Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Giáo dục / Chia sẻ / Ca ngợi sự kiên nhẫn: Tại sao chúng ta cần đến đức tính tốt đẹp này?

Ca ngợi sự kiên nhẫn: Tại sao chúng ta cần đến đức tính tốt đẹp này?

12/08/2023
Anmai, CSsR
Chia sẻ, Giáo dục
0

Các Kitô hữu có thể học được rằng họ phải rèn luyện tính kiên nhẫn chỉ đơn giản bằng cách noi theo gương của chính Thiên Chúa. Chính Người là gương mẫu đầu tiên về sự kiên nhẫn cho chúng ta.

Người gieo rắc cách đầy kiên nhẫn những đóa hoa sự sáng của thế giới này như nhau trên cả người công chính và kẻ bất lương (x. Mt 5,45). Người kiên nhẫn ban phát hoa lợi từ mùa màng, sự trợ giúp từ các yếu tố thiên nhiên, tặng phẩm của toàn bộ tự nhiên, để cả những người xứng đáng và bất xứng đều được hưởng dùng cùng lúc.

Người tỏ lòng khoan dung với những dân tộc vô ơn nhất, ngay cả với những kẻ tôn thờ sản phẩm từ chính tay họ, với những kẻ bắt bớ danh Người cùng với gia đình của Người. Người dung thứ cho sự xa hoa, tham lam, gian tà, hung ác, báng bổ hàng ngày của họ.

Thật ra, Người vẫn làm mọi điều như thế dẫu cho sự nhẫn nhịn của Người quả là để cho người ta chế nhạo: Họ cho rằng nếu không có bằng chứng rõ ràng về sự nỗi giận của Thiên Chúa đối với thế gian, thì chắc hẳn Thiên Chúa không tồn tại (x. 1 Pr 3,3-4,9).

Trong Đức Kitô, chúng ta cũng nhận thấy bằng chứng về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã để cho mình được thụ thai trong lòng một người mẹ và kiên nhẫn chờ đợi trong chín tháng cho đến ngày Người được sinh ra. Sau khi ra đời, Người kiên nhẫn chịu đựng những năm dài để lớn lên. Sau đó, khi đã lớn lên, Người đã không muốn được nhìn nhận, nhưng lại hạ mình để được rửa tội bởi chính người tôi tớ của mình.

Đức Kitô đã kiên nhẫn đẩy lùi mọi cuộc tấn công từ tên cám dỗ chỉ bằng lời nói. Đấng là Chúa đã trở thành Người Thầy đầy kiên nhẫn để dẫn dắt chúng ta thoát khỏi sự chết. Như vị ngôn sứ đã nói, Người không tranh cãi; Người không kêu gào lớn tiếng; giọng nói của Người không được nghe thấy trên đường phố. Người không đành bẻ gẫy cây sậy bị giập; Người cũng không dập tắt ngọn đèn còn đang cháy âm ỉ (x. Is 42,2-3; Mt 12,19-20).

Không ai muốn nhập đoàn với Đức Kitô mà Người lại không kiên nhẫn đón nhận. Người không khinh chê bàn ăn hay mái nhà của người khác. Thực ra, chính Người đã rửa chân cho các môn đệ.

Người không xua đuổi tội nhân. Người không nổi giận với thành kia khi thiếu lòng hiếu khách với mình, ngay cả cũng không muốn cho các môn đệ khiến lửa từ trời xuống trên một thành xấu xa như vậy (x. Lc 9,51-56). Người không bỏ mặt kẻ vô ơn; Người đã tự nộp mình cho những kẻ bắt Người. Mặc dù kẻ phản bội Người đã đi cùng với bọn họ, nhưng Người vẫn kiên quyết để không vạch mặt hắn ta.

Trong khi bị phản bội, “như con chiên bị đem đến lò sát sinh, Người vẫn làm thinh, không hề mở miệng” (x. Is 53,7). Theo lời Người, nếu Người muốn, thì các đạo binh thiên thần sẽ từ trên trời giáng xuống. Nhưng Người không cho phép dù chỉ một môn đệ cầm gươm để báo thù (x. Ga 18,10-12).

Tôi sẽ không bàn đến sự thật rằng Người đã để mình bị đóng đinh.

Sự nhẫn nhịn theo kiểu như thế thì không một con người đơn thuần nào có thể đạt đến. Người vốn là Thiên Chúa, và kiên nhẫn là bản chất của Thiên Chúa.

Hãy để Thiên Chúa trở thành người đón nhận sự kiên nhẫn của bạn như một sự ký thác quý giá. Người có thừa khả năng dành sự quan tâm cho bạn. Nếu bạn ký thác vào sự chăm sóc của Người một điều sai trái mà ai đó đã làm đối với bạn, thì Người sẽ là Đấng Báo Oán cho bạn. Nếu bạn ký thác cho Người một mất mát riêng tư; Người sẽ là Đấng Phục Hồi cho bạn. Hãy dâng lên Người nỗi đau của bạn; Người là Đấng Chữa Lành; hãy trao phó cho Người đến cả cái chết của bạn; Người là Đấng sống lại từ cõi chết.

Sự kiên nhẫn được vinh dự biết bao khi có Thiên Chúa là Đấng hoàn lại cho mình! Và không phải là không có lý do: vì sự kiên nhẫn tuân giữ mọi lệnh truyền của Người; sự kiên nhẫn phải thi hành mọi mệnh lệnh của Người. Sự kiên nhẫn làm đức tin vững mạnh; sự kiên nhẫn là người dẫn đường của hòa bình.

Sự kiên nhẫn hỗ trợ cho đức ái; sự kiên nhẫn cũng cố đức khiêm nhường; sự kiên nhẫn đợi mong lòng sám hối. Sự kiên nhẫn ghi dấu nơi lời xưng thú tội lỗi; sự kiên nhẫn làm chủ thân xác; sự kiên nhẫn giữ gìn tinh thần. Sự kiên nhẫn kiềm chế miệng lưỡi, ngăn giữ đôi tay, chà đạp cám dỗ dưới chân, xua đuổi những việc xấu xa, trao triều thiên cho các thánh tử đạo, an ủi người nghèo khổ, và dạy bảo về sự tiết độ đúng mực.

Sự kiên nhẫn không bao giờ áp bức kẻ yếu thế; sự kiên nhẫn chẳng vơi đi sức mạnh bao giờ. Sự kiên nhẫn là niềm vui thích của những kẻ tin, và sự kiên nhẫn mời gọi những người không tin. Sự kiên nhẫn tô điểm cho người nữ và làm cho người nam được thỏa lòng.

Sự kiên nhẫn được yêu mến trong thời thơ ấu, được ca ngợi thời thanh xuân, được ngưỡng mộ khi về già. Sự kiên nhẫn trở nên tốt đẹp nơi cả người nam lẫn người nữ và trong mọi thời điểm của cuộc đời.


Tác giả: Tertullian* 
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: Simply Catholic

———————————————-
* Tertullian (k.160 – k.225), được biết đến như là “cha đẻ của thần học Latinh”, là một giáo phụ người Châu Phi với nhiều tác phẩm hộ giáo, thần học và thiêng liêng bằng cả tiếng Latinh và Hy Lạp. Đoạn trích này là từ tiểu luận “Về sự kiên nhẫn” (k. 202) của ông.
34

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.