Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Can đảm chết với Chúa

Can đảm chết với Chúa

19/10/2022
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

10  Thứ Năm trong tuần thứ Ba Mươi Mùa Quanh Năm

Ep 6:10-20; Tv 144:1,2,9-10; Lc 13:31-35

Can đảm chết với Chúa

Trong bài Tin mừng thứ Năm tuần XXX hôm nay, những người Pharisiêu đưa ra một phép thử đối với Chúa Giêsu khi họ nói cho Ngài biết rằng Ngài cần phải trốn đi chỗ khác vì Hêrôđê muốn tìm giết Ngài. Thực ra, tiểu vương Hêrôđê không hề có ý định giết Chúa Giêsu bởi vì ông ta đã từng mong muốn gặp được Đức Giêsu để biết Ngài quyền năng thế nào khi dân chúng ca tụng Ngài (Lc 9, 9); vả lại, sau này, trong cuộc thương khó, khi gặp Ngài, ông ta vẫn mong sao được thấy các phép lạ Ngài làm (23, 8); nhưng đến khi Ngài không chiều ý ông ta, thì ông ta thất vọng mà trả Ngài về lại cho Philatô, chứ không có hành động ác độc đối với Ngài (Lc 23, 11).

Sở dĩ những người Pharisiêu cố tình dùng danh Hêrôđê “hù dọa” Chúa Giêsu là để dò xét thái độ của Ngài như thế nào: Nếu Ngài sợ mà tìm cách lo cho mạng sống của mình, thì điều đó chứng tỏ Ngài là một ngôn sứ giả. Nếu Ngài vẫn không chịu im tiếng, đồng thời vẫn cương quyết tiến lên Giêrusalem thì họ sẽ công khai chống lại Ngài và loại trừ Ngài.

Đối diện trước mưu mô, tính toán của những người Pharisiêu, Chúa Giêsu không hề nao núng; Ngài vẫn tiếp tục hành trình tiến lên Giêrusalem trong tư cách của vị ngôn sứ lớn đến “”viếng thăm dân Người” và sẵn sàng đổ máu tại Giêrusalem để cứu chuộc dân Người.

Và chúng ta phần nào cảm nhận được tâm trạng não nề thống thiết của Chúa Giêsu không? Ngài sinh xuống trần gian để thực hiện ý định của Thiên Chúa là muốn họ được hạnh phúc vĩnh cửu (Ga 6,40) vì chỉ có Chúa mới làm thỏa mãn mọi khát vọng sâu xa của con người.

Thế nhưng, than ôi! con người đã bao lần khước từ điều này! Chúa mượn hình ảnh gà mẹ ấp ủ con dưới cánh nhưng gà con ương ngạnh không chịu. Chúa đành để mặc con người làm theo ý họ. Lời Chúa cho thấy có hai ý muốn đối nghịch nhau: ý con người đối nghịch với ý Chúa. Ý con người thường gian tà, độc ác, như Hêrôđê muốn giết Chúa, Biệt phái tìm cách loại trừ Chúa, người Do thái giết các ngôn sứ… Còn ý Chúa thì luôn tốt lành, bao dung, như Chúa Giêsu đã thể hiện qua việc trừ quỷ, chữa bệnh, khẳng khái trước bạo lực, đón nhận thập giá để cứu chuộc muôn người.

Chúng ta sẽ càng cảm thông với những tâm tình của Chúa Giêsu, khi chúng ta biết rằng lúc đó Ngài đang tiến về Giêrusalem, tiến đến gần giây phút thực hiện cuộc Vượt qua của Ngài để đem ơn cứu rỗi cho mọi người, nhưng cũng chính lúc đó sự chống đối của các kẻ thù Chúa mỗi lúc một gia tăng. Những người Biệt phái, Luật sĩ, Tư tế trong dân, đang tìm cách loại trừ Chúa, ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng không ưa thích gì Ngài, chính ông ra lệnh chặt đầu Gioan Tẩy giả, đó là điềm không tốt cho Chúa Giêsu lúc đó đang có mặt trên phần đất thuộc thẩm quyền của ông.

Tuy nhiên, sự độc ác của con người không thể làm cho Thiên Chúa không yêu thương con người. Trái lại, Thiên Chúa đã chấp nhận trở nên yếu hèn, bị khinh chê, Ngài vẫn yêu thương con người và yêu thương cho đến chết trên Thập giá. Tuy nhiên, cái chết của Chúa Giêsu không phải là một chiến bại vĩnh viễn, bởi vì rồi đây con người sẽ trở lại nhìn nhận Thiên Chúa. Lời tiên báo của Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta thấy viễn tượng hy vọng: “Các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến lúc các ngươi nói: chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa”.

Ðây không chỉ là lời tiên tri về cuộc khải hoàn của Ngài vào thành Giêrusalem, nhưng còn là lời tiên tri về cuộc chiến thắng cuối cùng của Ngài vào thời cánh chung, khi Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự.

Cái chết luôn là một đe dọa đối với con người. Lo sợ càng tăng khi cái chết là một cực hình. Là con người như chúng ta, Chúa Giêsu cũng không tránh khỏi những lo âu sợ hãi trước cái chết như Ngài đã cho thấy điều đó trong cơn hấp hối tại vườn Giêtsimani. Tuy nhiên, trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã tỏ ra bình thản trước việc Hêrôđê đang tìm cách sát hại Ngài, Chúa Giêsu bình thản đến độ dững dưng với thách đố ấy. Tại sao?thưa tại bởi Ngài luôn trung thành tuyệt đối với ý định của Thiên Chúa. Thật vậy, cả cuộc đời Ngài là một tiếng xin vâng đối với thánh ý của Chúa Cha. Do đó một khi biết rằng có một hiến lễ phải hoàn tất và hiến lễ ấy nằm trong chương trình của Thiên Chúa, thì không gì phải làm Ngài bận tâm, ngoài việc chu toàn công việc được giao phó.

Còn chúng ta thì sao? Trước những khổ đau và nghịch cảnh của cuộc sống, chúng ta đã xác tín vào Thiên Chúa chưa? Hay chúng ta đã quá lo lắng, sợ hãi đến nỗi phải đi coi bói, hoặc tin tưởng vào một điều dị đoan nhảm nhí nào đó. Tệ hơn nữa, vì hiềm khích, tham lam và kiêu ngạo, ta đã đắm chìm trong tội, nên không thể nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình. Ta đã bị một lớp mây mù dày đặc của tội lỗi làm cho mắt mình không còn phân biệt được tốt – xấu. Hay đôi khi nhận ra, nhưng vì miếng cơm, manh áo, vì danh dự, vì chức quyền, ta đã nhắm mắt trước tình yêu của Ngài, và đã đi ngược lại với tiếng Lương Tâm.

Vậy, chớ gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta có được một xác tín: Thiên Chúa là người Cha đầy yêu thương, nhờ đó, chúng ta sẽ có được sự tin tưởng phó thác trước tương lai và bình an trong mọi thử thách, mọi nghịch cảnh ở đời vì biết rằng tương lai không hoàn toàn thuộc về mình và mọi nghịch cảnh có xảy đến cho ta cũng không nằm ngoài ý định yêu thương của người Cha. Đồng thời còn biết sẵn sàng chấp nhận số phận thương đau với Chúa bằng một sự kiên trì nhẫn nại vì: “Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi”

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
140 câu đố vui học về Phụng vụ Thánh lễ
07/02/2023
ĐỨC PHANXICÔ NÓI CÁI CHẾT CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI ĐÃ BỊ CÔNG CỤ HÓA VÌ MỤC ĐÍCH ĐẢNG PHÁI
07/02/2023
Đại hội giới trẻ Lisbon: sẽ có ca đoàn trình bày ngôn ngữ ký hiệu cho người câm điếc
07/02/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT