2020
Các nhà thờ ở Nam Hàn được mở cửa trở lại
Các nhà thờ ở Nam Hàn được mở cửa trở lại
Các trường hợp nhiễm coronavirus tiếp tục giảm ở Nam Hàn. Hôm thứ Hai 20 tháng Tư, chỉ có 13 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, trong đó có 7 người nhiễm bệnh khi ra nước ngoài. Đây là ngày thứ ba liên tiếp con số nhiễm bệnh mới dưới 20 trường hợp; ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư chỉ có 8 trường hợp. Hôm 29 tháng 2, được kể là ngày căng thẳng nhất, có 909 người nhiễm bệnh tại Nam Hàn.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều thứ Hai 20 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã quyết định hoãn lại một năm Đại Hội Gia Đình Thế Giới và Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Do tình hình sức khỏe hiện tại và những hậu quả của nó đối với việc di chuyển và tập hợp những người trẻ và gia đình, Đức Thánh Cha, cùng với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã quyết định hoãn các Hội nghị Thế giới tiếp theo lại một năm. Đại Hội Gia Đình Thế Giới, trước đây được dự trù tại Rôma vào tháng 6 năm 2021 và Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo, trước đây được dự định diễn ra tại Lisbon vào tháng 8 năm 2022, sẽ dời vào tháng 6 năm 2022 và vào tháng 8 năm 2023.
Nói tóm lại, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng 6 năm 2022. Tương tự như vậy, Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Lisbon vào tháng 8 năm 2023.
Đặng Tự Do
2020
Đức Phanxicô: “Sự phục hồi từ coronavirus phải công bằng và đúng lý”
Đức Phanxicô gặp các nhà báo sau khi dâng thánh lễ không có giáo dân ở nhà thờ Chúa Thánh Thần ở khu vực Sassia, Rôma, Đền thánh Lòng Chúa Thương xót của giáo phận Rôma, 19-4-2020.
Ngày chúa nhật 19 tháng 4, Đức Phanxicô kêu gọi có một tầm nhìn bao quát toàn thế giới sau cuộc khủng hoảng Covid-19, ngài nói, tiếp tục mà không có sự đoàn kết toàn cầu hoặc loại trừ các thành phần của xã hội ra khỏi việc phục hồi thì sẽ dẫn đến “một vi-rút thậm chí còn tệ hơn.”
Đức Phanxicô lần đầu tiên rời Vatican từ hơn một tháng nay để dâng thánh lễ chúa nhật Lòng Chúa Thương xót ở một nhà thờ gần như trống rỗng, cách Vatican một vài dãy nhà.
Trong bài giảng và trong kinh Nữ Vương Thiên đàng truyền thống của ngày chúa nhật, Đức Phanxicô nói, sự phục hồi không thể loại bất cứ ai bên lề và đây là lúc để chữa lành bất công trên thế giới vì nó làm suy yếu sức khỏe của toàn gia đình nhân loại.
Ngài giảng: “Hiện nay khi chúng ta sốt ruột mong chờ sự phục hồi chậm chạp và khó khăn của đại dịch, chúng ta gặp nguy cơ quên những người chúng ta để mặc họ. Một nguy cơ chúng ta có thể bị tấn công bởi một loại vi-rút tệ hại, đó là vi-rút ích kỷ. Một vi-rút truyền bởi suy nghĩ đời sống sẽ tốt hơn nếu nó tốt hơn cho tôi, mọi sự sẽ ổn nếu điều đó tốt cho tôi.”
Trong bài giảng của ngài, Đức Phanxicô nhắc đại dịch “nhắc chúng ta nhớ không có khác biệt và biên giới giữa những người đau khổ.”
Sau đó trong kinh trưa Nữ Vương Thiên đàng, ngài kêu gọi một “sự chia sẻ giữa các quốc gia và các thể chế để đối diện với cuộc khủng hoảng hiện tại phải được đánh dấu bằng tình đoàn kết.”
Ngày 15 tháng 3 Đức Phanxicô đã đi trong thành phố Rôma hoang vắng để đến hai đền thánh cầu nguyện để đại dịch được chấm dứt. Ngài tuyên bố, việc phục hồi không nên hy sinh những người bị bỏ mặc trên “bàn thờ của chủ nghĩa tiến bộ”, đặc biệt là những người nghèo.
Hơn 23 000 người đã chết vì coronavirus chủng mới ở Ý. Từ sáu tuần nay Ý và Vatican đã đóng cửa nhà thờ buộc Đức Phanxicô dâng thánh lễ không có giáo dân.
2020
Sinh ra bởi Thánh Thần là bước nhảy Kitô hữu phải thực hiện
Sinh ra bởi Thánh Thần là bước nhảy Kitô hữu phải thực hiện
Sinh ra một lần nữa là để cho Chúa Thánh Thần bước vào và Ngài hướng dẫn cuộc sống của anh chị em. Và đây là lúc tự do của Thánh Thần hoạt động, anh chị em không biết mình sẽ đi đâu. Ðiều này đã xảy ra nơi các tông đồ; khi Thánh Thần đến, các ông ra đi rao giảng Tin Mừng, và không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng Thánh Thần hướng dẫn các ông.
Sau Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Nhà thờ Chúa Thánh Thần, sáng thứ Hai 20 tháng 4 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô trở lại dâng Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta. Trong phần nhập lễ, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho giới chính trị: “Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những ai có ơn gọi làm chính trị: Chính trị là một hình thức cao của bác ái. Chúng ta cầu nguyện cho các đảng chính trị trong các quốc gia. Trong thời điểm khủng hoảng này, xin cho họ biết cùng nhau tìm kiếm lợi ích của quốc gia chứ không phải lợi ích đảng phái của mình”.
Trong bài giảng, Ðức Thánh Cha tập trung vào bài Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 3,1-8) nhằm giải thích về thái độ của ông Nicôđêmô, một người Pharisêu, một thủ lãnh của người Do Thái đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm. Và Chúa nói với ông rằng không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.
Ðức Thánh Cha nhận xét về người Pharisêu này như sau: “Ông Nicôđêmô là một người Pharisêu tốt, không phải tất cả người Pharisêu đều xấu. Ông cảm thấy có một điều gì đó không ổn trong ông, bởi vì ông đã đọc sách của các ngôn sứ và biết rằng những gì Chúa Giêsu thực hiện là những điều các ngôn sứ đã loan báo. Ông thao thức được gặp Chúa. Ông tuyên xưng niềm tin: ‘Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy'”. Vị thủ lãnh Do Thái dừng lại ở đây và không nói thêm gì nữa”.
Theo Ðức Thánh Cha lẽ ra ông Nicôđêmô phải nói tiếp, nhưng ông dừng lại trước hai từ “bởi vậy”. Và Chúa Giêsu trả lời gây bất ngờ cho ông “không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”.
“Ông Nicôđêmô không hiểu điều Chúa nói. Sinh ra bởi Thánh Thần là bước nhảy vọt mà lời tuyên xưng của Nicôđêmô phải thực hiện. Ông không biết phải làm thế nào, bởi vì con người không thể biết được điều Thánh Thần sẽ thực hiện. Chính Chúa Giêsu cũng đã mô tả điều này: Ai sinh ra bởi Thánh Thần thì tự do và ngoan ngùy trước Thánh Thần, Ðấng đưa chúng ta đi đâu tùy ý như gió muốn thổi đâu thì thổi”.
Tới đây, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh thêm việc để cho Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống như thế nào: “Tuân giữ các điều răn thôi thì chưa đủ, anh chị em phải để cho Chúa Thánh Thần đi vào trong cuộc sống của anh chị em và Ngài đưa anh chị em đi đâu là tùy ý Ngài. Ðôi khi chúng ta dừng lại như ông Nicôđêmô. Chúng ta không biết phải làm gì, hoặc chúng ta không tin tưởng vào Chúa để thực hiện một bước nhảy và để cho Thánh Thần đi vào cuộc sống. Sinh ra một lần nữa là để cho Chúa Thánh Thần bước vào và Ngài hướng dẫn cuộc sống của anh chị em. Và đây là lúc tự do của Thánh Thần hoạt động, anh chị em không biết mình sẽ đi đâu. Ðiều này đã xảy ra nơi các tông đồ; khi Thánh Thần đến, các ông ra đi rao giảng Tin Mừng, và không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng Thánh Thần hướng dẫn các ông”.
Ðức Thánh Cha trích dẫn thêm một mẫu gương về việc để cho Chúa Thánh Thần hoạt động, đó là cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi được mô tả trong Bài đọc I. Sau khi nghe Thánh Phêrô và Gioan thuật lại mọi điều mà các thượng tế và kỳ mục đã nói với hai ông, các tín hữu đồng tâm cầu nguyện và Chúa Thánh Thần đã đến với với các tín hữu nói cho họ biết điều cần làm.
Ðức Thánh Cha kết luận: “Các tín hữu cầu nguyện trong một khoảnh khắc đen tối để mở tâm hồn ra cho Chúa Thánh Thần. Xin Chúa giúp chúng ta biết mở ra cho Chúa Thánh Thần, Ðấng sẽ đưa chúng ta tiến lên phía trước trong sự phục vụ Chúa .” Ngọc Yến
2020
Roger-Pol Droit: “Suy nghĩ lại về cái chết, không bị mê hoặc, không hoành tráng vĩ đại, không trốn tránh, không dửng dưng”
Một tang lễ tại giáo phận Dijon nước Pháp trong thời đại dịch.
Học chết sao?
Con số rùng rợn mỗi ngày mỗi tăng. Từ đầu đại dịch, hơn 100 000 nạn nhân trên tất cả các châu lục đã chết vì Covid-19, ngày mai sẽ có thêm bao nhiêu? Rất nhiều người trong chúng ta đã quá buồn vì người thân, bạn bè đã khuất. Ai cũng sợ cho người thân và cho chính mình. Bỗng trên toàn hành tinh, cái chết có mặt khắp nơi, lởn vởn đâu đó.
Chúng ta gần như đã quên nó, cứ xem nó là vô hình, cứ đưa nó vào bóng tối và im lặng. Dĩ nhiên chúng ta biết “đã là người thì phải chết.” Nhưng đó chỉ là sự thật mơ hồ, không phải là một thực tế ám ảnh và không hiển nhiên để chạm vào được. Bây giờ, bóng ma có mặt, như thử nó đến từ một nơi nào khác, trở về từ một thời đại khác. Và với sức mạnh điếng người của nó.
Bài tập để tâm hồn cương nghị
Vậy là chúng ta đi tìm phương cách cứu vãn, đi tìm hỗ trợ. Chúng ta chỉ biết bám vào công thức danh tiếng: “Triết lý là học chết.” Triết gia Platon gán câu này cho thầy của mình là triết gia Socrate (thế kỷ thứ V trước công nguyên), triết gia Montaigne thế kỷ 16 dùng câu này để đặt tựa cho một chương của tập Tiểu luận của ông (Les Essais , sách 1, chương 20), triết gia Schopenhauer trở lại với nó vào thế kỷ 19. Để dứng vững, chúng ta có nên tìm một phương pháp được chứng nghiệm không? Chúng ta có hỏi triết gia Epicure giải thích lại cho chúng ta hiểu, làm sao xóa tan một cách hợp lý nỗi lo âu, vì sao “cái chết chẳng là gì đối với chúng ta” như Thư gởi Ménécée của ông nói không? Chúng ta có nên mượn tinh thần khắc kỷ của các triết gia cổ đại Marc-Aurèle hay Sénèque để rèn luyện tâm hồn cương nghị, để tỉnh táo rời khỏi bàn tiệc, không hối tiếc không?
Không có gì bảo đảm tất cả các phương pháp này sẽ hiệu quả, cũng như sẽ thích ứng với thời buổi chúng ta đang trải qua. Thêm nữa, “học chết” nếu hiểu theo nghĩa đen là chuyện phi lý. Học, là mò mẫm, là ôn lui ôn tới, là bắt đầu lại. Học bất cứ gì cũng vậy, dù đó là một nhạc cụ, một môn thể thao, một ngôn ngữ, mọi học hành đều là công việc lặp đi lặp lại. Với cái chết, chỉ một lần, không kinh nghiệm, mọi chương trình học hỏi kiểu này đều vô nghĩa.
Nhưng với công thức của Platon thì học ở đây mang một ý nghĩa khác. Trong quyển Phédon, Socrate hấp hối khi uống chén thuốc độc vẫn còn trao đổi với các môn đệ của mình. Ông giải thích cho các môn đệ, “ai triết lý thì họ thực sự đòi hỏi cái chết” và thực hành nó. Vậy, đây không phải là thích tự tử cũng không phải là để an ủi bạn bè đang đau buồn của mình. Để bỏ đi cơ thể của mình, các lỗi lầm, các ảo ảnh do nó tạo ra, các thay đổi triền miên mà nó đi lạc trong đó, đó, “cái chết” có nghĩa như vậy. Theo triết gia Platon, mong muốn của triết gia gắn vào các sự thật vĩnh cữu mà chỉ có tinh thần mới có thể nhìn thấy.
Không mê hoặc, không tránh né
Đối với chúng ta ngày nay, nó dường như không phải là một trợ giúp hiệu quả. Một vài nhà theo học thuyết Platon hiếm hoi kiên trì đâu đó, mơ điều bất biến. Nhưng đó là một thời gian dài kể từ khi có nhiều thuốc giải độc và vắc-xin đã được phát triển. Triết gia Spinoza nhắc lại, ý tưởng là “suy niệm về sự sống chứ không phải về cái chết.” Triết gia Nietzsche đã chứng tỏ cho thấy, trong triết học cũng như trong khoa học, tôn thờ sự thật một cách mù quáng là nguy hiểm, bệnh hoạn và chết chóc như thế nào.
Mélétô, động từ Hy Lạp được dịch là “học” trong công thức này, có nghĩa là “thực hành”, nhưng cũng có nghĩa là “chăm sóc”, “để làm quen.” Suy nghĩ lại về cái chết, không hoang tưởng, không hoành tráng vĩ đại, không tránh né, không dửng dưng, sau sự phủ nhận sâu đậm đánh dấu cho thời buổi chúng ta, đây là lý do vì sao thảm kịch hiện tại kích động chúng ta. Mặc chiếc áo choàng hy lạp hay la-mã có nguy cơ làm thất vọng, cũng như chơi lại kiểu cầm hộp sọ khổ hạnh của các tín hữu cổ điển kitô. Chỉ cần xem lại phiên bản 2020 để đừng quên, rằng cái chết vẫn tồn tại, vẫn chờ chúng ta. Chúng ta phải chiến đấu để đẩy nó lui, và để đến đó, biết rằng thất bại sẽ đến. Và điều này được gọi là “học sống.”
Marta An Nguyễn dịch