Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Tài liệu phụng vụ / Cách giải thích cho trẻ em biết Giáo hoàng là ai?

Cách giải thích cho trẻ em biết Giáo hoàng là ai?

15/04/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Tài liệu phụng vụ
0

Cái chết của Đức Bênêđíctô XVI đã đặt các bậc cha mẹ trước thử thách làm sao giải thích cho con cái hiểu thế nào là một vị Giáo hoàng và tại sao phải yêu mến ngài. Một nhà tâm lý trị liệu đã đưa ra những lời khuyên để giải quyết vấn đề này.

Joseph Ratzinger, Giáo hoàng Bênêđictô XVI, đã qua đời. Sinh ra ở Bavaria (nước Đức), tôi tưởng tượng ngài như một trong nhiều đứa trẻ đã dạo chơi giữa những phong cảnh độc đáo với vẻ đẹp hoang sơ ở đó.

Xuất thân từ một gia đình gốc kitô giáo, ngài đã học từ nơi cha mình, một cảnh sát, cách chúc lành cho những bữa ăn, cầu nguyện trước khi đi ngủ và đến nhà thờ. Mẹ của ngài là bà Maria từng là gia nhân trong các khách sạn nhỏ, nên bà được đào tạo bài bản về nấu nướng. Nhà thờ và nhà bếp là thế giới của bà. Thuở thiếu thời, Joseph đã bén rễ sâu trong Chúa Kitô.

Đứa trẻ đó chắc chắn không nghĩ rằng mình sẽ trở thành một trong những nhà trí thức vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Một con người được tuyển chọn để suy tư, nói và giảng dạy bằng niềm tin và sự khiêm nhường thông điệp sâu sắc về tình yêu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống. Năm 2015, L. Ventoso đã viết rằng, Bênêđictô XVI là một nhà hiền triết vĩ đại nhất ngồi trên ngai tòa Phêrô, với sự cho phép của Đức Lêô XII và Phaolô VI (L. Ventoso, Hablar, ABC (18 de enero de 2015). Benedicto XVI, Tiểu sử, Pablo Blanco).

Nhưng Giáo hoàng là gì?

Đó là một câu hỏi quan trọng, ngay cả khi nó có vẻ ngây thơ. Hiện nay có hàng triệu người công giáo biết rất ít về Giáo hoàng và không có lòng kính trọng hay có thiện cảm với ngài. Nếu là tôi, với tư cách là một người công giáo trưởng thành, tôi kính trọng và yêu mến Đức Giáo hoàng và chấp nhận ngài như vị thủ lĩnh hữu hình của Chúa Kitô trên trần gian, tôi sẽ là một chiếc gương sáng cho các con của tôi về vấn đề này.

Tôi nhớ khi tôi chừng 14 tuổi, lần đầu tiên có người cho tôi xem ảnh của thánh Gioan Phaolô II. Một số nữ tu đã vui mừng thông báo với tôi rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm đất nước chúng tôi. Chúng tôi phải chuẩn bị tài liệu để giải thích Đức Giáo Hoàng là ai và điều quan trọng là tại sao không chỉ biết ngài mà còn yêu mến ngài nữa.

Đây là sáu cách để nói cho con cái của bạn biết Đức Giáo Hoàng là ai

– Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phêrô, là giám mục Rôma và là Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo.

– Ngài là người Đại diện, tức là đại diện cho chính Chúa Kitô. Tước hiệu Đại diện này lần đầu tiên được sử dụng bởi Giáo hoàng Innocent III thay vì “Đại diện cho thánh Phêrô”. Tước hiệu “Đại diện cho Chúa Kitô” nhấn mạnh địa vị của Giáo hoàng với tư cách là đại diện của chính Chúa Kitô.

– Giáo hoàng là Chủ chăn của Giáo hội, được hỗ trợ bởi ơn thánh mà Chúa Kitô đã hứa với Giáo hội (La fe cristiano explicada, Scott Hahn, Jaime Socías, tr. 197).

– Ngài là Mục tử và Thầy dạy tối cao của mọi tín hữu, là người củng cố đức tin cho anh em mình (GLCG 892).

– Ngài có Chìa khóa Nước Trời. Chúa Kitô đã trao cho Phêrô chìa khóa như biểu trưng khiến ngài trở thành người bảo vệ các giáo huấn của Chúa. Vì vậy, ngài có “trách nhiệm loan báo Tin mừng của Thiên Chúa cho mọi người” (GLCG 888).

– Giáo Hoàng là đá tảng của Giáo Hội. Đây là nghĩa đen của tên “Phêrô”, tiếng Hy Lạp là Petros. Tên Phêrô này do Chúa Kitô đặt để ám chỉ rằng ngài sẽ là “đá”, “đá tảng” mà trên đó Chúa sẽ xây dựng Giáo hội của mình.

G. Võ Tá Hoàng
Nguồn: Come spiegare ai bambini chi è il Papa?
Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.