Sự bảo vệ của thần linh
“Như bà tôi đã nói, ‘bà là người theo đạo vì thế bà không thể mê tín!’”, Linh mục Dòng Tên Étienne Perrot phản ứng với lời biện minh của các nguyên thủ Quốc gia Phi châu khi họ nói về tỷ lệ nhiễm coronavirus thấp ở nước họ.
Giống như các phép lạ giả, số lượng nhỏ người châu Phi bị nhiễm được giải thích một cách dễ dàng. Ngày thứ năm 21 tháng 5, con số chính thức bị nhiễm ở châu Phi là 90.943 ca được xác nhận và 2.885 trường hợp tử vong. Vô ích để tìm lời giải thích về mặt hình thái của người châu Phi, di sản của họ, thậm chí với một số nhà báo có họ hàng xa với tổ tiên tiền-nhân của chúng ta, – như một vài phòng thí nghiệm – cho rằng họ hưởng được kháng thể tự nhiên. Không may cho họ, điều đơn giản nhất là tìm kiếm lời giải thích của môi trường bệnh viện, nhưng lại không đủ, và trong nhiều quốc gia, việc thiếu thông tin thường bị cố tình che giấu.
Nhiều chính phủ chuyên quyền muốn che giấu mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Đôi khi việc thiếu minh bạch này xảy ra như trường hợp ở Burundi, nước này đã trục xuất các đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tố cáo họ “can thiệp” vào các vấn đề nội bộ của đất nước. Một ví dụ khác, ở Tanzania, từ cuối tháng 4, chính quyền không công bố bất kỳ một báo cáo nào. Các quốc gia có chính quyền độc tài này bắt chước các nguyên thủ Quốc gia Ba Tây hay nước Mỹ. Nhưng khác với hai nước lớn này, các nước nhỏ có thể che giấu tầm nghiêm trọng của đại dịch một cách dễ dàng. Họ cho rằng, bằng chính con người của họ, họ có thể thống trị các yếu tố đối lập và các quy luật tự nhiên.
Thái độ kiêu căng tự cho mình là chủ và thống trị thiên nhiên chắc chắn không có kể từ thời triết gia René Descartes, ở buổi bình minh của thời hiện đại. Donald Trump chưa bao giờ tự nhận mình là thần Zeus, dù ông có cá tính nổi trận lôi đình. Nhưng không vì thế mà không ngăn tính cậy sức người của thần Prô-mê-tê của một số lãnh tụ Phi châu. Tổng thống Burundi, Pierre Nkurunziza, thành viên của Giáo hội tin lành phái phúc âm khẳng định nước Burundi được thoát nạn dịch nhờ lòng mộ đạo của người dân. Ông giải thích để từ chối việc dời ngày tổng tuyền cử: “Nước Burundi là một ngoại lệ vì biết đặt Chúa ở vị trí đầu tiên.” Còn nước Tanzania thì chúa nhật vừa qua, Tổng thống John Magufuli khẳng định các ca nhiễm giảm “nhờ lời cầu nguyện của người Tanzania”. Lý lẽ này dẫn đến việc họ mở cửa nhà thờ và các nguyện đường hồi giáo, trong khi vẫn đóng cửa các trường học và cấm tụ tập. Một nhà báo viết chuyên mục của báo Thụy Sĩ Le Temps đưa ra nhận xét của nhà lãnh đạo này: “Khi mọi thứ đang diễn ra, chúng ta có thể lên lịch ba ngày cầu nguyện để cám ơn Chúa vì đã thoát cuộc khủng hoảng, có thể bắt đầu từ thứ sáu tới”.
Nhắc đến hai quốc gia này, kết luận của người viết chuyên mục trên báo Le Temps tóm tắt thái độ của hai chính phủ như sau: “Họ dựa vào sự bảo vệ của thần linh”. Tôi xin kèm đây một chữ vào kiểu nói vụng về này, nhầm lẫn đức tin (được biểu lộ qua các nguyên thủ quốc gia) và mê tín, đổ cho một thực thể không thể tiếp xúc trách nhiệm dẫn dắt chính cuộc sống của mình và cuộc sống của người khác. Như bà tôi đã nói, “vì bà là người theo đạo nên bà không thể mê tín!”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch