Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Giáo dục / Chia sẻ / Chúa có lặng thinh?

Chúa có lặng thinh?

25/04/2020
Anmai, CSsR
Chia sẻ, Giáo dục
0

Ngày hôm nay, trước những gì đang xảy ra trên thế giới, con người cảm thấy hoang mang cực độ. Có người rơi vào tuyệt vọng, người ta than trách Chúa rằng: “Tại sao Chúa lại lặng thinh?” Nhưng, thật sự Chúa có đang làm ngơ trước những nỗi đau của nhân loại? Hay những đau khổ đang xảy ra cho con người, có phải do Chúa tạo ra?

Nhìn lại lịch sử của nhân loại, từ thuở ban đầu, Thiên Chúa dựng nên muôn loài muôn vật, và chính Người đã phán: “mọi sự đều tốt đẹp” (x.St 1,31). Thiên Chúa dựng nên con người, cho họ được sống trong ân sủng với Người. Nhưng, chính con người dùng tự do của mình mà khước từ tình yêu ấy, khi kiêu ngạo muốn ngang bằng với Thiên Chúa nên nghe theo sự dữ, chống lại lời Người.

Ngày nay, sự kiêu ngạo dường như lên tới đỉnh điểm khi người ta tuyên bố rằng: “Thiên Chúa đã chết” hay “Thiên Chúa không tồn tại”. Họ tự tạo cho mình một “Thiên Chúa” theo ý họ muốn, một “Thiên Chúa” đáp ứng những nhu cầu thực dụng của họ. “Thiên Chúa” ấy là: tiền tài, danh vọng, địa vị, sự ích kỷ, lòng hận thù, lối sống phóng túng hưởng thụ. Và rồi, người ta làm nô lệ cho những “Thiên Chúa” ấy, họ bất chấp tất cả để đạt cho được những điều nhằm cung phụng “Thiên Chúa” của lòng họ. Còn Thiên Chúa của tình yêu, thì họ coi như đã chết, vì họ đã đóng đinh Người vào cây thập tự từ hơn hai ngàn năm trước rồi! Khi có một điều không may xảy đến, những “Thiên Chúa” mà họ dựng nên không thể cứu nổi họ. Con người đã từng kiêu ngạo tuyên bố rằng Chúa đã chết, nay run sợ trước một con virus. Họ nhận ra sự thật rằng mình nhỏ bé như thế nào trong vũ trụ này.

Khi một tai ương xảy đến, người ta lại đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi cho Chúa, nhưng ít ai tự nhận lỗi về chính mình. Mỗi một người sống trong thế giới này, đều có trách nhiệm với những biến đổi đang xảy ra. Thiên tai, cháy rừng, biến đổi khí hậu,… không phải là do con người hay sao? Con người tự cho mình quyền làm chủ, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình, lạm dụng quá mức, dẫn đến mất cân bằng, khi nhận lại cơn giận dữ của thiên nhiên, người ta lại đổ lỗi cho Chúa.

Chúa thực sự không làm ngơ trước những đau khổ của con người. Nếu Ngài làm ngơ, thì Con Một Ngài đã không phải chịu cái chết đớn đau trên thập giá, để chuộc lại lỗi lầm của nhân loại. Chúa im lặng, phải chăng Người đang chờ đợi điều gì đó nơi con người?… Như khi xưa Chúa đã sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng Phục sinh, thì nay Người cũng mời gọi chúng ta cộng tác vào công trình cứu độ của Người.

Hôm nay, khi có những người chỉ biết ngồi than khóc, thì bên cạnh đó, có những người đang ngày đêm làm việc, để dành lại sự sống cho anh em mình. Họ là những bác sĩ, y tá tuyến đầu, họ là những người bất chấp hiểm nguy để đến với người khác, họ là những linh mục, tu sĩ, khoác lại chiếc áo blue để xông vào những ổ dịch, chiến đấu lại với tử thần… Những người ấy, họ là những chứng nhân sống động của Lòng Chúa Thương Xót. Đứng trước những đau khổ của nhân loại, Chúa không lặng thinh, nhưng Người cũng không phán một lời để chấm dứt những đau khổ ấy, mà Người mời gọi mỗi chúng ta cộng tác bằng việc yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với nhau.

Lạy Chúa, đứng trước những khổ đau, xin cho nhân loại chúng con đừng chỉ biết lên án, chỉ trích nhau hay oán trách Chúa, nhưng biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, để qua đó, Lòng Chúa Xót Thương được thể hiện nơi mỗi người chúng con. Amen.

Anna Nguyễn Lan

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Clara Pautasso dấn thân phục vụ người nghèo châu Phi
24/01/2023
Diễn viên Patricia Heaton và quyết tâm đọc trọn bộ Kinh Thánh
24/01/2023
Những câu chuyện của ba nữ tu dòng Clarét truyền giáo tại miền Amazon ở Bolivia
24/01/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT