2020
Tính hiện sinh trong vụ ‘bán chúa’ của giu-đa?
TÍNH HIỆN SINH TRONG VỤ ‘BÁN CHÚA’ CỦA GIU-ĐA?
(Theo Tin mừng Mát-thêu)
Tiền bạc là cơn cám dỗ xưa như trái đất và cũng mới như thời dịch Covid-19 hôm nay. Tiền là tiên là phật cơ mà. Tiền bạc là nô lệ tốt nhưng lại là ông rất tồi. Đó chính là tính hai mặt của đồng tiền. Vì thế, Thánh vịnh cũng khuyến cáo: Tiền tài dẫu sinh sôi nảy nở, lòng chẳng nên gắn bó làm chi (Tv 61,11).
Phải thú nhận một điều: Cơm áo gạo tiền là mối bận tâm khôn nguôi và là điều con người nghĩ tới mỗi sớm mai thức. Mà không phải chỉ những người giật gấu vá vai mới có phản ứng ấy. Mọi người, không trừ ai, kể cả bậc vua chúa và bậc tu hành cũng khó thoát khỏi vòng cương tỏa này. Trong ý tứ này, ta cùng suy tư đôi điều về tính hiện sinh trong vụ ‘bán Chúa’ của Giu-đa qua lăng kính của Tin mừng theo thánh Mát-thêu.
- Ơn gọi và những điều nên biết về Giu-đa.Trước hết,Giu-đa chỉ được nhắc tới một lần trong danh sách Nhóm Mười Hai (Mt 10,4). Nghĩa là Giu-đa cũng được Chúa Giê-su được tuyển chọn, huấn luyện và rảo bước trên hành trình sứ vụ với Chúa Giê-su như các tông đồ khác. Nhưng có lẽ, Thầy Giê-su đọc ra tố chất làm quản lý, kiếm tiền, thủ kho của Giu-đa nên ông đã được trao trọng trách theo ngôn ngữ của Tin mừng ấy là ‘giữ túi tiền’. Trong cương vị này, thoạt tiên ông đã làm rất tốt; Chúa và anh em cũng hài lòng khi được Giu-đa chăm sóc chu đáo. Một cánh tay phải quan trọng không thể thiếu trong mỗi cơ cấu tổ chức… Có thể Giu-đa đã rất thiện chí trong tư cách và bổn phận của mình trong thời gian đầu. Nhưng không biết ngọn nguồn từ đâu và từ bao giờ, Giu-đa đã nổi loạn như thế?
Nếu đọc kỹ hơn Tin mừng Mát-thêu, ta ngộ điều này. Thực ra Giu-đa không có ý định bán Chúa từ trước. Vì nếu dịch sát theo tiếng Hip-ri thì Giu-đa hỏi các thượng tế rằng: “Quý vị muốn trả cho tôi điều gì?” chứ không hề dễ ngả giá theo kiểu trắng trợn: “Tôi sẽ nộp ông ấy cho quý vị, vậy quý vị muốn trả cho tôi bao nhiêu?” (Mt 26,14-16). Phải chăng, đằng trước của cuộc ngả giá ‘30 đồng bạc’ đã trải qua một cuộc chiến nội tâm dai dẳng không hề nhỏ?
- Cuộc chiến người ‘giữ túi tiền’ dẫn tới cơ hội ‘bán Chúa’.Với tư cách là quản lý, Giu-đa cũng bận tâm trong việc xoay xở, giao lưu để có vốn liếng, trăm thứ phải lo cho các sinh hoạt thường nhật của Thầy Trò, đặc biệt trong mỗi dịp lễ. Như người ta thường nói:Tiền là nô lệ tốt và là ông chủ tồi. Có lẽ trong tư cách của mình, thay vì chọn Chúa thì ông đã biến thái lao đầu chọn việc của Chúa lúc nào không hay. Vì gánh nặng tài chính cơm áo gạo tiền đè lên vai, nhiều lần ông đã tính khôn khi bỏ nhóm, rồi ‘ngang dọc chén chú chén anh’ tranh thủ sự đồng tình ủng hộ để có thật nhiều tiền, mà đỡ tốn công nhọc sức, để ‘chi chế khơ khớ’ cho đời sống nhóm 12, như Thầy đã trao phó.
Nhưng chẳng bao lâu, cái biến thái của mục đích tốt biện minh cho phương tiện xấu dần lòi ra. Trong những lần giao lưu gặp gỡ như thế, những chân tay của nhóm thượng tế, biệt phái chen vào và thủ mưu chính trị manh nha. Vô tình khi hòa nhập Giu-đa lại bị hòa tan trong cơn lốc, đánh mất tư cách môn đệ của mình, bị tiêm nhiễm đưa vào tròng với những ý đồ đen tối của ‘con cái thế gian’ mà không hay. Không thiếu những lần Giu-đa cũng ngất ngây ‘chém gió-nổ’ về chính mình và nhóm 12, theo kiểu Hê-rô-đê thề thốt: “Con xin gì trẫm cũng ban, dù nửa nước cũng được.” (Mc 6,23), chứ cộng tác để nộp Thầy có đáng là gì?
- Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa (Ga 13,2).Ma quỷ gieo theo chiến lược ‘mật ngọt chết ruồi, ‘đội lốt chiên’, đi guốc trong bụng Giu-đa. Giờ của ma quỷ đã đến, chúng tha hồ vẽ đường cho hươu (Giu-đa) tẩm ngẩm chạy theo ‘linh đạo tinh khôn’ ấy. Bắt đầu từ cao trào với những vụ ‘ném đá’, Giu-đa nhận thấy sắp ‘toang thật rồi’. Sự đối kháng giữa Đức Giê-su với nhà cầm quyền Do-thái ngày càng ban căng, ‘tức nước ắt sẽ vỡ bờ’… Thầy mình sẽ phải chết là cái chắc. Trong khi hắn quẩn quanh với chiều hướng điêu tàn như thế, thì lại được bồi thêm những phân tích hết sức hợp tình hợp lý của nhóm ‘đang rình mò khai thác’: Đàng nào mà toán quân chẳng đến bắt ông ấy, khi ấy anh chỉ cần ra hiệu ‘nháy mắt-hôn thầy’ thế là xong. Anh không cộng tác thì ông ấy cũng chết như Sách nói về còn gì? Nhưng cái đáng trách ở đây là: ‘Đã hẳn Con Người ra đi như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn’(26,24).
- Thái độ hối hận muộn màng.Cuộc chơi “bán Chúa’ trong những lần chém gió trước kia, nay Giu-đa đã phải trả giá đắt. Như chính Thầy bảo: đã hẳn Con Người ra đi mà… Nghĩa là không có mình can thiệp thì Thầy vẫn bị bắt như chơi đấy thôi. Lúc đó, ông thấy bình chân như vại, điếc hết. Có đáng là gì mà Thầy lại chửi ‘khốn’ thế cơ chứ? Lại còn nguyền: thà nó đừng sinh ra thì hơn, liệu có độc miệng đời quá không?… Rồi phải mãi đến sáng hôm sau, khi thấy các thượng tế và kỳ mục bàn kế xử tử, trói và giải Người đi (27,1-2); lúc đó Giu-đa mới tỉnh cơn say ‘lâm sàn’, chợt nhận ra quả đúng như Thầy nói, đã hẳn, nhưng khốn thật, vì mình lại tiếp tay, nối giáo cho giặc, để rồi kết tội danh ‘nộp Thầy’. Còn gì đau hơn cái đau, nỗi đau của ‘Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con’(Tv 41,10). Càng yêu, càng thân, càng gần đến độ hai đã trở nên một, mà phản bội, mà giơ góp đạp nhau thì đau biết chừng nào? Có lẽ trước đó Giu-đa chỉ nghĩ mình mang Thầy ‘đổi chác’ như thế để Thầy bừng tỉnh phản đòn và kiếm chác tí thôi. Ai dè, lại ra nông nỗi thế. “Thấy Người bị kết án thì hối hận” (27,3). Tiếc thay, thái độ sám hối là quá muộn màng, cho một chuyến đi về.
- Tính hiện sinh ‘Giu-đa’ thời đại dịch Covid-19?Ngày nay, có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang miên man muốn trả lời cho câu hỏi:Nếu Giu-đa không bán Chúa, liệu Chúa có phải chết không? Thưa, Chúa vẫn chết như thường, vì cái chết nằm trong ý định yêu thương của Ngài. Giống như cơn khốn cùng hoảng loạn của đại dịch Covid-19. Chúa có thừa khả năng đẩy lui bệnh dịch chỉ trong ý nghĩ, nháy mắt. Cũng như Ngài có nhiều cách thế để bảo toàn sự sống trước sự tấn công như vũ bão của toán quân dù có đông hơn nhiều cùng vũ khí hiện đại tối tân đến cỡ nào. Nhưng Chúa của chúng ta đã không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Ngài biết giờ của Ngài đã đến.. Giờ mà tất cả các sự việc xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh (26,47-56).
Nếu không có Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, thì vẫn còn đó Giu đa Ít-ca-ri-bạn và Ít-ca-ri-bạn, Ít-ca-ri của những người chối bỏ tình thương của Thiên Chúa, của những người đã đóng đinh và giết chết Ngài bằng tội lỗi và sự kiêu căng; của những lần lạc mất trong sự khủng hoảng của Đức Tin, những khi tâm hồn chúng ta khô khan, nguội lạnh, tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, như muốn trao thân gửi phận cho ác thù Sa-tan hoành hành, đó chính là những thỏa hiệp trong vụ ‘bán Chúa’ chẳng khác gì Giu-đa năm xưa. Một Giu-đa đã bị nhúng vào cơn lốc ‘túi tiền’, dù đã thức tỉnh sám hối, nhưng là quá muộn cho cuộc trở về. Câu chuyện Giu-đa và ‘túi tiền’ vẫn còn khá hiện sinh trong thời hiện đại Covid hôm nay.
Hy vọng nó sẽ là bài học nên khôn cho chúng ta trên hành trình Đức tin và trong thực trạng của đời sống hôn nhân gia đình? Đừng để tiền bạc lên ngôi đến độ trở thành ông chủ của chính mình. Bởi vì: ‘Một khi vật chất được lên ngôi, thì mọi thứ đều được đem ra trao đổi, ngay cả tình yêu và những giá trị tinh thần cao quý nhất cũng được đánh giá qua nhãn quan vật chất rẻ tiền: “Muốn biết rõ về ai nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền, cái dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài. Đạo mạo trở nên hau háu lỗ mãng. Dịu dàng trở nên chua ngoa cướp giật (x. Cơ hội của Chúa, tác giả Việt Hà). Xin cho chúng ta thấy được tính chất hiện sinh trong việc ‘bán Chúa-nộp Thầy’ của Giu-đa. Cuộc chiến đấu giằng co nội tâm giữa chọn Chúa hay chọn việc của Chúa và đi đến thái độ hối hận quá ư là muộn màng của Giu-đa liệu có là bài học đắt giá thức tỉnh lý trí và con tim của tôi? Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
2020
Cập nhật Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận Việt Nam
Cập nhật Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận Việt Nam
Cập nhật Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận Việt Nam trong thời gian đại dịch covid-19
Đến nay, vì mức độ nguy hiểm của đại dịch covid-19, hầu hết Giáo phận tại Việt Nam đều đã tạm ngưng cử hành thánh lễ có đông giáo dân tham dự. Đây là điều vô cùng đáng tiếc, và khó có thể nào bù đắp được. Tuy nhiên, để nâng đỡ phần nào đời sống đức tin của dân Chúa, nhiều Giáo phận cũng đã tổ chức thánh lễ trực tuyến trên các phương tiện truyền thông xã hội. Truyền thông Hội đồng Giám mục xin được thường xuyên cập nhật thời gian và đường link các thánh lễ trực tuyến của các giáo phận theo danh sách dưới đây:
- GIÁO TỈNH HÀ NỘI
- Tổng giáo phận Hà Nội:
– Lễ ngày thường: 05g30 và 18g30
– Lễ Chúa nhật: 07g00 và 18g00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 20h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCGyTVQ6ufNhSkeh7YKaaRpA
- Giáo phận Bắc Ninh:
– Thánh lễ Chúa nhật: 06h00
– Thánh Lễ Thứ Bảy: 19g30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 19h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 15h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCUptnRy9DiV5brpsyJQFORg
- Giáo phận Bùi Chu:
– Thánh lễ hàng ngày: 05h00 và 18h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 16h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 20h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCQhcezi0njbfR5HZtRiXbtQ - Giáo Phận Hà Tĩnh:
– Thánh lễ Chúa nhật: 07h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh:
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh:
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh:
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh:
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UC6nazt3Xs888pS289ByGbXQ
- Giáo phận Hải Phòng:
– Thánh lễ ngày thường: 06h00 và 18h00
– Thánh lễ Chúa nhật: 6h30 và 18h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Ba Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh:
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh:
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh:
https://www.youtube.com/channel/UCkdw5hcV9_kN35i5Gayem-w
- Giáo phận Hưng Hóa:
– Thánh lễ hàng ngày: 19h30
– Thánh lễ Chúa Nhật: 08h00 và 19h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Ba Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 19h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 19h30
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UClrD9tLrkrVGTGrrcw5Volw
- Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng:
- Giáo phận Phát Diệm:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30
– Thánh lễ Thứ Bảy và Chúa Nhật: 05h30 và 19h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Ba Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/user/gpphatdiem
- Giáo phận Thái Bình:
– Thánh lễ ngày thường: 19h30
– Thánh lễ Chúa nhật: lúc 06h00 và 19h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 08h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 19h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
https://www.youtube.com/channel/UCIijYSUIv9vpF1dcFJeiPwQ
- Giáo phận Thanh Hoá:
– Thánh lễ hàng ngày: lúc 05h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Tư Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 16h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UC-B8RmqGT7mvescjqaOllLg
- Giáo phận Vinh:
– Thánh lễ hàng ngày: lúc 19h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 06h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 15h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UC9eYib-oy6lrDl-Ra6HLQmg
- GIÁO TỈNH HUẾ
- Tổng giáo phận Huế:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30 và 16h30.
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 05h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 15h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 20h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCiJoqMrcjTopRd8daAV634Q
- Giáo phận Ban Mê Thuột:
– Thánh lễ ngày thường: 05h15
– Thánh lễ Chúa nhật: 09h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 19h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 19h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCZpuKX0EuR3UgxYTJJf1_UQ
- Giáo phận Đà Nẵng:
– Thánh lễ hàng ngày: lúc 17g15
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 06h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCl2S1keGlkbhxTq_zhAqlIw
- Giáo phận Kon Tum:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30 và 17h30 (17h30 thứ Năm: lễ tiếng J’rai; 17h30 thứ Sáu: lễ tiếng Bana)
– Thánh lễ Chúa nhật: 06h00, 08h00 (tiếng Bana), 10h00 (tiếng J’rai) và 17h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 05h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCrElveLZ_Xplz14m1f8Bm3Q
- Giáo phận Nha Trang:
– Thánh lễ ngày thường: 04h45
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00
Link trực tuyến tại đây - Giáo phận Qui Nhơn:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Ba Tuần Thánh: 17h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h30
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCz9W-QblL3Pmx5pm_V__b5w
III. GIÁO TỈNH SÀI GÒN
- Tổng giáo phận Sài Gòn:
– Thánh lễ ngày thường: 05h30 và 17h30
– Thánh lễ Thứ Bảy: 05h30, 17h30 và 19h00
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30, 07h30 (Lễ Thiếu Nhi), 09h30 (lễ tiếng Anh, English mass), 10h30 (lễ tiếng Pháp, la messe en Français), 17h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 08h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h30
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 20h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCtoQh7mQikZsztA1OQRSFvw
- Giáo phận Bà Rịa:
– Thánh lễ hàng ngày: 05h00 và 19h00
– Thánh lễ Chúa Nhật: 05h00, 07h00, 17h00 và 19h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 08h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCVghYtE1Qwv0mxMWvmR8Z2w
- Giáo phận Cần Thơ:
– Thánh lễ ngày thường: 18h30
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00; 07h00; 17h00 và 19h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Ba Tuần Thánh: 09h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCUtN9rPOxVzQBkaTJa1d2NQ
- Giáo phận Đà Lạt:
– Thánh lễ ngày thường: 05h15
– Thánh lễ Chúa nhật: 06h00 và 18h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Tư Tuần Thánh: 09h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCIOdFnLichFisVftMHtMEvQ
- Giáo phận Long Xuyên:
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 05h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 18h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 18h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UC9vCVKplUk2GOhU2vUbBdwA
- Giáo phận Mỹ Tho:
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh:
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h30
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 17h30
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCIFyZjZUwYxHoZTy8uIO7aA
- Giáo phận Phan Thiết:
- Giáo phận Phú Cường:
– Thánh lễ ngày thường: 05h00
– Thánh lễ Chúa nhật: 05h00 và 17h30
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 08h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h30
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h30
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 20h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCXRaoVFcLvhmTbbSzwAzgAQ
- Giáo phận Vĩnh Long:
– Thánh lễ hàng ngày: 08h00
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Tư Tuần Thánh: 17h00
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 17h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UC4EdQK8F58P–495xpyFYfA
- Giáo phận Xuân Lộc:
– Thánh lễ hàng ngày: 04h30, 06h00 và 19h15
– Thánh lễ Chúa Nhật: 04h30, 05h30, 07h00 và 19h15
– Thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: 05h30
– Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh: 17h00, 18h00, và 19h15
– Nghi thức Suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh: 15h00, 17h00, và 18h00
– Thánh lễ Canh thức Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh: 19h00, 19h15, và 21h00
Link trực tuyến tại đây
https://www.youtube.com/channel/UCCiyqxr__OFBIbcZ1ZP9ayQ?fbclid=IwAR34MtOollSSjKjDyU7WszdM7_R8sh6ckTUDl7gSIIR4mjNgnoa8Z-JsBVA
– Thánh lễ hàng ngày: 17h30
https://www.youtube.com/channel/UCS_oMEgkAwPo3FmBDqHV0lw
Cập nhật lúc 10hh05, ngày 06-04-2020. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, mong quý vị đón theo dõi.
2020
Ta là ai trong các nhân vật Tin Mừng hôm nay
6.4 Thứ hai
Ga 12, 1-11
TA LÀ AI TRONG CÁC NHÂN VẬT TRONG TIN MỪNG HÔM NAY
Chúng ta đã tiến vào Tuần Thánh, tuần lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu, về việc Người phải bỏ thế gian này mà về với Chúa Cha.
Phần Phụng Vụ hôm nay đặt trước chúng ta đoạn mở đầu chương 12 của Tin Mừng theo thánh Gioan, được dùng như là một nối kết giữa Sách các Dấu Lạ và Sách của sự Tôn Vinh. Tại cuối của “Sách các Dấu Lạ” thấy có xuất hiện, rất rõ ràng sự căng thẳng giữa Chúa Giêsu và các chức sắc tôn giáo đương thời (Ga 10, 19-21, 39) và sự nguy hiểm mà Chúa Giêsu đang phải đối mặt. Nhiều lần họ đã cố gắng giết Chúa đến nỗi mà hầu như Chúa Giêsu phải sống một cuộc sống bí mật, bởi vì Người có thể bị bắt bất cứ lúc nào.
Trong 3 ngày đầu Tuần Thánh, các bài đọc thứ nhất đều trích từ sách ngôn sứ Isaia, viết về người tôi tớ Thiên Chúa, chịu đau khổ một cách nhẫn nhục để chuộc tội loài người. Còn các bài Tin Mừng thì thuật lại những việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc tử nạn.
Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu được xức dầu tại Bêtania, “Sáu ngày trước Lễ Vượt Qua,” tức là sáu ngày trước khi Ngài chết. Có 3 vai đáng chú ý:
Maria: Việc cô lấy một cân dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa Giêsu và lấy tóc mình mà lau biểu lộ lòng yêu mến (không tiếc tiền của), và sự kính trọng (lấy tóc lau chân) đối với Ngài. Phần Chúa Giêsu thì coi việc làm này có ý nghĩa cử hành trước nghi thức mai táng Ngài.
Đây là lần thứ hai Maria được tường thuật ngồi dưới chân Chúa Giêsu. Một lần trong Tin Mừng Luca, cô được Chúa Giêsu khen, vì đã ngồi dưới dân Chúa để nghe lời Người trong khi cô chị Mácta bận rộn để phục vụ (Lc 10, 38-42). Lần này, cô tỏ bày tình yêu với Chúa Giêsu bằng cách lấy dầu thơm xức chân Chúa Giêsu. Cô xoã mái tóc mình ra mà lau, đây là điều cấm kỵ, không một phụ nữ Do Thái nào dám làm ở nơi đông người. Maria không bận tâm người ta nghĩ gì, nói gì. Cô chỉ chú tâm vào Đức Giêsu, chỉ muốn diễn tả lòng quý mến với Ngài. Maria đổ nguyên cả bình dầu thơm mà không tính toán, cũng chẳng tiếc nuối, vì cô muốn dành cho Đức Giêsu những gì quý giá nhất của mình. Sự hào phóng, cho đi mà không tính toán, so đo, đó chính là dấu hiệu của tình yêu thật sự.
Ta thấy hành động của cô Maria lấy dầu thơm xức chân Chúa Giêsu, được chính Ngài công nhận là một hành động mang tính ngôn sứ: “Dầu thơm này có ý dành cho ngày mai táng Thầy.” Dù trước mặt mọi người, hành động của Maria có vẻ khó hiểu, nhưng đối với cô điều đó không quan trọng, bởi vì cô đã hành động theo sự thúc đẩy của tình yêu dành cho Đức Kitô. Chính tình yêu giúp cô đồng cảm sâu xa với Ngài; và ngay từ lúc này, cô đã cùng Đức Kitô đi vào cuộc khổ nạn với Ngài.
Có lẽ, Maria đã làm với một tấm lòng yêu mến, đáp trả lại tình yêu thương của Chúa “Tình yêu, đáp đền tình yêu”. Bởi gia đình cô thật diễm phúc được Chúa viếng thăm, em cô vừa được Ngài cho sống lại từ cõi chết (Ga 11, 1-44) và chính cô được Chúa đưa ra khỏi cái quá khứ đen tối, đầy tội lỗi. Chứ Maria cũng không hiểu thấu tâm trạng Chúa lúc này, Ngài đang xao xuyến trong tâm hồn biết chừng nào?
Trái ngược với Maria là một Giuđa Iscariot luôn tính toán và phê bình: Thấy hành động của cô, ông liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?”. Ông để lộ chân tướng hẹp hòi, ích kỷ của mình. Ông bực tức, phản đối hành động của cô Maria. Ông che đậy lòng tham của mình, viện cớ để số tiền ấy giúp người nghèo nhưng thực chất là để thỏa lòng ham tiền, hám lợi của chính mình. Ông theo Chúa nhưng lòng trí ở xa Chúa.
Thánh Sử chú giải rằng Giuđa không hề lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà hắn ta là một tên trộm cắp. Họ có một cái quỹ chung và hắn ta đã bớt xén tiền ở trong đó. Một lời lên án mạnh mẽ về Giuđa. Lời lên án không phải vì y không quan tâm đến người nghèo khó, mà là sự đạo đức giả lợi dụng người nghèo khó để tự quảng cáo và làm giàu cho chính mình. Giuđa, trong lợi ích vị kỷ của hắn ta, chỉ nghĩ về tiền bạc. Đây là lý do tại sao hắn ta đã không nhận thức được những gì bà Maria đang nghĩ ở trong lòng. Chúa Giêsu đọc được điều này và bênh vực bà Maria.
Giuđa người môn đệ cùng ở với Chúa. Hàng ngày đồng bàn với Ngài. Nhưng không đồng lòng với Ngài, không đón nhận lời yêu thương từ nơi Ngài. nên chẳng những ông không nhìn thấy nỗi lo lắng thẳm sâu trong lòng Chúa để đồng cảm, yêu thương. Trái lại, ông chỉ thấy tiếc xót bình dầu và trách cứ Maria đã phung phí (Ga 12, 5). Tiền bạc đã làm ông mù quáng, đã dẫn ông đến chỗ phản bội Thầy sau này (Ga 12, 4)
Và nhìn lại Giuđa, lời ông chỉ trích Maria phí của biểu lộ lòng tham tiền của ông. Đối với Giuđa lúc này, tiền của còn quý hơn tình nghĩa đối với Chúa Giêsu. Chính vì thế thánh Gioan là người vốn tế nhị mà hôm nay còn nói: “Y nói thế không phải vì lo cho người nghèo mà vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những thứ gì người ta bỏ vào quỹ chung.”
Các Thượng tế: Họ “quyết định giết luôn cả Ladarô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Chúa Giêsu.” Rõ ràng họ đang bị tính ghen ghét xui khiến. Nếu họ có nói lý do giết Chúa Giêsu là gì đi nữa thì việc họ muốn giết Ladarô rõ ràng là vì uy tín của Chúa Giêsu vượt hơn uy tín của họ.
“Người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh, còn Thầy thì anh em chẳng có mãi đâu.” Phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân đều là hai việc tốt. Tuy nhiên Chúa dạy ta hai điều: Phải biết cân nhắc khi nào thì ưu tiên cho việc nào; Đừng viện cớ phục vụ tha nhân mà bỏ bổn phận phục vụ Chúa.
Đám đông và chính quyền. Là bạn của Chúa Giêsu có thể bị nguy hại. Ông Lagiarô có nguy cơ bị tử vong vì đời sống mới nhận được từ Chúa Giêsu. Người Do Thái đã quyết định ra tay giết ông. Lagiarô còn sống là một bằng chứng sống động rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Đây là lý do tại sao đám đông đang lùng kiếm ông, bởi vì người ta muốn thử nghiệm chặt chẽ bằng chứng sống động về quyền năng của Chúa Giêsu. Một cộng đoàn sống động có nguy cơ bị tiêu diệt bởi vì nó là bằng chứng sống của Tin Mừng Thiên Chúa!
Dành những phút thinh lặng, đặt mình vào vị trí của Mácta, Maria, Ladarô, Giuđa… để chiêm ngắm Chúa Giêsu những ngày trước lúc Ngài chịu khổ hình… và xin ơn được đồng cảm với Chúa để biết hành động sao cho đẹp lòng Chúa.