2020
Nỗi buồn của các linh mục Ý trước hàng dài những quan tài
Nỗi buồn của các linh mục Ý trước hàng dài những quan tài
Khi trở thành linh mục 40 năm trước, Cha Mario Carminati biết mình sẽ đối diện với cái chết, nhưng ngài không bao giờ có thể nghĩ đến một ngày ngài phải đối diện với một hàng dài các quan tài như thế này.
Tất cả những người chết mà ngài đang làm thánh lễ an táng tập thể cho họ đều là những anh chị em giáo dân trong giáo xứ mà cha quen biết tại giáo xứ Thánh Giuse ở Seriate, trong tỉnh Bergamo, cách Milan 50km về phía Đông Bắc.
Quan tài của các giáo dân quá cố không còn được khiêng một cách long trọng vào những chiếc xe tang bóng loáng như bình thường. Cũng chẳng có người thân nào trong đám tang kinh hoàng này ngoài cha Carminati, một người giúp lễ, một người quay phim chụp ảnh, và các binh sĩ đang đứng chờ để khi các nghi thức được cử hành xong sẽ khiêng lên những chiếc xe nhà binh đang chờ sẵn ở cửa nhà thờ.
Quân đội chở các quan tài đến và dùng một chiếc xe nâng đưa các quan tài từ các xe nhà binh vào trong nhà thờ.
Bây giờ, vì sự bùng phát của coronavirus, các quan tài nhiều đến mức phải đặt trên sàn đá cẩm thạch lạnh của Nhà thờ Thánh Giuse.
“Các nhà chức trách muốn mọi sự diễn ra trong sự kính trọng những người quá cố nhưng họ không còn biết đặt các quan tài ở đâu,” Cha Carminati, 64 tuổi, cha sở Nhà thờ Thánh Giuse, ở thành phố Seriate, một miền đất vốn thanh bình của 25,000 người dân trung lưu bên bờ dòng sông Serio hiền hòa.
Khi các quan tài đã được đưa vào nhà thờ, ngài và các linh mục khác cử hành các nghi thức một cách vội vã. Sau đó, một chiếc xe nâng lại đưa các quan tài lên các xe nhà binh chở đến các nghĩa trang để hỏa táng.
Các cuộc tụ họp đã bị cấm trên khắp nước Ý vì lệnh cách ly toàn quốc nên không thể tổ chức tang lễ nhà thờ.
Seriate nằm ở tỉnh Bergamo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Ý miền bắc vùng Bologna và là tâm chấn của vụ dịch.
Cha Carminati nói điều đáng buồn nhất đối với ngài là nhiều giáo dân đã chết cô đơn, không có người thân, tại bệnh viện cũng như tại nhà thờ và nghĩa trang, vì lệnh cách ly tại chỗ để ngăn chặn sự lây lan của virus không cho phép các thành viên gia đình đến những nơi này.
“Trong các kinh nguyện, chúng tôi thường đề cập đến những linh hồn ‘cần đến lòng Chúa thương’, và trong các bài giảng, chúng tôi nói về những người cần đến lời cầu nguyện của chúng ta nhất. Đây chính là những người này,” cha Marcello Crotti, một linh mục trẻ nói sau khi vừa làm lễ an táng tập thể cho 40 người.
Tiếng chuông vang lên khi những chiếc xe tải rời khỏi nhà thờ và cư dân nhìn xuống từ cửa sổ và ban công nhà mình làm dấu thánh giá.
Khi đoàn xe băng qua một ngã tư, một cảnh sát đeo mặt nạ y tế và găng tay trắng đứng nghiêm giơ tay chào.
Đặng Tự Do
(vietcatholic 28.03.2020)
2020
Nỗi Đau Buồn Của Vị Cha Xứ
Nỗi Đau Buồn Của Vị Cha Xứ
Cha Mario Carminati 64 tuổi, cha sở Nhà thờ Thánh Giuse ở thành phố Seriate, tỉnh Bergamo, miền bắc vùng Bologna và là tâm chấn của đại dịch, không bao giờ nghĩ đến một ngày phải đối diện với một hàng dài các quan tài là những giáo dân của cha như thế này.
Quan tài của các giáo dân chết do nhiễm coronavirus phải đặt trên sàn đá, chẳng có người thân nào trong đám tang, vì lệnh cách ly trên toàn nước Ý cấm các cuộc tụ họp. Bởi vậy, chỉ có cha Carminati, một người giúp lễ, một người quay phim, và các quân nhân đứng chờ ở cửa nhà thờ. Khi các nghi thức cử hành xong, họ sẽ khiêng những quan tài này đi hỏa táng trên những chiếc xe của quân đội.
Điều phiền muộn nhất đối với Cha Carminati là nhiều giáo dân đã chết cô đơn, không có người thân, tại bệnh viện cũng như tại nhà thờ và nghĩa trang, vì lệnh cách ly tại chỗ để ngăn chặn sự lây lan của virus không cho phép các thành viên gia đình đến những nơi này.
Cha Marcello Crotti, một linh mục trẻ sau khi làm lễ an táng tập thể cho 40 người đã chia sẻ tâm tình: “Trong các kinh nguyện, chúng tôi thường đề cập đến những linh hồn ‘cần đến lòng Chúa thương’, và trong các bài giảng, chúng tôi nói về những người cần đến lời cầu nguyện của chúng ta nhất. Đây chính là những người này”
Tiếng chuông vang lên khi những chiếc xe tải rời khỏi nhà thờ, chậm chạp đi chuyển qua những đường phố vắng lặng đến nơi hoả táng. Dọc hai bên đường, người dân tiễn đưa từ cửa sổ hoặc ban công nhà mình làm dấu thánh giá.
Đọc toàn bài: https://www.facebook.com/vietcatholicnews.sydney.7?__tn__=%2CdCH-R-R&eid=ARCFnzZOeqFK9lAY9Cvm3H73qE1iFXJn4clHnBauH8O1vtujHd07VfrWPHhDMGHuo2oGIpn-SrzcjwDf&hc_ref=ARTJFF7rU0HjM-D7HCqz9yLBtkolI9dGnI1mmON5fswstZ6nVj8B067TsGBAjsc7nWU&fref=nf
Lm. Giuse Ngô Văn Kha, CSsR
2020
Lời Tâm Sự Của Đấng Đáng Kính FX Nguyễn Văn Thuận
Lời Tâm Sự Của Đấng Đáng Kính FX Nguyễn Văn Thuận
“Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá:
Ngài không giảng dạy, thăm viếng, chữa lành bệnh tật; Ngài hoàn toàn bất động. Đối với con mắt loài người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại. Nhưng đối với đôi mắt Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Ngài đã đổ máu mình để cứu chuộc nhân loại.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần XII, số 7 có viết: “Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, trong phép Thánh lễ; giữa những sự bất trắc, những hoang mang trong cuộc đời mỗi ngày, các bạn hãy noi gương hai môn đệ trên đường về Emmau…
Hãy cầu xin Chúa Giêsu, để dọc các nẻo đường về bao nhiêu xóm nhỏ Emmau của thời đại ta, Ngài ở lại với các bạn. Ngài phải là sức mạnh của các bạn, là trung tâm của các bạn, là hy vọng trường cửu của các bạn.
Trong giây phút này, Chúa Giêsu tiếp tục Thánh Lễ:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa tiếp tục Thánh Lễ
mỗi giây phút cho đến tận thế.
Chúa sử dụng tay của linh mục
trong phép Thánh Thể khắp địa cầu
cách huyền nhiệm mà thực tại.
Con dâng Thánh Lễ đúng qui thức phụng vụ không đủ.
Ngày xưa Chúa không theo qui luật phụng vụ ngày nay.
Nhưng Chúa dâng lễ với những tâm tình sốt sắng nhất,
những tâm tình trong giờ tử nạn,
nhất là trên Thánh giá.
Đau khổ thể xác, nhất là đau khổ tinh thần.
Yêu mến vâng phục Chúa Cha cho đến chết,
chết sỉ nhục trên Thánh giá,
hình phạt dành cho nô lệ.
Chúa chịu mọi người ruồng bỏ
kể cả Chúa Cha: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con!”
Xin cho chúng con dâng lễ như Chúa.
Nếu chúng con không dâng chính mình,
làm hy lễ toàn thiêu;
Nếu cuộc đời chúng con không chịu đói, chịu khát,
chịu sỉ nhục, chịu nhổ, chịu vả vào mặt,
chịu đội mão gai, chịu vác thánh giá,
chịu đánh đòn, chịu trói, chịu ngã quỵ,
chịu đóng đinh, chịu chết, chôn trong mồ người khác;
thì con phải xét mình, phải sám hối, hoán cải;
phải biến chuyển, lột xác;
vì con chưa tế lễ như Chúa.
Nếu con còn lo sợ,
con kiếm cách tránh né thân phận Chúa,
thì dù con có theo nghi thức nào có long trọng đến đâu
con cũng không tế lễ với tâm tình Chúa.
(Trích trong tác phẩm Năm Cái Bánh Và Hai Con Cá)
2020
ĐTC tặng 30 máy thở cho các bệnh viện Ý và Tây Ban Nha
Hôm thứ Năm 26/3, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết để bày tỏ sự gần gũi và tình liên đới với các bệnh viện ở Ý và Tây Ban Nha đang phải vất vả chăm sóc các bệnh nhân virus corona, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 30 máy thở cho hai quốc gia này.
Đức thánh Cha đã ủy thác cho Sở từ thiện của Đức Thánh Cha thực hiện nghĩa cử liên đới này.
Virus corona gây bệnh về đường hô hấp nên máy thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới.
30 máy thở sẽ được gửi đến các Giám mục và các Giám mục sẽ phân phát cho các bệnh viện đang cần nhu cầu hơn cả.
Ý là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona, với số người chết hiện đã lên tới hơn 9 ngàn người. Khu vực bắc Ý, vùng Lombardia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần là do dân số có nhiều người già.
Trong khi các Thánh lễ đã bị đình chỉ ở Ý, cũng như nhiều nơi trên thế giới, thì các hoạt động bác ái của Đức Thánh Cha trong những tuần qua không những vẫn tiếp tục mà còn hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh máy thở, Đức Hồng y Konrad Krajewski, Chánh Sở từ thiện của Đức Thánh Cha vẫn tổ chức trao các bữa ăn cho người vô gia cư ít nhất hai lần một tuần.
Tuần này, Đức Hồng y Krajewski cũng phối hợp giao 200 lít sữa chua và sữa tươi cho một cộng đoàn dòng tu chuyên phân phối thực phẩm cho người nghèo và vô gia cư. (CSR_1976_2020)
Ngọc Yến – Vatican