép ngài đi một bước bên cạnh tài liệu năm 2003 từ Bộ Giáo lý Đức tin, khi Đức Hồng y Ratzinger giải thích, Giáo hội phản đối việc công nhận hợp pháp các kết hợp của người đồng tính.”
Một chuỗi cụm từ nhỏ
Bối cảnh đặt ra, đó là để hiểu chính xác giáo hoàng muốn nói gì. Bởi vì đây không phải là “câu nói nhỏ” về vấn đề này. Năm 2013, trên đường từ Ngày Thế Giới Trẻ Rio de Janeiro về, ngài đã có câu nói nổi tiếng: “Nếu một người đồng tính và họ có thiện tâm đi tìm Chúa thì tôi là ai để phán xét họ?” Và năm 2018, trên chuyến bay từ Ai-len dự Đại hội gia đình về, ngài nói: “Có rất nhiều việc phải làm với khoa tâm thần học” để trả lời một nhà báo hỏi ngài cha mẹ phải làm gì khi con cái mình có “xu hướng đồng tính” ở tuổi khá nhỏ. Đôi khi khó khăn để hiểu cách tiếp cận của Đức Phanxicô trong loạt câu có vẻ mâu thuẫn này.
Linh mục Laurent-Huyghues-Beaufond phân tích: “Tôi không nghĩ, trong các lời của giáo hoàng, chúng ta ở giai đoạn đánh giá tình yêu đồng giới hoặc khẳng định rằng trong một cộng đồng của đời sống đồng tính có thể có một con đường nhân đức và nên thánh. Đức Phanxicô dường như nghiêng về lĩnh vực công nhận luật pháp và xã hội nhiều hơn, như đây là bức tường thành chống lại các tình huống bị từ chối hoặc phân biệt đối xử.” Trên thực tế, nếu chúng ta đặt các câu nói của ngài trong bối cảnh của chúng, khi ngài nói đến chỗ đứng của một em bé đồng tính trong gia đình dị tính, ngài khẳng định không được loại trừ em hoặc làm cho đời sống của em không thể sống được.
Đức Phanxicô ở trên lĩnh vực công nhận luật pháp và xã hội, như bức tường thành chống lại các tình huống bị từ chối hoặc phân biệt đối xử.” – Linh mục Dòng Đa Minh Marie-Augustin Laurent-Huyghues-Beaufond
Vì trong cuộc phỏng vấn này, ngài không nhắc đến nước Pháp mà Pacs (đời sống chung của hai người trưởng thành cùng giới hay khác giới) đã được bỏ phiếu năm 1999, nhưng ngài nói với toàn thế giới. Chẳng hạn ở Ba Lan, chủ đề này bị chính trị hóa cực kỳ nghiêm trọng – mùa hè vừa qua có ba người bị bắt vì xúc phạm đến các bức tượng và vi phạm đến cảm xúc tôn giáo, như phủ lá cờ của LGBT trên tượng Chúa Giêsu Kitô, châm ngòi cho các cuộc biểu tình.
Ở châu Phi, một số giám mục đã ủng hộ các dự luật hình sự hóa các quan hệ đồng tính. Cuối cùng, ở Mỹ, một trường Dòng Tên ở Indianapolis đã bị giáo phận rút tên “công giáo” ra khỏi tên trường vì đã không sa thải một giáo sư kết hôn dân sự với một người đàn ông khác. Do đó, các lời của giáo hoàng phải được hiểu như một lời lên án gay gắt đối với kiểu hoạt động này.
Còn về hôn nhân, lời của ngài rất thẳng: “ ‘Hôn nhân’ là một từ lịch sử, ngài nói với nhà xã hội học Dominique Wolton, trong quyển sách phỏng vấn Chính trị và Xã hội xuất bản năm 2019. Trong lịch sử nhân loại, và không phải chỉ trong Giáo hội, hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ.” Hoặc: “Chúng ta không thể thay đổi điều này. Đây là bản chất của sự vật. Chúng là như vậy.” Còn về kết hợp dân sự: “Hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Đó là thuật ngữ chính xác. Chúng ta hãy gọi kết hợp cùng giới là “kết hợp dân sự” (…). Nhưng đây không phải là một hôn nhân, đó là kết hợp dân sự.”
Vấn đề của định nghĩa
Về phần Đức Tổng Giám mục Victor Manuel Fernández, ngài giải thích: “Đối với Đức Phanxicô, cụm từ ‘hôn nhân’ có một ý nghĩa chính xác và chỉ áp dụng cho sự kết hợp bền vững giữa người nam và người nữ, mở ra để thông hiệp với sự sống. Sự kết hợp này là duy nhất, bởi vì nó liên quan đến sự khác biệt giữa người nam và người nữ, họ hỗ tương cho nhau và làm phong phú cho nhau trong sự khác biệt này, một cách tự nhiên có khả năng tạo ra sự sống. Vì vậy, chỉ có một chữ ‘hôn nhân’ áp dụng cho thực tế này. Bất kỳ một kết hợp nào tương tự đều cần một danh xưng khác.”
Như vậy, bước đi của Đức Phanxicô mang tính cách đánh bật hơn là cách biệt lớn. Linh mục Laurent-Huyghues-Beaufond kết luận: “Chúng ta đang bắt đầu một cách rất khiêm tốn để đưa ra các yếu tố tích cực về vấn đề đồng tính, đi ra khỏi chế độ lên án, lời nói chống đối. Thách thức hiện nay là có các khái niệm làm công cụ để đề nghị suy tư dịch, một mục vụ đích thực để tháp tùng những người LGBT, đồng tính nam nữ, song tính và chuyển giới.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Ủy ban Thánh nhạc: Văn thư phổ biến về imprimatur
Ủy ban Thánh nhạc: Văn thư phổ biến về imprimatur
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ủy ban Thánh nhạc
Tòa Giám mục Kon Tum
Kính gửi quý Đức Cha
Kính thưa quý Đức Cha các Giáo phận tại Việt Nam,
Ngày 20 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Ủy ban Thánh nhạc chúng con đã tổ chức Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 với các nội dung sau:
- Việc chuẩn nhận các bài thánh ca mới (IMPRIMATUR)
Ca trưởng chỉ chọn và sử dụng những bài đã được Imprimatur - IMPRIMATURvà Lời ca trong Thánh nhạc Việt Nam
Theo đề nghị của các Cha Trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận, chúng con kính mong quý Đức Cha phổ biến hướng dẫn này đến các ca trưởng thuộc giáo phận của Đức Cha để những ai có trách nhiệm hướng dẫn ca đoàn và cộng đoàn thực hiện đúng những gì mà Hội Thánh đã quy định.
Chúng con gửi kèm theo hai tài liệu để quý Đức Cha phổ biến trong giáo phận.
Chúng con hết lòng cám ơn quý Đức Cha và kính chúc quý Đức Cha sức khỏe và bình an của Chúa Kitô.
Kontum, ngày 22 tháng 10 năm 2020
đã ký
+ Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Giám mục Giáo phận Kon Tum
Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc
Tải xuống:
– Văn thư phổ biến về imprimatur: File PDF
– Tài liệu về imprimatur thánh ca: File Word, File PDF, Video
2020
Video Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam cứu trợ lũ lụt miền Trung 2020
Video Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam cứu trợ lũ lụt miền Trung 2020
Video Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam cứu trợ lũ lụt miền Trung 2020
Truyền thông TGP Huế
Nguồn: tonggiaophanhue.org
2020
Ba Lan tuyên bố rằng phá thai trong trường hợp thai nhi dị tật là vi hiến
Ba Lan tuyên bố rằng phá thai trong trường hợp thai nhi dị tật là vi hiến
Ngày 22/10, Tòa án hiến pháp của Ba Lan đã đưa ra phán quyết lịch sử rằng: luật cho phép phá thai trong trường hợp thai nhi dị tật là vi hiến. Các giám mục Ba Lan hài lòng với phán quyết và kêu gọi gần gũi và quan tâm đến các gia đình có thai nhi bất thường.
Với 11 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Tòa án hiến pháp Ba Lan đã ra phán quyết rằng việc tự nguyện chấm dứt thai kỳ do thai nhi bị dị tật nghiêm trọng là vi phạm hiến pháp. Tòa tuyên bố rằng luật được đưa ra năm 1993 là không phù hợp với hiến pháp của Ba Lan. Luật năm 1993 chỉ cho phép phá thai trong trường hợp thai nhi dị tật và trong trường hợp bị hiếp dâm và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Không thể bảo vệ nhân phẩm mà không bảo vệ sự sống
Phán quyết được đưa ra để đáp lại đơn kháng cáo vào năm 2019 của 119 đại biểu quốc hội, theo đó luật năm 1993 vi phạm các nguyên tắc hiến pháp bảo vệ sự sống của mọi cá nhân. Lập luận được các thẩm phán chấp nhận. Lập luận nói rằng luật năm 1993 trái với ba điều của luật cơ bản về bảo vệ sự sống con người (điều 38), về tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm (điều 30) và về phân biệt đối xử (Điều 32). Theo Tòa, trên thực tế, không thể bảo vệ nhân phẩm mà không bảo vệ sự sống.
Phán quyết của Tòa hiến pháp, không thể bị kháng cáo, có thể dẫn đến việc giảm đáng kể số lượng các ca phá thai ở Ba Lan. Mỗi năm có khoảng 1.000 trường hợp phá thai ở Ba Lan, phần lớn là các trường hợp thai nhi bị khuyết tật nặng và không thể phục hồi hoặc mắc bệnh nan y nguy hiểm đến tính mạng.
Phán quyết của tòa án sẽ được chào đón bởi các tín hữu Công giáo trên khắp Ba Lan, những người đã cầu nguyện tuần cửu nhật trước phán quyết. Phán quyết này cũng sẽ được hoan nghênh bởi hàng trăm ngàn người Ba Lan ủng hộ dự luật do công dân khởi xướng, cấm phá thai trong những trường hợp thai nhi bất thường.
Các giám mục Ba Lan: từ chối quyền sống của một người là điều man rợ
Các giám mục Ba Lan hài lòng với phán quyết. Đức tổng giám mục Stanisław Gądecki, Chủ tịch Hội đồng giám mục Ba Lan nhận định rằng “với phán quyết này, người ta thấy rằng khái niệm ‘sự sống không đáng sống’ hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc của một nhà nước dân chủ được điều hành bởi luật pháp. Sự sống của mỗi người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên đều có giá trị như nhau đối với Thiên Chúa và cần được nhà nước bảo vệ như nhau.”
Đức cha nhận xét rằng “mỗi người có lương tâm ngay thẳng nhận ra việc từ chối quyền sống của một người, đặc biệt là vì bệnh tật, là điều man rợ biết bao”. Do đó ngài nhắc rằng không được quên những trẻ em mà phán quyết này trực tiếp nhắm đến và gia đình của các em, những người phải “được bao bọc bởi lòng tốt đặc biệt và sự quan tâm thực sự từ nhà nước, xã hội và Giáo hội.” (CNA 22/10/2020)
Hồng Thủy