Phong chức cho các ông đã lập gia đình: một giải pháp đã lỗi thời?
Phong chức cho các ông đã lập gia đình: một giải pháp đã lỗi thời?
Ở đâu chúng ta có thể khám phá hai cách để đọc về thái độ của Đức Phanxicô khi ngài đối diện với khủng hoảng ơn gọi: bảo thủ hay thực sự nhìn xa trông rộng?
Sự lão hóa của các giáo sĩ, sự sụt giảm ơn gọi đến chóng mặt – mỗi năm giảm đến hàng trăm – viễn cảnh sa mạc hóa miền quê nước Pháp thường xuyên làm sống lại ý tưởng về việc có thể phong chức cho các ông đã lập gia đình, thậm chí có thể phong chức cho phụ nữ. Trong những ngày này, chúng ta thấy các đề xuất trong các cách tiếp cận đồng nghị khác nhau, nhưng lại gây chia rẽ sâu sắc trong quan điểm công giáo vì bị hàng giáo phẩm đánh giá là “trái với truyền thống”. Chính trong bối cảnh này, tôi tình cờ đọc bài báo của linh mục người Áo Ivan Illitch, nhà tư tưởng phê phán vĩ đại xã hội hiện đại, xuất bản năm 1967 trên tạp chí Esprit. Một suy nghĩ phản biện gởi những người ủng hộ và những người phản đối việc phong chức cho các ông đã lập gia đình. Để phác học các câu trả lời khác!
Ngày 3 tháng 11, khi khai mạc Hội nghị toàn thể mùa thu của các giám mục Pháp tại Lộ Đức, tổng giám mục chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp Éric de Moulins Beaufort đã tuyên bố với đồng hữu: “Phần lớn công việc của chúng ta là để cống hiến cho việc biến đổi các Giáo hội địa phương và Giáo hội Pháp. Sự chuyển đổi này là cần thiết do bây giờ có ít linh mục trong các giáo phận và nói chung là các linh mục ở Pháp, ơn gọi gỉm không phải là ít nếu chúng ta thêm Cộng đoàn Thánh Máctinô, các ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ ngay cả trong thế giới truyền thống.” Một chẩn đoán hẳn đã làm cho một số người phải nghiến răng, những người chính xác thấy trong một số cộng đoàn này “giàu ơn gọi”, sợi dây cứu sinh cho phép Giáo hội tiếp tục con đường của mình mà không cần đặt lại vấn đề.
Cầu nguyện cho ơn gọi hay tự hỏi về các câu trả lời khác để đối phó với khủng hoảng?
Trong bài diễn văn khai mạc, tổng giám mục nói tiếp: “Chúng ta phải tìm ra phương tiện cho một đời sống giáo hội mạnh mẽ, truyền giáo, rạng rỡ, phù hợp với tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium, một tông huấn tuyệt vời của Đức Phanxicô với ít linh mục, tu sĩ nam nữ hay những người thánh hiến, với các thế hệ giáo dân dấn thân đang vắt kiệt sức lực và những người khác, ít hơn về số lượng và rất khác biệt, với lòng nhiệt thành và quảng đại thường cảm hóa chúng tôi.”
Từ bao nhiêu đời nay, những lời cầu nguyện cho ơn gọi hầu như không lay chuyển được Thiên đàng. Năm 2009, khi còn là tổng giám mục giáo phận Poitier, tổng giám mục Albert Rouet nói: “Chúng tôi đã tuyệt vọng cầu nguyện cho ơn gọi và dường như Chúa đang chỉ cho chúng tôi những con đường khác, mở ra những cánh cửa khác. (…) Xin Chúa ban cho chúng ta phương tiện để chăm sóc mục vụ ngày nay.” Các phương tiện nào, các cánh cửa nào? Làm cho bậc sống độc thân của linh mục là tùy chọn, phong chức cho các ông đã có gia đình, mở chức linh mục thừa tác cho phụ nữ?
Mở rộng khả năng tiếp cận chức tư tế thừa tác?
Cho đến ngày nay, nếu thẩm quyền của Giáo hội công giáo vẫn giữ nguyên hiện trạng, thì đây là những đề xuất lặp đi lặp lại trong tất cả các thượng hội đồng, dù ở cấp giáo phận (ngay cả khi Rôma cấm thảo luận về một vấn đề thuộc trách nhiệm duy nhất của phẩm trật Giáo hội), những tiền đề như thượng hội đồng hiện tại ở Đức hoặc Thượng hội đồng ở Amazon năm 2019 do Đức Phanxicô triệu tập, hoặc như Thượng hội đồng về tính đồng nghị, trong những tháng tới, sẽ bước vào giai đoạn lục địa trước khi kết thúc các phiên họp ở Rôma vào mùa thu năm 2023 rồi 2024 để đưa ra các quyết định có thể có vào năm 2025. Chúng ta biết, vấn đề chức tư tế thừa tác cho phụ nữ đã bị Đức Gioan-Phaolô II “đóng cửa mãi mãi”; nghĩa vụ sống độc thân của linh mục vẫn là một quy tắc kỷ luật của giáo hội mà Đức Phanxicô đã nói, ngài không muốn bãi bỏ và triển vọng phong chức viri probati (các ông đã chín chắn) đã không được giữ lại vào cuối thượng hội đồng về Amazon, mà những người tham gia đã bỏ phiếu trên nguyên tắc…
Khi linh mục triết gia Illitch “nói tiên tri” về sự biến mất của các linh mục và giáo xứ…
Ở đây, thật hữu ích khi đọc lại văn bản này của triết gia Ivan Illitch, nhà tư tưởng về sinh thái chính trị, người mãnh liệt công kích sự hiện đại kỹ thuật mà các thế hệ trẻ kitô giáo ngày nay sử dụng rất nhiều. Cần phải nhấn mạnh, chỉ hai năm sau khi Công đồng Vatican II kết thúc, bài viết được đặng trên tạp chí tiếng Pháp Esprit do linh mục Dòng Tên Emmanuel Mounier thành lập. Bài viết này được thai nghén trong nhiều năm.
Linh mục Illitch nói gì? Ước mong Công đồng này nuôi dưỡng hy vọng cho nhiều người vào một Mùa xuân Giáo hội, trên thực tế là một phần của việc mở rộng thể chế tập trung hóa của cuộc cải cách Gregorian vào thế kỷ 11 “Giáo hội la-mã muốn trở thành dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Chúa Kitô trên thế giới, đã trở thành chính quyền phi chính phủ lớn nhất trên thế giới. (…) Một số người công giáo thấy đây là lý do để họ tự hào. Những người khác thấy sự phức tạp ngày càng tăng trong việc quản lý, đe dọa sức sống và khả năng mặc khải Thiên Chúa cho con người.” Theo linh mục: “Một hướng đi tập trung đe dọa các sáng kiến đổi mới và tự phát của các giáo hội địa phương. Và cuộc khủng hoảng mà Giáo hội (đã) đang trải qua bắt nguồn từ “một tình trạng giáo quyền đã hấp thụ chức năng thừa tác của Giáo hội”. Nhận xét theo cách của linh mục, khiêu khích, lo lắng được đề cập ở trên trước sự sút giảm ơn gọi, linh mục viết: “Người ta xin chúng tôi cầu nguyện để Chúa gởi thêm nhân viên đến các văn phòng và xin Ngài nhắc giáo dân trả hóa đơn.”
Cuộc ra đi hàng loạt của hàng giáo sĩ mà linh mục chứng kiến trong những năm sau Công đồng làm cho linh mục nghĩ ngày mai Giáo hội sẽ khan hiếm giáo sĩ. Thừa tác sẽ thay thế giáo xứ để trở thành đơn vị thể chế cơ bản của Giáo hội. Một giáo dân trưởng thành sẽ chủ trì cộng đồng kitô giáo của họ. “Tôi dự trù sẽ có cuộc gặp cá nhân của các gia đình xung quanh bàn thờ. Đó sẽ là lễ thánh hóa phòng ăn hơn là các tòa nhà được thánh hiến để thánh hóa lễ kỷ niệm.” Và linh mục Illitch ủng hộ cho các “giáo dân-linh mục”, nghĩa là những người đã rửa tội nhưng không phải là giáo sĩ, sẽ được giám mục ủy thác và dưới trách nhiệm của họ như một thừa tác viên bí tích, bán thời gian hoặc tạm thời để giữ cho cộng đoàn khả năng sẵn sàng phục vụ. Các linh mục độc thân sẽ phục vụ cho động lực mới này của giáo hội.
Tái đánh giá lại chức tư tế chung của những người đã được rửa tội
Linh mục Illitch biết trước các tranh luận hiện tại của chúng ta, ngài viết: “Chúng ta phải tự an ủi: cuộc ra đi hàng loạt của hàng giáo sĩ sẽ dừng lại với sự biến mất của hệ thống giáo sĩ hiện nay. Trong khi chờ đợi, việc truyền chức linh mục cho các ông đã lập gia đình sẽ là một sai lầm đáng tiếc. Kết quả là sự nhầm lẫn chỉ có thể trì hoãn những cải cách triệt để cần thiết.” Ngắn gọn, một viễn cảnh cải cách được một số người cho là “tiến bộ” (nếu tính từ này ở đây có thể có một ý nghĩa) bị nhà tư tưởng của chúng ta xếp vào loại giảm nhẹ mà mục đích duy nhất – và vì tác động có hại – là duy trì một hệ thống đã hết hơi.. Nói tóm lại, tương lai sẽ không nằm ở việc mở rộng vào chức tư tế mà nằm ở việc đánh giá lại chức tư tế chung của những người đã được rửa tội cho đến khi hội nhập họ vào các chức năng bí tích.
Mặc dù thật thú vị khi nhấn mạnh rằng suy tư này đã có từ những năm 1960, nhưng sự trung thực buộc chúng ta phải thừa nhận, chống lại những người ủng hộ quan điểm dù họ bảo thủ hay sáng tạo, đã được một số giám mục Pháp trong đó có giám mục Rouet đã trích dẫn ở trên hình thành. Với câu hỏi hơi bất ngờ cho ngày hôm nay: liệu thái độ ngập ngừng của Đức Phanxicô cho phép tiếp cận chức tư tế viri probati, bắt nguồn từ việc duy trì một hình thức độc quyền chỉ dành cho các giáo sĩ độc thân hay từ trực giác mở rộng vai trò giáo dân phục vụ cộng đồng, mà chúng ta sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng lâu dài này từ trên cao? Tóm lại: Đức Phanxicô bảo thủ hay thực sự nhìn xa trông rộng? Một cách đưa ra một quan điểm khác cho câu này, dù tầm thường, của Tài liệu cho giai đoạn lục địa của Thượng hội đồng về tính đồng nghị: “Trong số những thành quả của kinh nghiệm đồng nghị, một số tổng hợp làm nổi bật việc tăng cường cảm giác thuộc về Giáo hội và nhận thức, trên một mức độ thực tế, rằng Giáo hội không giảm thiểu vì con số các linh mục và giám mục.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch