2020
Lòng tin của người Do Thái – Lòng tin của ta
Thứ Tư Tuần V Mùa Chay
Đn 3, 14-20. 91-92. 95; Ga 8, 31-42
LÒNG TIN CỦA NGƯỜI DO THÁI – LÒNG TIN CỦA TA
Những dân tộc bị đô hộ nhiều năm mới hiểu được giá trị của giải phóng. Những ai bị cầm tù, bị áp bức mới hiểu được giá trị của tự do. Những ai đã từng bị vướng vào ma túy, cờ bạc, rượu chè,mới hiểu nỗi sướng vui của người thoát khỏi vòng nô lệ của chúng. Chế độ nô lệ đã cáo chung, nhưng lại thấy xuất hiện nhiều dạng nô lệ mới. Con người trở nên nô lệ cho chính những sản phẩm tinh tế của mình, và nhất là không thể giải phóng mình khỏi cái tôi ích kỷ.Tự do mãi mãi là khát vọng của con người. Con người vẫn chờ một Đấng Giải Phóng để mình được thật sự tự do.
Trang Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Chúa Giêsu đối với những người Do Thái mới tin vào Ngài. Lòng tin của họ chưa được trọn vẹn và Ngài đề nghị những biện pháp để củng cố niềm tin đó, như sống theo Lời Chúa, chấp nhận được giải thoát khỏi tội lỗi, phát triển mối tương quan với Ngài. Tuy nhiên, các người Do Thái không đủ khiêm tốn để chấp nhận đề nghị của Chúa, họ tự phụ mình là con cái của Abraham và do đó không cần ai dạy thêm điều gì nữa, cũng chính vì thế họ không thể tiến xa hơn trên con đường đức tin.
Những người Do thái đang tranh luận gay gắt với Đức Giêsu. Họ hãnh diện vì mình thuộc dòng dõi ông Abraham, nên cho mình là người tự do, chưa hề làm nô lệ cho ai bao giờ (c. 33). Đức Giêsu lại nhìn tự do theo một chiều hướng khác Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, người ấy không có tự do (c. 34). Tự do không bắt nguồn từ việc mình thuộc dòng dõi ông Abraham. Tự do đến từ việc tin vào lời sự thật của Đức Giêsu. “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi… các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ cho các ông được tự do” (c. 32). Tự do đến từ chính con người của Ngài: “Nếu Người Con có cho các ông tự do, các ông mới thực sự tự do” (c.36).
Chúa Giêsu khẳng định với người Do Thái: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu thì cũng giống như mở lòng mình ra với Thiên Chúa. Lời Chúa Giêsu chính là lời của Thiên Chúa. Chúng thông tri sự thật, bởi vì chúng làm cho mọi việc được biết như chúng đang ở dưới mắt của Thiên Chúa và không phải như dưới mắt của người Biệt Phái. Sau đó, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu sẽ dạy điều tương tự cho các môn đệ.
Người Do Thái phản ứng ngay lập tức: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?” Chúa Giêsu lặp lại và xác nhận sự khác biệt giữa người con và người nô lệ mà nói rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự.”
Chúa Giêsu là người con và ở mãi trong nhà Chúa Cha. Kẻ nô lệ thì không ở trong nhà Chúa Cha. Sống ở ngoài nhà, ngoài nhà của Thiên Chúa có nghĩa là sống trong tội lỗi. Nếu họ chấp nhận lời của Chúa Giêsu thì họ có thể trở thành con cái và được tự do thực sự. Họ sẽ không còn là nô lệ nữa. Và Chúa Giêsu nói tiếp: “Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi.” Sự khác biệt thì rất rõ ràng ngay tức thì: “Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Chúa Giêsu không cho họ quyền nói rằng họ là con cái của Abraham, bởi vì các hành động của họ khẳng định điều trái ngược.
Những người Do thái cố chấp, chỉ tìm cách giết Đức Giêsu (cc. 37, 40). Họ không muốn nhận lời sự thật mà Ngài nghe được từ Thiên Chúa (c. 40). Khi từ chối sự thật, họ đã trở nên nô lệ cho sự dối trá và sát nhân. Đức Giêsu là Đấng Giải Phóng, Đấng cho người ta được tự do thực sự. Con người bị trói buộc bởi nhiều mối dây, bởi những tính toán ích kỷ hẹp hòi mà tự sức mình không sao thoát ra được. Hãy đến với Giêsu, mở ra với Giêsu, ta sẽ thấy mình được thanh thoát như Ngài.
“Giả như các ông là con cái ông Abraham, hẳn các ông phải làm điều ông Abraham đã làm” (c. 39). Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi đã phát xuất từ Thiên Chúa…” (c. 42). Như thế những kẻ chống đối Đức Giêsu thật ra chẳng phải là con cái thật sự của ông Abraham hay con cái Thiên Chúa. Họ sống trong ảo tưởng về mình khi họ cương quyết loại trừ Đức Giêsu.
Chúa Giêsu lặp đi lặp lại cùng một sự thật nhưng dùng nhiều chữ khác nhau: “Bất cứ ai đến từ Thiên Chúa thì lắng nghe lời của Thiên Chúa”. Nguồn gốc của lời khẳng định này là từ tiên tri Giêrêmia, người đã nói rằng: “Ở trong chúng, Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: ‘Hãy học cho biết ĐỨC CHÚA’, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta – Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA – Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31:33-34). Nhưng họ sẽ không mở lòng mình ra để trải qua kinh nghiệm mới này về Thiên Chúa, và bởi vì điều này, họ sẽ không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Cha sai đến.
Trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng đã tuyên xưng từ bỏ tội lỗi, để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, từ bỏ những quyến rũ bất chính, để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi. Mùa Chay là thời gian để chúng ta trở lại điều mình đã tuyên xưng, để được sống đúng với ơn gọi Kitô hữu mình đã lãnh nhận. Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta để chúng ta mãi luôn vững tin vào Chúa.
2020
Thứ Tư Tuần V Mùa Chay
2020
Cập nhật Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận Việt Nam
Cập nhật Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận Việt Nam
Đến nay, vì mức độ nguy hiểm của đại dịch covid-19, hầu hết Giáo phận tại Việt Nam đều đã tạm ngưng cử hành thánh lễ có đông giáo dân tham dự. Đây là điều vô cùng đáng tiếc, và khó có thể nào bù đắp được.
Tuy nhiên, để nâng đỡ phần nào đời sống đức tin của dân Chúa, nhiều Giáo phận cũng đã tổ chức thánh lễ trực tuyến trên các phương tiện truyền thông xã hội. Truyền thông Hội đồng Giám mục xin được thường xuyên cập nhật thời gian và đường link các thánh lễ trực tuyến của các giáo phận theo danh sách dưới đây:
- GIÁO TỈNH HÀ NỘI
- Tổng giáo phận Hà Nội:
– Lễ ngày thường: 05g30 và 18g30
– Lễ Chúa nhật: 07g00 và 18g00
https://www.youtube.com/channel/UCGyTVQ6ufNhSkeh7YKaaRpA
- Giáo phận Bắc Ninh:
- Giáo phận Bùi Chu:
- Giáo phận Hải Phòng:
– Thánh lễ ngày thường: 06h00 và 18h00.
– Thánh lễ Chúa nhật: 6h30 và 18h00.
https://www.youtube.com/channel/UCkdw5hcV9_kN35i5Gayem-w
- Giáo phận Phát Diệm:
– Thánh lễ Thứ Bảy: 19h30
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30 và 19h30
https://www.youtube.com/user/gpphatdiem
- Giáo phận Thái Bình:
– Thánh lễ Chúa nhật: lúc 06h00 và 19h30
https://www.youtube.com/channel/UCIijYSUIv9vpF1dcFJeiPwQ
- Giáo phận Thanh Hoá:
– Thánh lễ Chúa nhật: lúc 05h00
https://www.youtube.com/channel/UC-B8RmqGT7mvescjqaOllLg
- Giáo phận Vinh:
– Thánh lễ Thứ Bảy: lúc 19h30
https://www.youtube.com/channel/UC9eYib-oy6lrDl-Ra6HLQmg
- Giáo Phận Hà Tĩnh:
- GIÁO TỈNH HUẾ
- Tổng giáo phận Huế:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30 và 16h30.
https://www.youtube.com/channel/UCiJoqMrcjTopRd8daAV634Q
- Giáo phận Ban Mê Thuột:
- Giáo phận Đà Nẵng:
– Thánh lễ hàng ngày: lúc 17g15
https://www.youtube.com/channel/UCl2S1keGlkbhxTq_zhAqlIw
- Giáo phận Kon Tum:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30 và 17h30
– Thánh lễ Chúa nhật: 06h30 và 17h30
https://www.youtube.com/channel/UCrElveLZ_Xplz14m1f8Bm3Q
- Giáo phận Nha Trang:
– Thánh lễ ngày thường: 04h45
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00
https://www.youtube.com/channel/UC3-MNZYK4FZ2KHGVo593FfA
- Giáo phận Qui Nhơn:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30
https://www.youtube.com/channel/UCz9W-QblL3Pmx5pm_V__b5w
III. GIÁO TỈNH SÀI GÒN
- Tổng giáo phận Sài Gòn:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30 và 17h30
– Thánh lễ Thứ Bảy: 05h30, 17h30 và 19h00
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30, 07h30 (Lễ Thiếu Nhi), 09h30 (lễ tiếng Anh, English mass), 10h30 (lễ tiếng Pháp, la messe en Français), 17h30
https://www.youtube.com/channel/UCtoQh7mQikZsztA1OQRSFvw
- Giáo phận Bà Rịa:
– Thánh lễ hàng ngày: 19h00
https://www.youtube.com/channel/UCVghYtE1Qwv0mxMWvmR8Z2w
- Giáo phận Cần Thơ:
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00; 07h00; 17h00 và 19h00
https://www.youtube.com/channel/UCUtN9rPOxVzQBkaTJa1d2NQ
- Giáo phận Đà Lạt:
– Thánh lễ ngày thường: 05h15
– Thánh lễ Chúa nhật: 06h00 và 18h00
https://www.youtube.com/channel/UCIOdFnLichFisVftMHtMEvQ
- Giáo phận Long Xuyên:
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00
https://www.youtube.com/channel/UC9vCVKplUk2GOhU2vUbBdwA
- Giáo phận Mỹ Tho:
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30
https://www.youtube.com/channel/UCIFyZjZUwYxHoZTy8uIO7aA
- Giáo phận Phan Thiết:
- Giáo phận Phú Cường:
– Thánh lễ ngày thường: 05h00
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00 và 17h30
https://www.youtube.com/channel/UCXRaoVFcLvhmTbbSzwAzgAQ
- Giáo phận Vĩnh Long:
– Thánh lễ hàng ngày: 08h00
https://www.youtube.com/channel/UC4EdQK8F58P–495xpyFYfA
- Giáo phận Xuân Lộc:
– Thánh lễ hàng ngày: 05h30 và 19h15
Cập nhật lúc 09h40, ngày 29-03-2020. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, mong quý vị đón theo dõi.
2020
Bức hoạ tình yêu
Bức hoạ tình yêu
Vậy mỗi chúng ta tự hỏi: Tôi đang đóng vai nào trong bức họa này: Cảm thương người phụ nữ ư? Giương cánh tay hầm hầm sát khí đả đảo cùng nhóm đòi kết án? Hay mặc lấy tâm tình của Vị Thẩm Phán đầy xót thương, tìm cách cứu người sắp bị ném đá khỏi bàn tay của những kẻ ác độc?
Thánh Âu-tinh một đời khắc khoải về chữ yêu đã mách nước rằng: Bạn cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm. Quả thực, tình yêu sẽ giải mã tất cả, cho ta giải pháp, sáng kiến, gia vị chữa lành và tha thứ. Tình yêu cho thấy im lặng là vàng, khôn ngoan làm nên sức mạnh. Tình yêu sẽ làm cho cách xử lý tinh tế và hữu hiệu hơn…
Ở đây, sự khôn ngoan tinh tế đã làm cho câu chuyện trở nên thú vị, giàu kịch tính. Bên khởi tố cứ tưởng ngon ăn, chờ cho đối phương bị sập bẫy vào tròng, cùng lắm thì đợi đến phút bù giờ ‘90+1’ sẽ đồng loạt nổ pháo ăn mừng… Ai dè, ở bên kia sự đối kháng, vị Thẩm Phán lại cứ điềm đạm suy tư, tưởng là bị động bế tắc trong “ván cờ” quyết định, lại trở nên “diệu kế cao cờ”. Ngài cứ từ từ viết trên đất, rồi khi giờ vàng đã đến thì buông lời: “Ai trong các ông sạch tội, thì hãy nắm đá người này trước đi”. Thế là gậy ông đập lưng ông, chẳng ai bảo ai, từ già đến trẻ, từ lớn đến bé, cứ lẳng lặng bỏ đi. Chỉ còn Đức Giêsu và người phụ nữ kia vẫn cúi mình tái tê cõi lòng chờ chết, lại bừng sáng bởi lời tình yêu đã giải hóa tất cả:”Ta cũng không kết chị đâu…”
Đây chính là điểm sáng nhất, đẹp nhất, sống động nhất trong bức họa tình yêu này. Chị sẽ khắc cốt ghi tâm ánh mắt tha thứ xót thương; để rồi từ rầy trở đi, chị không ngừng biến đổi và họa lại bức tranh Tình Yêu ấy trong cuộc đời.
Đó là bức họa mà chúng ta cần nỗ lực chấm phá khi Mùa Chay đang gần khép lại. Nét chấm phá mang đậm gam màu tình yêu và sự sống, hòa quyện với đường nét thật sâu “tiếng gọi từ phía bên trong”, của lời vàng ngọc, ý khôn ngoan; lại có những nét chấm phá tan đi những định kiến, chụp mũ, đòi xét đoán “thay trời hành đạo”. Và ẩn tàng trong bức tranh ấy cho ta sự khiêm hạ cần có rằng: trước mặt Thiên Chúa, dù có thánh thiện đến đâu đi chăng nữa, tôi vẫn chỉ là tội nhân tròn trĩnh không hơn không kém. Trong cái nhìn của chiều sâu tâm linh, biết “mèo nào cắn mèo nào, biết ai hơn ai, ai biết tình ai có đậm đà?” Có như thế, tôi và bạn mới trở nên đẹp đẽ dễ thương trong cái nhìn của Thiên Chúa, để được ban tặng món quà vô giá cho những kẻ Chúa yêu.
Lm. Giuse Phạm Văn Quang