2023
Phỏng vấn Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn sau Đại hội Thượng Hội đồng XVI về hiệp hành
Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt của ngài tại Đại hội Thượng Hội đồng.
2023
Thông báo: Phiên khai mạc cuộc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Đức cha François Pallu cấp Giáo phận
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
V/v MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC VÀ PHONG THÁNH CHO TÔI TỚ
ĐỨC CHA FRANÇOIS PALLU CẤP GIÁO PHẬN
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội trân trọng thông báo:
Vào ngày 09 tháng 10 năm 2023, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã nhận được Nihil Obstat (không có gì cản trở) của Bộ Phong Thánh về việc mở án phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa, Đức cha François Pallu, M.E.P (1626-1684). Ngài là đấng đồng sáng lập Hội Thừa Sai Paris và là vị Giám mục Đại diện Tông tòa đầu tiên của Đàng Ngoài (1659-1679).
Với việc đồng thuận của Tòa Thánh, phiên khai mạc của cuộc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Đức cha François Pallu cấp Giáo phận và Thánh Lễ cầu nguyện cho tiến trình phong chân phước và phong thánh sẽ được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 10 năm 2023, tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Xin quý Cha, quý Tu sĩ và cộng đoàn cùng hiệp thông và cầu nguyện cho tiến trình mở án phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa, Đức cha François Pallu được diễn ra theo như ý Chúa muốn.
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội sẽ trực tiếp trên các kênh để cộng đoàn cùng hiệp thông tham dự:

2023
Nhiều bài thánh ca đã được chỉnh từ
Nói về việc này, linh mục nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc/HĐGMVN cho biết, để “cho phù hợp với Giáo lý Công giáo, suy tư thần học và ngôn ngữ thời đại chúng ta”. Mặt khác, cha cũng nói thêm, việc chỉnh vài từ các ca khúc đã thịnh hành căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ thánh nhạc, mục vụ và quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian. Hiện, có tất cả 164 bài hát được điều chỉnh các từ phù hợp, in trong tuyển tập Thánh Ca Việt Nam 1. Các ca khúc này đa dạng chủ đề từ ngợi ca Thiên Chúa, Đức Mẹ, các thánh, các mầu nhiệm… và xét trong phụng vụ cũng đa dạng đủ các mùa lễ quanh năm. Có những bài hát nhập lễ, dâng lễ, ca nguyện, cầu hồn, tạ ơn…
Nhiều khúc hát cầu cho các linh hồn quen thuộc trong phụng vụ và các giờ sinh hoạt chỉnh để hợp với thần học. Chẳng hạn, bài Từ chốn tối tăm của cha nhạc sĩ Kim Long, câu: “Nguyện xin Trinh Vương mau dủ thương chữa bầu để Chúa rút bớt thời gian thương đau”, được sửa lại thành: “Nguyện xin Trinh Vương mau dủ thương chuyển cầu để Chúa rút bớt thời gian thương đau”. Từ chuyển cầu được dùng bởi sự gần gũi với cách dùng hiện đại. Trong bài Vực sâu tối tăm của linh mục nhạc sĩ Văn Chi, câu “Lạy Chúa, nguồn cứu thoát vô biên êm đềm” sửa thành “Lạy Chúa, nguồn cứu thoát muôn dân muôn đời”. Một vài từ ở một số bài thánh ca cầu hồn khác cũng được thay đổi, không gì khác để ý nghĩa được sát hơn và hợp với ngôn ngữ đương thời. Tỷ như “Chúa đã đến thúc con” thành “Chúa đã đến đón con” (Chúa gọi con về, Lan Thanh). Có lẽ, “đón con” là hình ảnh người cha nhân hậu luôn chờ đợi và sẵn sàng chào đón con cái quay về sau bao ngày phiêu du, có những sai lầm đổ vỡ, có những đắng cay, chán chường. Hình ảnh Chúa đón con cũng toát lên sự nhân hậu, khiến người nghe liên tưởng đến dụ ngôn đứa con hoang đàng, dù đời sống có tội lỗi bao nhiêu vẫn được cha khoan dung thương xót. Và hơn hết, vì “Chúa là Đấng từ bi nhân ái” (TV 102) nên Chúa đón con với tất cả tình yêu thương, ấm áp. Hối nhân cũng an lòng mà quay về.
Các bài thánh ca cầu hồn được xướng lên trong tâm trạng đau xót hoặc của người đưa tiễn hoặc của người đồng hương, bạn bè chứng kiến cuộc tang thương. Có khi, vang cao và da diết trong lễ giỗ, giờ cầu nguyện, nhưng dù có dùng trong trường hợp nào cũng mang tâm tình trở về, xin Chúa đoái thương thân phận yếu hèn, tro bụi. Thoáng nhìn, các bài hát đã được sửa đều giúp ý nghĩa thần học được sáng rõ hơn, không chỉ vậy, còn gợi cảm giác tin cậy vào lòng thương xót Chúa. Vì thế, tuy lời vốn quen thuộc bị thay, sẽ làm lạ lẫm đôi chút nhưng giá trị biểu đạt và biểu cảm của ngôn từ không mất đi, ngược lại, dạt dào và mãnh liệt.
Điều này cũng là điểm sáng đáng ghi nhận trong nỗ lực của Ủy ban Thánh nhạc.
(còn tiếp)
THIÊN MI
2023
Thư từ của các nhà truyền giáo Pháp tại Việt Nam được đăng online giúp nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XX
Viện Nghiên cứu Pháp-Á (IRFA) đã tạo một kho lưu trữ online tất cả thư từ trao đổi giữa Hội Thừa sai Paris và các nhà truyền giáo tại Việt Nam, để những người muốn nghiên cứu về lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ XX đầy biến động có thể tham khảo.
Trong năm qua, Hội Thừa sai Paris đã kiểm kê, lập danh mục và hiện nay đã đăng online 400 hộp tài liệu từ Bộ sưu tập Việt Nam, với các tài liệu về các công tác truyền giáo từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1975.
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch sử Việt Nam cũng có thể tham khảo kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Pháp-Á, đã mở cửa cho công chúng tại phòng đọc sách của trụ sở Hội Thừa sai Paris ở đường Rue du Bac ở Paris.
Hoạt động của Hội Thừa sai Paris tại Việt Nam
Hội Thừa sai Paris đã đến Việt Nam vào thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức cha Pierre Lambert de La Motte trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên của Nam Kỳ.
Cha Louis Chevreuil là nhà truyền giáo châu Âu đầu tiên đến khu vực này vào ngày 26/7/1664. Cha François Deydier đến Bắc Kỳ năm 1666.
Đến năm 1790, chỉ có bốn nhà truyền giáo của Hội Thừa sai Paris tới Bắc Kỳ. Cách mạng Pháp và việc đóng cửa chủng viện ở Paris đã chấm dứt mọi hy vọng tăng số lượng các nhà truyền giáo cho đến năm 1815.
Vào nửa sau thế kỷ 19, sau Hiệp ước Huế và việc thành lập Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1887, các nhà truyền giáo đã có thể tổ chức lại.
Vào đầu thế kỷ 20, Hội Thừa sai Paris đã chuyển giao các trách nhiệm trong giáo hội cho các giáo sĩ người Việt ở địa phương.
Đến năm 1970, không có nhà truyền giáo nào của Hội Thừa sai Paris có mặt ở miền Bắc. Đến năm 1975, tất cả các nhà truyền giáo còn lại đều bị trục xuất khỏi Việt Nam. (Asia News 13/10/2023)
Nguồn: vaticannews.va/vi