2020
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta
Thiên Chúa và con người hoàn toàn khác nhau. Đơn giản nhất ta biết được đó là Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và con người là vật được tạo thành. Và rồi ta thấy Lời của Thiên Chúa chắc chắn khác lời của con người. Để chứng minh cho Lời khác nhau này, ta dễ tìm thấy nơi Is 55,9 : Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy.
Đã từ lâu lắm rồi, từ tạo thiên lập địa, sau khi con người đánh mất tình nghĩa với Thiên Chúa thì Thiên Chúa vẫn giữ giao ước tình yêu với con người. Giao Ước Tình Yêu của Thiên Chúa được thực hiện nơi chính người Con chí ái của Cha.
Thiên Chúa đã nói với cha ông tự ngàn xưa về tình yêu của Ngài dành cho con người. Cụ thể nhất tình yêu ấy được diễn tả : nhưng trong ngày sau hết, Thiên Chúa nói với nhân loại qua Người Con.
Thật vậy, Người Con chính là dấu chỉ, là Lời mà Thiên Chúa trao ban cho con người. Chúa Giêsu đến thế gian cũng chỉ là muốn nói, muốn bày tỏ cho con người rằng Thiên Chúa mãi mãi yêu thế gian và cứu thế gian. Điều quan trọng nhất và cốt lõi nhất đó là con người phải nghe và giữ lời Thiên Chúa.
Và điều này, ta lại thấy, lại khám phá nơi Đức Giêsu cách trọn hảo. Chúa Giêsu khi đến thế gian Ngài cũng làm theo những gì Cha nói chứ Ngài không làm theo ý của Ngài : “Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha Ta”.
Vâng lời Thiên Chúa phải chăng đó là điều quan trọng nhất của cuộc đời những người tin vào Thiên Chúa. Ai nói mình tin Chúa mà không nghe lời Chúa phải chăng là người nói dối ? Nghiệt một nỗi là con người dễ chiều theo xu hướng nghe lời của người phàm hơn là nghe lời của Thiên Chúa. Đơn giản và dễ hiểu rằng lời Thiên Chúa thì đắng đót, lời Thiên Chúa sắc bén tựa gươm đao và như dao xuyên thấu lòng người.
Các tông đồ ngày xưa, ta nhìn vào cuộc đời của các ngài, ta thấy hơn một lần các ngài vấp ngã. Tông đồ trưởng Phêrô còn vấp ngã vì Thấy huống hồ chi là những con người nhỏ bé như chúng ta.
Ta thấy sau khi tin vào Thầy phục sinh, các tông đồ mạnh mẽ : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”(Cv 5, 32).
Để nói lời này trước các quan chức thời đó không phải là điều đơn giản. Nói như vậy đồng nghĩa với chuyện rơi đầu là chẳng chơi. Thế nhưng vì tin vào Đức Kitô Phục Sinh nên các tông đồ đã mạnh dạn nói và sống.
Thật vật, để mạnh dạn nói lời Chúa trước quan quyền, trước công chúng không phải là chuyện đơn giản. Đơn giản nhất là chuyện làm dấu Thánh Giá của người Kitô hữu làm hàng ngày. Có khi quên nhưng có khi lại ngại và có khi lại sợ. Có người không dám nhận mình là Kitô hữu để rồi không dám làm dấu.
Ngày nay, ta thấy xã hội phát triển và rồi trên các trang mạng xã hội, ta thấy nhiều người nói mà không biết họ nói cái gì. Nhiều lần nhiều lúc ta thấy các phát ngôn viên, xướng ngôn viên nói những điều chả đâu ra đâu nhưng người ta lại hùa theo. Người ta thường thích cũng như tò mò những lời của người này người kia nói và hơn nữa là đi chia sẻ, phân phát cho nhiều người.
Mỗi ngày trên các trang mạng, những lời nói chả đâu vào đâu thì người ta thích và người ta chia sẻ cho người khác nhanh như chớp. Trong khi đó, điều cần thiết nhất của người Kitô hữu đó chính là Lời Chúa nhưng rồi người ta không chịu đọc, không nghe và cũng không chia.
Xét về chuyện này cũng không khó hiểu lắm vì lời Chúa thì đắng đót chứ không ngọt ngào như lời của con người. Lời của con người ngày hôm nay ta thấy đủ ngôn từ hoa mỹ và có cánh. Những lời này nghe bùi tai và đầy những ước hẹn. Thế nhưng sau những ngôn từ hoa mỹ của con người ta sẽ nhận được gì ?
Lời của Chúa mãi mãi là Lời Hằng Sống, Lời của Chúa mãi mãi là lương thực nuôi sống đời người Kitô hữu. Ai nào đó hấp thụ Lời của Chúa thì đời của người đó được Lời Chúa sinh hoa kết quả và trước hết là dinh dưỡng cho con người đó. Ngược lại, ai nào đó sống theo lời của con người thì cứ quanh quẩn trong kiếp người.
Chuyện quan trọng nhất trong đời sống Kitô hữu đó chính là lắng nghe để sau khi nghe là sống Lời Chúa. Để nghe được Lời Chúa, con người cần phải lắng đọng trong tâm hồn. Giữa cuộc sống ồn ào và náo nhiệt, người Kitô hữu cần phải có cõi lặng để dừng lại và trầm lắng thì mới nghe được Lời Chúa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta giữa bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời và những ồn ào náo nhiệt luôn biết lắng nghe tiếng Chúa trong mọi khung cảnh của đời sống. Và hơn nữa, ta xin Chúa cho ta biết vâng nghe và sống theo Lời mời gọi của Chúa chứ đừng nghe và sống theo tiếng người đời.
2020
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta
Thiên Chúa và con người hoàn toàn khác nhau. Đơn giản nhất ta biết được đó là Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và con người là vật được tạo thành. Và rồi ta thấy Lời của Thiên Chúa chắc chắn khác lời của con người. Để chứng minh cho Lời khác nhau này, ta dễ tìm thấy nơi Is 55,9 : Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy.
Đã từ lâu lắm rồi, từ tạo thiên lập địa, sau khi con người đánh mất tình nghĩa với Thiên Chúa thì Thiên Chúa vẫn giữ giao ước tình yêu với con người. Giao Ước Tình Yêu của Thiên Chúa được thực hiện nơi chính người Con chí ái của Cha.
Thiên Chúa đã nói với cha ông tự ngàn xưa về tình yêu của Ngài dành cho con người. Cụ thể nhất tình yêu ấy được diễn tả : nhưng trong ngày sau hết, Thiên Chúa nói với nhân loại qua Người Con.
Thật vậy, Người Con chính là dấu chỉ, là Lời mà Thiên Chúa trao ban cho con người. Chúa Giêsu đến thế gian cũng chỉ là muốn nói, muốn bày tỏ cho con người rằng Thiên Chúa mãi mãi yêu thế gian và cứu thế gian. Điều quan trọng nhất và cốt lõi nhất đó là con người phải nghe và giữ lời Thiên Chúa.
Và điều này, ta lại thấy, lại khám phá nơi Đức Giêsu cách trọn hảo. Chúa Giêsu khi đến thế gian Ngài cũng làm theo những gì Cha nói chứ Ngài không làm theo ý của Ngài : “Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha Ta”.
Vâng lời Thiên Chúa phải chăng đó là điều quan trọng nhất của cuộc đời những người tin vào Thiên Chúa. Ai nói mình tin Chúa mà không nghe lời Chúa phải chăng là người nói dối ? Nghiệt một nỗi là con người dễ chiều theo xu hướng nghe lời của người phàm hơn là nghe lời của Thiên Chúa. Đơn giản và dễ hiểu rằng lời Thiên Chúa thì đắng đót, lời Thiên Chúa sắc bén tựa gươm đao và như dao xuyên thấu lòng người.
Các tông đồ ngày xưa, ta nhìn vào cuộc đời của các ngài, ta thấy hơn một lần các ngài vấp ngã. Tông đồ trưởng Phêrô còn vấp ngã vì Thấy huống hồ chi là những con người nhỏ bé như chúng ta.
Ta thấy sau khi tin vào Thầy phục sinh, các tông đồ mạnh mẽ : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”(Cv 5, 32).
Để nói lời này trước các quan chức thời đó không phải là điều đơn giản. Nói như vậy đồng nghĩa với chuyện rơi đầu là chẳng chơi. Thế nhưng vì tin vào Đức Kitô Phục Sinh nên các tông đồ đã mạnh dạn nói và sống.
Thật vật, để mạnh dạn nói lời Chúa trước quan quyền, trước công chúng không phải là chuyện đơn giản. Đơn giản nhất là chuyện làm dấu Thánh Giá của người Kitô hữu làm hàng ngày. Có khi quên nhưng có khi lại ngại và có khi lại sợ. Có người không dám nhận mình là Kitô hữu để rồi không dám làm dấu.
Ngày nay, ta thấy xã hội phát triển và rồi trên các trang mạng xã hội, ta thấy nhiều người nói mà không biết họ nói cái gì. Nhiều lần nhiều lúc ta thấy các phát ngôn viên, xướng ngôn viên nói những điều chả đâu ra đâu nhưng người ta lại hùa theo. Người ta thường thích cũng như tò mò những lời của người này người kia nói và hơn nữa là đi chia sẻ, phân phát cho nhiều người.
Mỗi ngày trên các trang mạng, những lời nói chả đâu vào đâu thì người ta thích và người ta chia sẻ cho người khác nhanh như chớp. Trong khi đó, điều cần thiết nhất của người Kitô hữu đó chính là Lời Chúa nhưng rồi người ta không chịu đọc, không nghe và cũng không chia.
Xét về chuyện này cũng không khó hiểu lắm vì lời Chúa thì đắng đót chứ không ngọt ngào như lời của con người. Lời của con người ngày hôm nay ta thấy đủ ngôn từ hoa mỹ và có cánh. Những lời này nghe bùi tai và đầy những ước hẹn. Thế nhưng sau những ngôn từ hoa mỹ của con người ta sẽ nhận được gì ?
Lời của Chúa mãi mãi là Lời Hằng Sống, Lời của Chúa mãi mãi là lương thực nuôi sống đời người Kitô hữu. Ai nào đó hấp thụ Lời của Chúa thì đời của người đó được Lời Chúa sinh hoa kết quả và trước hết là dinh dưỡng cho con người đó. Ngược lại, ai nào đó sống theo lời của con người thì cứ quanh quẩn trong kiếp người.
Chuyện quan trọng nhất trong đời sống Kitô hữu đó chính là lắng nghe để sau khi nghe là sống Lời Chúa. Để nghe được Lời Chúa, con người cần phải lắng đọng trong tâm hồn. Giữa cuộc sống ồn ào và náo nhiệt, người Kitô hữu cần phải có cõi lặng để dừng lại và trầm lắng thì mới nghe được Lời Chúa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta giữa bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời và những ồn ào náo nhiệt luôn biết lắng nghe tiếng Chúa trong mọi khung cảnh của đời sống. Và hơn nữa, ta xin Chúa cho ta biết vâng nghe và sống theo Lời mời gọi của Chúa chứ đừng nghe và sống theo tiếng người đời.
2020
Thứ Năm Tuần II – Mùa Phục Sinh
Thứ Năm Tuần II – Mùa Phục Sinh
Ca nhập lễ
- Tv 67,8-9.20
Lạy Chúa, khi Chúa dẫn toàn dân xuất hành,
mở đường chọ họ đi và ở giữa họ,
đất đã chuyển rung, trời cũng tan chảy.
Ha-lê-lui-a.
Lời nguyện nhập lễ
Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, mầu nhiệm Vượt Qua đã đem lại cho chúng con ân huệ dồi dào; xin cho chúng con được thấy những ân huệ Chúa ban sinh hoa kết quả trong suốt cuộc đời chúng con. Chúng con cầu xin …
Bài đọc 1
Cv 5,27-33
Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần.
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
27 Bấy giờ, viên lãnh binh Đền Thờ cùng các thuộc hạ điệu các Tông Đồ đến giữa Thượng Hội Đồng ; vị thượng tế hỏi các ông rằng : 28 “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giê-ru-sa-lem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi !” 29 Bấy giờ ông Phê-rô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. 30 Đức Giê-su đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi ; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy, 31 và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Ít-ra-en ơn sám hối và ơn tha tội. 32 Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người.” 33 Nghe vậy, họ giận điên lên và muốn giết các ông.
Đáp ca
Tv 33,2 và 9.16-18.19-20 (Đ. c.7a)
Đ.Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời.
2Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.9Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy :
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !
Đ.Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời.
17Chúa đối đầu với quân gian ác,
xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời,16nhưng để mắt nhìn người chính trực
và lắng tai nghe tiếng họ kêu :18Họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời,
giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.
Đ.Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời.
19Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.20Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân,
nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi.
Đ.Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời.
Tung hô Tin Mừng
- Ga 20,29
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Này anh Tô-ma, vì đã thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.” Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng
Ga 3,31-36
Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
31 “Đấng từ trên cao mà đến thì ở trên mọi người ; kẻ từ đất mà ra thì thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất. Đấng từ trời mà đến thì ở trên mọi người ; 32 Người làm chứng về những gì Người đã thấy đã nghe, nhưng chẳng ai nhận lời chứng của Người. 33 Ai nhận lời chứng của Người, thì xác nhận Thiên Chúa là Đấng chân thật. 34 Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. 35 Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. 36 Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời ; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy.”
Lời nguyện tiến lễ
Lạy Chúa, xin vui nhận bao ý nguyện cầu, cùng với những lễ vật chúng con dâng làm hy lễ. Chúa đã thương thanh tẩy chúng con, xin ban ơn phù trợ giúp chúng con ăn ở thế nào cho xứng với mầu nhiệm tình yêu của Chúa. Chúng con cầu xin …
Lời tiền tụng Phục Sinh
Lạy Chúa chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc, nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa khi Ðức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.
Vì chính Người là Chiên thật đã xoá bỏ tội trần gian, Người đã chết để hủy diệt sự chết nơi chúng con, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con.
Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng. Cũng vậy, các Dũng thần và các Quyền thần không ngừng hát bài ca chúc tụng vinh quang Chúa rằng:
Thánh! Thánh! Thánh! …
Ca hiệp lễ
Mt 28,20
Chúa nói : “Thầy ở cùng anh em
mọi ngày cho đến tận thế.” Ha-lê-lui-a.
Lời nguyện hiệp lễ
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, nhờ mầu nhiệm Ðức Kitô sống lại, Chúa đã thương đổi mới chúng con cho đáng hưởng sự sống muôn đời. Xin làm cho mầu nhiệm ấy sinh hoa kết quả tốt đẹp trong tâm hồn chúng con, và làm cho thần lương chúng con vừa lãnh nhận trở nên nguồn sinh lực dồi dào. Chúng con cầu xin …
2020
Giao Ước – Ân Điển Của Thiên Chúa Dành Cho Con Người
Tìm hiểu về giao ước, chúng ta sẽ thấy, trước hết giao ước gắn liền với Thiên Chúa, vì giao ước là danh xưng của Thiên Chúa. Thật vậy, sách Giáo lý Công Giáo (GLCG) viết: “Thiên Chúa của Giao Ước” (số 401) và mô tả Thiên Chúa như là Đấng “đến gặp gỡ con người qua các giao ước của Người” (số 309). Đồng thời GLCC khẳng định mỗi chúng ta được mời “để giao ước với Đấng Sáng Tạo, dâng lên Người một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được” (số 357).
Trong Cựu Ước, ngôn sứ I-sai-a đã từng loan báo về một nhân vật được Thiên Chúa tuyển chọn làm Người Tôi Trung của Thiên Chúa: “Đây là Người Tôi Tớ Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng quí mến” (Is 42,1),“Giờ đây ĐỨC CHÚA lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được ĐỨC CHÚA trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi” (Is 49,5). Người Tôi Trung đó được Thiên Chúa đặt làm giao ước: “Ta đã đặt ngươi làm giao ước với dân” (Is 42,6; 49,8). Người Tôi Trung mà ngôn sứ I-sai-a loan báo đó, trong Tân Ước, được tác giả Tin Mừng Mát-thêu xác tín là Đức Giê-su (x. Mt 12,8), và Đức Giê-su cũng chính là giao ước vì Người đã nói: “Này là chén máu Thầy, máu Giao Ước mới và vĩnh cửu…” (x. Mt 26,28; Mc 14,24; Lc 22,20), “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy…” (1 Cr 11,25). Tác giả thư Híp-ri cũng khẳng định rằng Đức Giê-su “đã trở nên Đấng bảo đảm cho một giao ước tốt đẹp hơn” (Hr 7,22), “là Đấng trung gian cho một giao ước tốt đẹp hơn” (Hr 8,6), “là Đấng trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ” (Hr 9,15).
Theo hồng y Jean Danielou, S.J., giao ước được kể là một trong những danh xưng của Thiên Chúa trong Ki-tô giáo thời kỳ đầu.[1] Theo đó trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV (phụng vụ của Hội Thánh) đã cầu nguyện như sau: “Lạy Cha…. Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha và trao cho việc trông coi vũ trụ, để khi phụng sự một mình Cha là Ðấng tạo hoá, con người cai quản mọi loài thụ tạo. Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết…. Nhiều lần Cha đã giao ước với loài người… và khi tới thời viên mãn, Cha đã sai Con Một đến làm Ðấng cứu độ chúng con”.
Trong Cựu Ước, thuật ngữ giao ước gốc Híp-riבְּרִית (berít) nghĩa là việc cắt, sự cắt, có lẽ phát xuất từ động từ בתר (batar), nghĩa là cắt làm đôi. Như vậy, thuật ngữ giao ước hẳn là có liên quan trực tiếp đến nghi thức, cách thức thực hiện giao ước trong thế giới Kinh Thánh Cựu Ước (x. St 15,9-20).
Các tác giả Tân Ước dùng thuật từ Hy-lạp διαθήκη (diathêkê) để chỉ giao ước (x. Mt 26,28; Lc 1,72; Cv 7,8; Rm 9,4; Gl 4,24; 1 Cr 11,25; 2 Cr 3,6). Danh từ διαθήκη (diathêkê) bởi động từ διάτίθημι (diatithêmi), nghĩa là đặt riêng ra, tách đôi ra tương tự ý nghĩa của hạn từ berít trong tiếng Híp-ri, đồng thời nhấn mạnh ý muốn và vai trò trổi vượt của Thiên Chúa trong việc đi vào tương quan với con người qua lời hứa của Người.
Các bản dịch Kinh Thánh sang tiếng La-tinh, thuật ngữ giao ước được dịch thành testamentum tức làm chứng hoặc chúc thư (x. Hr 9,16-17).
Các bản dịch Anh ngữ thì sử dụng thuật từ covenant xuất phát bởi động từ La-tinh convenire [gồm giới từ con: cùng + động từ venire: đến], nghĩa là cùng đến, cùng đi tới, thỏa thuận, đồng ý…
Bởi việc chuyển ngữ như thế nên từ ngữ giao ước trong Kinh Thánh có nguy cơ bị hiểu là giao kèo hay hợp đồng,… Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ giao ước trong Cựu Ước không hàm ý một giao kèo sòng phẳng giữa đôi bên, mà là bên có thế giá hơn gia ân cho bên ít thế giá hơn (x. Gs 9,6.15; 1 Sm 11,1; Ed 17,13). Theo đó, giao ước mà Thiên Chúa lập với con người mang đặc tính đơn phương, tức là chỉ Thiên Chúa tình nguyện cam kết thực hiện lời Người đã hứa với con người, phần con người chỉ cần đón nhận cách xứng đáng và trung thành. Sự đáp trả của con người không thể sánh với những gì con người đã lãnh nhận (x. Ep 2). Đó là ân điển Thiên Chúa tặng ban cho con người. Để so sánh chúng ta có thể lấy ví dụ:
+ Cô điếm (giao kèo) khác với cô dâu (giao ước).
+ Người làm công (giao kèo) khác với người con (giao ước).
Ngoài ra, giữa giao kèo và giao ước cũng liên quan đến các vấn đề bảo chứng như: lời hứa và lời thề, theo đó:
+ Giao kèo: liên quan đến lời hứa
+ Giao ước: liên quan đến lời thề
Xét như việc liên quan đến lời hứa, chúng ta thấy xưa và nay cũng có khác biệt. Với người xưa chỉ cần một lời là đủ, nên mới có các câu như:“Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, “Nhất ngôn cửu đỉnh”, “Xuất ngôn như phá thạch”, “Một lời như đinh đóng cột”, hoặc “Quân tử nhất ngôn”. Còn ngày nay, lời hứa cần phải được trình bày qua chữ viết (văn tự), và được xác định bằng việc ký tên của đôi bên. Do đó, các bản thỏa thuận, bản hợp đồng, hay bản giao kèo… không những viết trên giấy trắng mực đen, mà còn phải được công chứng bởi cơ quan công quyền, để buộc mỗi bên phải giữ lời hứa của mình.
Với giao ước thì khác. Giao ước không phải là lời hứa mà là lời thề, tức là nại đến thẩm quyền của Đấng Tối Cao làm chứng và phân xử. Qua đó, với lời thề, người ta (1) nhờ Thiên Chúa chứng giám; (2) nhờ Thiên Chúa giúp giữ lời hứa. Ví dụ: Một người ra tòa làm chứng sẽ phải thề nói sự thật. Như vậy, sẽ không chỉ có anh ta và quan tòa, mà còn có Thiên Chúa nữa. Như vậy, một khi đặt mình dưới lời thề thì nếu người ấy không giữ lời thề, anh ta sẽ không chỉ bị pháp luật xử, mà còn bị Thiên Chúa xét xử nữa.
Nếu hiểu giao ước là một hợp đồng thì vấn đề xem ra lại càng sai lầm, vì hợp đồng nhằm đến việc trao đổi tài sản, trong khi giao ước nhằm đến mối tương quan giữa hai bên. Theo ý nghĩ này, chúng ta thấy rằng hợp đồng liên quan đến sự trao đổi những thứ hai bên muốn trao đổi như: tài sản, công việc, giờ giấc lao động, công xá… và như vậy, hợp đồng chỉ là cam kết những thứ ngoại thân, cho nên (1) hai bên sẽ hết trách nhiệm với nhau khi hoàn tất hợp đồng; (2) có thể bồi thường hợp đồng; (3) có thể giải phóng hợp đồng; (4) có thể hủy hợp đồng nếu hai bên đồng ý.
Trong khi đó, giao ước không liên quan đến sự đổi chác những vật ngoại thân, mà liên quan trực tiếp đến tương quan, phẩm giá, tư cách và thân phận của chính đương sự. Vì một khi ký kết giao ước, cả hai bên sẽ “đi vào trong” giao ước đó, nên sẽ (1) không có chuyện hết giao ước như hết hợp đồng; (2) không có chuyện bồi thường giao ước như bồi thường hợp đồng; (3) không có chuyện giải phóng giao ước như giải phóng hợp đồng; (4) không có chuyện hủy giao ước như hủy hợp đồng. Nói cách khác, khi hai bên đi vào giao ước với nhau là đi vào sự trao hiến chính mình cho nhau. Dựa trên ý nghĩa đó, John Bergsma đã định nghĩa giao ước là một cam kết có tính pháp lý giữa hai hay nhiều bên bằng một lời thề (hay bằng một điều gì đó tương đương), để từ đó về sau, với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi, họ trở nên cốt nhục của nhau, tức là thành viên trong một gia đình.[2]
Thiên Chúa đã đi vào trong một giao ước như thế với dân Người: “Ta sẽ là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ là dân riêng của Ta” (2 Cr 6,16). Nhờ giao ước, con người được tương quan với Thiên Chúa, được nâng cao đến mức trở thành con cái của Đấng Thánh vì “theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (Ep 1,5). Theo đó và con người được biến đổi cả chiều kích tự nhiên lẫn siêu nhiên: “Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (Ep 1,4). Đồng thời, con người trở thành anh chị em của nhau trong một gia đình của Thiên Chúa.
Có thể điểm qua một số giao ước Thiên Chúa lập qua: (1) ông A-đam và bà E-và (x. St 1,26—2,3); (2) ông Nô-ê và gia đình (x. St 9,8-17); (3) ông Áp-ra-ham và dòng tộc (x. St 12,1-3; 17,1-14; 22,16-18); (4) ông Mô-sê và dân Ít-ra-en (x. Xh 19,5-6; 3,4-10; 6,7); vua Đa-vít và vương quốc Ít-ra-en (x. 2 Sm 7,8-19); Đức Giê-su và Hội Thánh (x. Mt 26,28; 16,17-19). Các giao ước này trình bày tiến trình Thiên Chúa thực hiện giao ước của Người với nhân loại khởi từ một đôi vợ chồng rồi từ đó hình thành nên một gia đình, một dòng tộc, một dân tộc, một vương quốc và cuối cùng là Hội Thánh (Nước Trời). Dấu chỉ tình yêu của giao ước thuở tạo dựng là một cuộc hôn nhân khi người nam và nữ trở thành một xương một thịt: “Con người nói : “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi ! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.”Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,23-24), thì dưới ánh sáng Tân ước, chúng ta sẽ thấy, cuộc hôn nhân của A-đam và E-và chỉ đến một tình yêu lớn lao hơn, một tương quan sâu xa hơn, đó là tình yêu và tương quan giữa Thiên Chúa với con người.[3] Thánh Phao-lô nói rằng tình yêu của Đức Ki-tô đối với hiền thê của Người là Hội Thánh (x. Ep 5,21-33). Còn tác giả sách Khải Huyền thì trình bày tiệc cưới của Con Chiên [Đức Ki-tô và Hội Thánh] (x. Kh 19,9; 21,9; 22,17). Như vậy, giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa với con người nơi sách Sáng Thế mở đầu cuộc tạo dựng với cuộc hôn nhân của A-đam và E-và sẽ được hoàn tất bằng cuộc tạo dựng mới với tiệc cưới của Con Chiên và Tân Nương trong sách Khải Huyền.[4]
Như vậy, giao ước là ân điển và là cánh cửa đưa con người vào trong mối tương quan bền vững với Thiên Chúa dựa trên tình yêu và lòng trung thành của một cuộc hôn nhân. Một khi bước vào giao ước và ở lại trong giao ước, con người sẽ đạt tới niềm vui đích thực là được thông dự vào niềm vui và sự sống thần linh của Đức Ki-tô Phục Sinh. Vì thế, giữa bóng tối của sự dữ mà cụ thể là dịch bệnh viêm phổi cấp do vi-rút SARS-CoV-2 đang hoành hành và gây tang tóc khắp nơi thì chúng ta, các Ki-tô hữu, hơn lúc nào hết, được mời gọi trở lại với giao ước, tức trở lại với Thiên Chúa, vốn là nguồn sống và nguồn tình yêu bất diệt, trở lại với việc đi vào trong tương quan bền vững dựa trên giao ước tình yêu và lòng trung thành, để chúng ta tin tưởng, hy vọng và can đảm đem ánh sáng niềm tin chiếu soi cho tất cả thế giới.
Halleluia. Halleluia.
Chúa Nhật Phục Sinh 2020
Ga. Nguyễn Thiên Minh, O.P.