5 vị linh mục không thể phục vụ đoàn chiên như mong ước
Người tín hữu nhớ Thánh Lễ, nhưng các linh mục cũng đau khổ. Các ngài nhớ giáo dân của mình. Quý cha thân mến, những vị thánh này là gương mẫu cho quý cha.
Trong vòng một tháng qua, người Công giáo ở Mỹ đã không thể tham dự; ở một vài nơi khác trên thế giới, việc này còn diễn ra từ lâu hơn. Và trong khi chúng ta có thể tự cảm thấy ghen tị với các linh mục vì các ngài được lãnh nhận Mình Thánh Chúa như chúng ta thấy trong các thánh lễ online, người giáo dân cần biết rằng những vị linh mục của chúng ta cũng không thích dâng lễ một mình. Các ngài không đi tu để trở thành những vị ẩn sĩ và không muốn chỉ cử hành Hy Tế Thánh trong Thánh Lễ cho chính mình. Các ngài muốn trao ban Thánh Thể cho chúng ta, lắng nghe lời thú tội, rửa tội cho trẻ em và hướng đến sự tiếp đón sau đó.
Và vì vậy trong tuần này, tôi muốn nói về những vị thánh là mẫu gương cho các linh mục trong chúng ta.
Quý cha thân mến, cảm ơn quý cha về sự tuân phục, niềm tin, sự sáng tạo trong linh mục đoàn và tình phụ tử thiêng liêng của quý cha. Con gửi đến quý cha những đấng cầu bầu này, những linh mục thánh thiện đã bị tách khỏi giáo dân của mình, đã không thể phục vụ theo đường lối mà các ngài mong muốn. Mong những bằng chứng của sự thánh thiện nơi các ngài khích lệ quý cha và sự cầu bầu của các ngài nâng đỡ quý cha, nhờ đó thời gian xa cách giáo dân cũng có thể là thời gian cho nguồn ân sủng vô hạn.
Chân phước Cyprian Michael Iwene Tansi (1903-1963) là một cha xứ ở Nigeria. Ngài đã giúp đỡ giáo dân xây những căn nhà, đã đạp xe từ làng này sang làng khác, nghe lời thú tội trong nhiều giờ không ngừng, bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữ, và mang nhiều linh hồn về với Chúa Giêsu. Ngài đã là một chứng nhân tốt lành, 70 người nam từ các giáo xứ của ngài đã trở thành linh mục. Những cha Tansi đã cảm thấy một lời mời gọi đến cuộc sống viện tu, nên ngài rời khỏi giáo xứ của mình và trở thành một đan sĩ ở Anh, hy vọng rằng một ngày nào đó ngài có thể trở lại châu Phi. Vị linh mục đã từng có được rất nhiều hoa trái bỗng nhiên trở thành một tập sinh, được yêu cầu không làm gì khác ngoài việc học, và bị ngăn cấm ngay cả việc giải tội. Trong nhiều năm, ngài không được thi hành sứ vụ mục tử, và dù cuối cùng ngài cũng được phép giải tội lại, ngài đã chết trước khi có thể trở lại châu Phi.
Thánh Pacificus of San Severino (1653-1721) là một linh mục dòng Phanxicô, một nhà giảng thuyết khôn ngoan, đã rong ruổi khắp vùng quê mà rao giảng cho đến khi đôi chân đầy vết thương và gần như không thể đi lại. Do đó, ngài lui về tòa giải tội, nơi ngài vui mừng phục vụ giáo dân của ngài qua việc giải tội sáu giờ một ngày – cho đến khi ngài mất khả năng nghe. Sau đó, ngài hài lòng với việc cử hành Thánh Lễ, cho đến khi thị lực của ngài cũng mất đi. Pacificus bất lực trong mọi phương cách trần thế. Ngài dành 30 năm tiếp theo trong đau khổ và cô độc, nhưng với lời cầu nguyện và việc lãnh đạo cộng đoàn của mình, ngài tiếp tục phục vụ giáo dân ngay cả khi ngài không thể cử hành các bí tích cho họ.
Chân phước Peter Kibe (1587-1639) là một Kitô Hữu người Nhật đã nhiều lần bị từ chối gia nhập dòng Tên vì dân tộc của mình. Cuối cùng, ngài đi đến Rôma để trở thành linh mục dòng Tên, sau đó dành tám năm di chuyển để trở về Nhật Bản. Ngài đã bị giông bảo cuốn đi, bị cướp biển săn đuổi, và bị từ chối trên những chiếc tàu đi về Nhật Bản trước khi ngài làm một chiếc thuyền cho riêng mình để đi trong chặng cuối của hành trình. Cuối cùng, ngài đến được Nhật Bản, nơi mà ngài đã phục vụ Hội Thánh Hầm Trú Nhật Bản trong vòng chín năm trước khi ngài bị nộp và bị giết chết.
Thánh John Roberts (1577-1610) là một tân tòng xứ Wales và là một linh mục dòng Biển Đức, bí mật ở Anh, không bao giờ bỏ mặt giáo dân của mình. Bị bắt vì là linh mục, ngài bị trục xuất khỏi Anh nhưng đã trở lại để phục vụ những nạn nhân của dịch bệnh. Bị bắt lần thứ hai, ngài bị trục xuất lần nữa, nhưng đã trở lại Anh gần như tức khắc để tiếp tục phục vụ như một linh mục bí mật. Ngài bị bắt lần thứ ba, bị cầm tù trong vòng bảy tháng trước khi tiếp tục bị trục xuất – và ngài trở lại. Bị bắt lần nữa, ngài trốn thoát khỏi tù và tiếp tục sứ vụ. Bị bắt lần thứ năm, ngài bị trục xuất lần nữa nhưng đã lén trở lại đất nước. Roberts bị bắt lần thứ sáu (trong tám năm) và cuối cùng bị giết chết, một vị mục tử đã yêu đoàn chiên đến cùng.
Thánh Theophilus the Penitent (d. 538) không phải một người để bắt chước – ít nhất không phải trong sự phản ứng ban đầu của ngài trước nghịch cảnh. Là giám mục phó của Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, ngài được chọn trở thành giám mục nhưng đã từ chối với sự khiêm nhường. Không may thay, sự khiêm nhường của ngài không đủ mạnh để chịu đựng sự vu cáo. Khi ngài bị buộc tội trộm cắp và bị loại khỏi linh mục đoàn, Theophilus đã rất liều lĩnh để được minh oan, ngài đã tìm một thầy đồng để giúp ngài làm giao kèo với ma quỷ, từ bỏ Chúa Giêsu và bán linh hồn mình thông qua một bản giao kèo ký bằng máu. Nhiều người có thể nói: đó là một phản ứng tột độ để có thể phục vụ trở lại như một linh mục, nhưng ý định không vâng phục và đánh lừa giám mục thì không khác nhau như chúng ta nghĩ. May thay, Theophilus có một lương tâm ngay thẳng và sớm ăn năn, thú tội cách công khai, và qua đời ba ngày sau đó.