Bertrand Vergely, chứng nhân của Chúa sống động trong thế giới này
Bertrand Vergely, chứng nhân của Chúa sống động trong thế giới này
Là triết gia là cố gắng nói và sống thật. Là “nghệ nhân-triết gia” là người muốn nói lên tiếng nói của mình, trong gần ba mươi năm nay, thần học gia chính thống giáo Bertrand Vergely đã gắng sức tôn vinh định nghĩa mà ông đưa ra cho nghề của mình. Và sự thật, là trong các quyển sách của ông, các bài diễn văn, các lớp học, lúc thuận buồm cũng như lúc ngược gió, ông đã nhấn mạnh một sự thật đơn giản: con người hiện đại đang chết, vì trong tâm hồn họ, tôn giáo đã bị giết chết, bị thay thế bằng việc thờ ngẫu tượng là chính con người.
Theo giáo sư Bertrand Vergely ai đã phạm tội ác này? Trong quyển sách Ánh sáng Tối tăm (Les Obscures Lumières, nhà xuất bản Cerf) ông đã dành một chương để nói chuyện này. Xã hội vật chất vô thần đã đẩy con người chỉ đi theo những gì nó thích, những gì thể hiện được và những gì có hiệu quả. Xã hội ném con người vào cuộc chạy đua điên cuồng, các giới hạn liên quan đến bản chất con người phải bị đẩy lui, thậm chí còn bị loại bỏ. Vì vậy, thay vì ở độ sâu của mình, con người chỉ sống sót trên bề mặt của nó. Do đó, con người vẫn bị giam cầm trong bản thể thay vì trở thành chính mình, cụ thể là một con người với trái tim, lý trí và tinh thần.
“Thiên Chúa làm người, để con người có thể là Chúa”, câu ngạn ngữ của giáo phụ ngày xưa đã nói. Nhưng khi bỏ cố gắng để thành con người-Chúa, thì con người của thế kỷ 21 tự kết án mình không là người, cũng không là Chúa. Giáo sư Bertrand Vergely khoanh tay lại, ông không ở trên con tàu chết đắm này. Vì thế ông cầm viết để đánh thức thế giới. Nói cách khác: nếu giọng điệu của ông mạnh và lời chỉ trích của ông không nhân nhượng, thì lời nói của ông lại tràn đầy hy vọng và tin tưởng vào “lực thần thánh trên trời” mà ông biết lực này luôn hiện diện và thường xuyên hành động. Và để thuyết phục chỉ cần đọc lời kết luận quyển sách Đời sống chúng ta có một ý nghĩa (Notre vie a un sens! Nhà xuất bản Albin Michel) : “Đời sống và thế giới không phải là tất cả những gì nó phải có? Đó là một dấu hiệu, dấu hiệu cho thấy không phải là thiếu, nhưng là một thặng dư để sống. Dấu hiệu có ngày cũng đã được tiết lộ, sự thặng dư này chỉ cần một chuyện: chúng ta”.
Marta An Nguyễn dịch