2023
Tính Cộng đoàn và Linh động trong cử hành phụng vụ thánh lễ
Xem trước(mở trong cửa sổ mới) 1- NHẬP ĐỀ
Phụng vụ, mà đỉnh cao là Thánh lễ, là hành vi của cộng đoàn những người nhờ Đức Tin Thiên Chúa ban cho mà có thể nhận biết, cảm tạ, ca ngợi và thờ phượng Thiên Chúa. Tuy nhiên, từ thời Trung cổ, giáo dân hầu như đã bị loại ra khỏi việc tham dự sống động vào Thánh lễ, trong khi đó, giáo sĩ lại thâu tóm hầu hết các lời nguyện và bài hát của cộng đoàn trong Thánh lễ. Kể từ thời Công đồng Trento, để ngăn chận nguy cơ phủ nhận chức linh mục thừa tác, Hội Thánh đã nêu bật tầm quan trọng của chức vụ này, nhưng việc làm đó đã vô tình tạo thêm khoảng cách giữa giáo sĩ và giáo dân, cũng như làm trầm trọng thêm tính thụ động của giáo dân trong việc tham dự Thánh lễ.
Thế nhưng, Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vatican II ra đời vào năm 1963 đã mở đường cho cuộc canh tân Phụng vụ của Hội Thánh. Cuộc canh tân Phụng vụ này đã phục hồi chiều kích cộng đoàn của các thành phần Dân Chúa trong Thánh lễ (x. PV 27), cũng như đã đề ra nhiều phương thế hữu hiệu giúp các giáo dân tham dự Thánh lễ cách ý thức, trọn vẹn và sống động hơn (x. PV 14).
2. TÍNH CỘNG ĐOÀN TRONG CỬ HÀNH THÁNH LỄ
Có thể nói rằng, tự bản chất, Phụng vụ luôn đòi hỏi phải mang tính cộng đoàn. Cộng đoàn này không chỉ dành riêng cho một hạng người thánh thiện nào, nhưng bao gồm mọi hạng người. Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vatican II dạy rằng mỗi khi cử hành các nghi lễ, đặc biệt trong việc cử hành Thánh lễ, nên quý chuộng việc cử hành cộng đồng hơn việc cử hành đơn độc và riêng rẽ (x. PV 27). Thực thế, chính trong khi cử hành Thánh lễ mang tính cộng đoàn, các tín hữu tạ ơn Thiên Chúa và dâng lên Ngài lễ phẩm tinh tuyền, không những nhờ tay vị tư tế, nhưng còn cùng với ngài, cũng như để học cho biết dâng chính mình nữa (x.QC 95).
Theo sự hướng dẫn của Hội Thánh, kể từ sau Công đồng Vatican II, tính cộng đoàn trong Thánh lễ đã được thể hiện bằng nhiều phương cách phong phú. Trước hết, Công đồng cho phép đưa ngôn ngữ địa phương vào trong cử hành Thánh lễ (x. PV 36). Việc làm này đã mở đường để giáo dân có thể tham gia vào những lời tung hô, những câu đối đáp, những bài thánh ca trong Thánh lễ. Thứ đến, việc Công đồng yêu cầu các linh mục năng giảng Kinh Thánh (x. PV 52) đã khiến cho Lời Chúa trở thành yếu tố liên kết cộng đoàn các tín hữu với nhau trong cùng một Đức Tin. Thêm vào đó, việc Công đồng tái lập Lời nguyện tín hữu sau bài giảng các ngày lễ Chúa Nhật và lễ buộc (x. PV 53) cũng đã góp phần thăng tiến tinh thần liên đới của các tín hữu với toàn thể Hội Thánh và thế giới. Một điểm rất quan trọng nữa là việc Công đồng khuyến khích giáo dân rước lễ cũng như cho phép hiệp lễ dưới hai hình thức trong một vài trường hợp nhất định (x. PV 55). Việc làm này đã làm hiển lộ sự hiệp thông sâu xa giữa các thành phần Dân Chúa khi cùng lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa trong một Thánh lễ.
Như vậy, bằng những điều chỉnh thích đáng, Công đồng Vatican II đã làm cho tính cộng đoàn trong cử hành Thánh lễ được phục hồi và trở nên ngày một thăng tiến. Nhưng không dừng lại ở đó, Công đồng còn khuyến nghị các chủ chăn phải chú trọng và kiên tâm theo đuổi việc huấn luyện Phụng vụ cho các tín hữu (x. PV 19) để tạo điều kiện giúp họ có thể tham dự Thánh lễ ngày một tích cực hơn.
3. MỘT VÀI PHƯƠNG THẾ KHẢ DĨ GIÚP CÁC TÍN HỮU THAM DỰ THÁNH LỄ CÁCH Ý THỨC, TRỌN VẸN VÀ SỐNG ĐỘNG HƠN
Thực thế, một trong những ưu tư của Công đồng là làm sao để các chủ chăn không những chỉ chú tâm cử hành Phụng vụ thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn lo sao cho các tín hữu có thể tham dự Thánh lễ một cách ý thức, trọn vẹn và sống động, vì do chính bản tính, Thánh lễ đòi hỏi cách thức tham dự như thế (x. PV 11 và 14).
3.1. Tham dự Thánh lễ cách ý thức
Quả vậy, Hội Thánh hằng bận tâm lo lắng để các giáo dân đừng tham dự vào mầu nhiệm đức tin trong Thánh lễ như những du khách bàng quang, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nhiệm đó, họ tham dự các kinh nguyện và nghi lễ thánh cách ý thức hơn (x. PV 48). Do đó, Hội Thánh muốn việc chuẩn bị các bản văn bài đọc, lời nguyện và bài ca trong Thánh lễ phải thích ứng thoả đáng với nhu cầu cũng như não trạng của những giáo dân hiện diện (x. QC 352)
3.2. Tham dự Thánh lễ cách trọn vẹn
Về phía người giáo dân, Hội Thánh khuyên nhủ họ phải tham dự đầy đủ và trọn vẹn, cả hai phần Thánh lễ gồm phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể, nhất là trong ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc. Bởi lẽ hai phần trên được liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi làm thành một hành vi thờ phượng duy nhất (x. PV 56). Để giúp người giáo dân tham dự thánh lễ cách trọn vẹn hơn, các vị hữu trách được yêu cầu tìm cách xếp đặt cho người tín hữu có được vị trí thích hợp trong thánh đường, để họ có thể dự phần xứng đáng vào những nghi thức thánh. Ngoài ra, cũng phải liệu làm sao cho giáo dân không những nhìn thấy vị chủ tế hay các người đọc sách, mà nhờ những phương tiện kỹ thuật hiện đại, còn nghe rõ được các bài đọc, lời nguyện… (x. QC 311).
3.1. Tham dự Thánh lễ cách sống động
Bên cạnh việc mong muốn người giáo dân tham dự Phụng vụ cách ý thức và trọn vẹn, Hội Thánh còn muốn khuyến khích sự chủ động của họ trong cử hành Thánh lễ như việc tích cực đối đáp trong các nghi thức và kinh nguyện (x. QC 35 và 36). Đặc biệt, ca hát là một trong những cách thế hàng đầu giúp người giáo dân tham gia cách sống động vào Phụng vụ, thế nên, các chủ chăn cũng được mời gọi năng khích lệ giáo dân tham gia vào những lời tung hô, những bài thánh vịnh, tiền xướng và thánh ca (x. TN 27).
Như vậy, việc người tín hữu tham gia Thánh lễ một cách ý thức, trọn vẹn và sống động không chỉ khiến họ không còn cảm thấy nhàm chán hay buồn tẻ trong mỗi giờ lễ cũng như không còn cảm thấy cô đơn hay lạc lõng giữa cộng đoàn, mà lại còn có thể dẫn đưa tâm hồn họ hướng về Thiên Chúa và tạo nên sự biến đổi trong chính con người họ. Và một khi nội tâm người tín hữu đã được biến đổi cách thâm sâu, thì đời sống đạo đức và hoạt động tông đồ của họ mới có thể trở nên một niềm vui đích thực.
4. KẾT LUẬN
Quả thực, việc phục hồi và thăng tiến tính cộng đoàn trong cử hành Phụng vụ Thánh lễ kể từ sau Công đồng Vatican II đã giúp tái khẳng định bản tính Công giáo của Hội Thánh, đồng thời cũng giúp các tín hữu chủ động hiệp thông chính mình vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Qua từng ngày, việc Hội Thánh hằng mời gọi các tín hữu tham dự vào Phụng vụ Thánh lễ cách ý thức, trọn vẹn và sống động hơn đã góp phần thúc đẩy các thành phần Dân Chúa không ngừng vươn tới mức sung mãn của Chúa Kitô (x. PV 2).
Chính nhờ mang trong mình những tâm tình của Chúa Kitô đó (x. Pl 2, 5), mà trong mọi nơi mọi lúc, người Kitô hữu luôn biết đón nhận tha nhân trong niềm cảm thông tha thứ thực sự, để xứng đáng cùng với những người anh chị em chung một Đức Tin ấy chia sẻ Một Lương Thực Thần Linh. Và trong niềm hy vọng về Ơn Cứu Độ mai hậu, họ tin tưởng rằng vào ngày tận thế sẽ được Thiên Chúa cho vào dự bàn tiệc nơi Thiên Quốc cùng với tất cả những người anh chị em mà mình đã từng cùng nhau hiệp thông tham dự Thánh lễ khi còn ở trần thế này.
Lạc Vũ Thái Bình
Huế, 2-2023
Các chữ viết tắt trong bài viết:
– Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vatican II: PV
– Quy chế tổng quát sách lễ Roma: QC
– Hướng dẫn mục vụ Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục Việt Nam: TN
2023
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ ĐÓN NHẬN ƠN TÁI SINH
18.4
Thứ Ba trong tuần thứ Hai Mùa Phục Sinh
Cv 4:32-37; Tv 93:1,1-2,5; Ga 3:7-15
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ ĐÓN NHẬN ƠN TÁI SINH
Ta thấy Thánh Kinh không bao giờ nói rằng Adam và Eva đã cắn một miếng táo để rồi bị Chúa phạt. Chúa nào vớ vẩn khi phạt chuyện con người lỡ ăn miếng táo. Nếu nhìn như vậy thì con người tầm thường hóa lòng thương xót của Chúa và “đề cao” sự ích kỷ của Thiên Chúa.
Trái cây mà họ đã ăn từ cây biết điều thiện và điều ác không bao giờ được xác định trong Kinh Thánh. Qua nhiều thế kỷ, các họa sĩ đã đơn thuần dùng trái táo do thói quen và truyền thống. Trái cấm mà ông bà nguyên tổ đã ăn không liên quan gì đến loại trái cây nào. Vấn đề ở đây là Ađam và Eve đã không vâng lời Thiên Chúa.
Tội nguyên tổ là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả tội đầu tiên của cha mẹ đầu tiên của chúng ta. Là những con người đầu tiên của nhân loại, tội của họ gây ra không chỉ cho họ, nhưng còn cho con cháu họ. Nó được gọi là “nguyên tổ” bởi nó là tội đầu tiên mà con người phạm phải. Đó là tội bởi là một hành động cố tình và và tự do chống lại ý định của Thiên Chúa.
Hậu quả của tội nguyên tổ rất nghiêm trọng. Trong lãnh vực thiêng liêng, tội của họ cũng được truyền đến đời con cháu để rồi ta phải nhận lấy tội của họ như chúng ta phải nhận hệ gen của chúng ta.
Với chúng ta, tội nguyên tổ không phải là việc chúng ta phạm tội trong khi chúng ta ở trong dạ mẹ của chúng ta. Đúng hơn, nói điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhận một khuynh hướng nghiêng chiều về tội. Khi bạn được sinh ra, bạn không có những bệnh sơ sinh như bệnh sởi hay bệnh thủy đậu, nhưng chúng ta được sinh ra với tình trạng dễ bị tổn thương và nhạy cảm với những bệnh hiểm nghèo. Khi cha mẹ của bạn đưa chúng ta đến bác sĩ nhi khoa, bác sĩ đã tiêm vắc-xin cho bạn, những thứ vắcxin ấy giúp cơ thể bạn chống lại những bệnh đó mỗi khi bạn bị chúng đó tấn công.
Tội nguyên tổ giống như người được sinh ra mà không có khả năng chống cự cám dỗ. Khi Chúa tạo dựng người nam và người nữ đầu tiên, Ngài đã phú cho họ ơn thánh hóa, vốn giúp con người nên thánh thiện. Dẫu rằng ơn thánh hóa không làm cho bạn sạch tội, nhưng ơn thánh hóa giúp bạn mạnh mẽ trong tâm hồn để có thể chiến đấu các cám dỗ phạm tội và điều xấu.
Để trở thành người con trong một gia đình, chúng ta phải sinh ra. Cũng vậy, để trở thành thành viên trong gia đình mới của Chúa Giêsu, nghĩa là Nước Thiên Chúa, chúng ta cũng phải được tái sinh. Và như chúng ta biết, sinh ra đã không dễ, tái sinh càng khó hơn. Hơn nữa, chúng ta không thể tự mình tái sinh được, cũng như chúng ta đã không tự mình sinh ra.
Bí tích Thánh Tẩy làm cho người tín hữu chúng ta được tái tạo và được phục hồi phẩm giá của mình, từ tình trạng tội lỗi, nô lệ ma quỉ, và phải chết đời đời, sang tình trạng của ơn sủng. Nay, nhờ được tái sinh trong Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, được tham dự vào đời sống vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi, được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giêsu qua mầu nhiệm chịu chết và sống lại, được đón nhận sự sống của Chúa Thánh Thần, và đặc biệt, được trở thành con cái của Thiên Chúa, và được gia nhập vào Hội Thánh Chúa.
Sinh ra bởi ơn trên nghĩa là, đến lúc nào đó trong đời, chúng ta phải hiểu rằng sự sống của chúng ta đến từ bên ngoài thế giới này, từ một nơi và một nguồn nằm ngoài dạ mẹ, và ở đó có sự sống thâm sâu hơn cũng như ý nghĩa thâm sâu hơn. Và thế là chúng ta phải có hai lần sinh ra, một lần cho chúng ta sự sống sinh học (sinh ra trong thế giới này) và một lần cho chúng ta sự sống cánh chung (sinh ra chúng ta trong thế giới của đức tin, linh hồn, tình yêu, và thần khí).
Trang Tin Mừng hôm nay ta thấy Chúa Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô. Chúa Giêsu bảo ông “phải được sinh ra bởi ơn trên”. Nicôđêmô hiểu theo nghĩa đen và ông phản đối, một người trưởng thành không thể nào chui vào bụng mẹ để sinh ra lần nữa. Thế nên, Chúa nói lại câu này theo ẩn dụ, cho Nicôđêmô biết rằng lần tái sinh của một người thì không như lần đầu, không phải bởi xác thịt, nhưng là “bởi nước và Thần Khí”.
Ơn tái sinh qua Bí tích Thánh Tẩy, giúp chúng ta được sống một đời sống mới. Bởi thế, chúng ta phải triệt để sống xứng đáng với ơn làm con cái Chúa, phải xa lánh tội lỗi, từ bỏ nết xấu, chiều theo những đam mê bất chính; vì những điều đó dễ làm chúng ta đánh mất ơn làm con cái Chúa. Hãy luôn sống như con cái của sự sáng.
Và rồi dưới sự tác động của Thánh Thần, chính Lời Chúa và Mình Máu của Chúa, những ơn huệ và nhất là ơn tha thứ của Chúa, mới có thể tái sinh chúng ta, tái tạo con tim chúng ta và làm cho chúng ta trở thành con người mới trong Gia Đình mới của Chúa : “Các ông cần phải được, Đức Giê-su nói, sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”. Bởi vì Lời Chúa đã tạo dựng nên chúng ta, vẫn đang tạo dựng chúng ta và sẽ tái tạo dựng chúng ta để chúng ta trở thành tạo vật mới.
Vì được tái sinh bởi “nước và Thánh Thần”, nghĩa là trong chúng ta luôn có Chúa Thánh Thần hoạt động. Vì thế, chúng ta luôn luôn giữ vững ơn nghĩa của Chúa, biết vâng phục ơn Chúa Thánh Thần soi sáng qua tiếng nói của lương tâm ngay thẳng, sống theo chân lý, sống theo sự thật.
Tâm tình của Cha Tiến Lộc thật dễ thương : Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ đức Kitô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh …
Ai nào đó chưa biến đổi cuộc đời mình, ai nào đó chưa nảy sinh tình đệ huynh đồng nghĩa rằng họ đã chưa gặp Đức Kitô trong cuộc đời. Mỗi người chúng ta nhìn lại cung cách sống của chúng ta để chúng ta nhìn chúng ta có gặp Chúa thật hay không ? Lời đáp trả là của mỗi người chúng ta.
2023
Thứ ba sau Chúa Nhật II Phục Sinh
Thứ ba sau Chúa Nhật II Phục Sinh
Ca nhập lễ
Chúng ta hãy hân hoan và vui mừng, hãy tôn vinh Thiên Chúa, vì Chúa là Thiên Chúa toàn năng của chúng ta đã thống trị – Allêluia
Lời nguyện nhập lễ
Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp chúng con biết lấy cuộc đời bày tỏ cho mọi người thấy sức sống của Ðức Kitô phục sinh, Ðấng chiến thắng tử thần; giờ đây chúng con đã nhận lãnh mầm sống Người ban tặng, xin cho chúng con mang lại những hoa quả dồi dào. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Bài Ðọc I: Cv 4, 32-37
“Họ một lòng một ý với nhau”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là Barnabê (nghĩa là con sự an ủi), một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng, ông bán đi và đem tiền đặt dưới chân các tông đồ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).
Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai. – Ðáp.
2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. – Ðáp.
3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. – Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng”. – Alleluia.
Phúc Âm: Ga 3, 7-15
“Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy”.
Nicôđêmô hỏi lại rằng: “Việc ấy xảy ra thế nào được?” Chúa Giêsu đáp: “Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời”.
Ðó là lời Chúa.
Lời nguyện tiến lễ
Lạy Chúa, xin cho chúng con hằng vui sướng trong suốt thời gian mừng mầu nhiệm Vượt Qua; để mầu nhiệm thánh này không ngừng đem lại ơn cứu độ, và trở nên nguồn vui bất tận cho mọi người tín hữu. Chúng con cầu xin…
Lời tiền tụng
Lạy Chúa chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc, nhất là trong đêm (ngày, mùa) cực thánh này chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa khi Ðức Ki-tô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.
Vì chính Người là Chiên thật đã xoá bỏ tội trần gian, Người đã chết để hủy diệt sự chết nơi chúng con, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con.
Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng. Cũng vậy, các Dũng thần và các Quyền thần không ngừng hát bài ca chúc tụng vinh quang Chúa rằng:
Thánh! Thánh! Thánh!…
Ca hiệp lễ
Chúa Kitô đã phải chịu khổ hình, và từ cõi chết sống lại, và như vậy Người được vinh quang – Alleluia
Lời nguyện hiệp lễ
Lạy Chúa, trong thánh lễ chúng con vừa tham dự, Chúa đã thực hiện cuộc trao đổi lạ lùng nhằm cứu chuộc chúng con; xin nhân lời chúng con cầu khẩn. Là nâng đỡ chúng con trong cuộc sống hiện tại và cho hưởng niềm hoan lạc muôn đời. Chúng con cầu xin…
2023
TÁI SINH
Thứ Hai trong tuần thứ Hai Mùa Phục Sinh
Cv 4:23-31; Tv 2:1-3,4-6,7-9; Ga 3:1-8
TÁI SINH
Mầu nhiệm Phục sinh gắn liền với cuộc thanh tẩy trong Thần khí. Bí tích Thánh Tẩy liên kết chặt chẽ với Đức Kitô Phục sinh. Chính vì thế Phụng vụ cho ta suy niệm biến cố Đức Giêsu gặp gỡ Nicođêmô trong Tin mừng Gioan.
Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô về ơn tái sinh. Nhờ cuộc tái sinh này, con người được gia nhập vào Nước Thiên Chúa.
Chúa Giêsu khẳng định rằng: “Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa”.
Ông Nicôđêmô chưa hiểu lắm về ý nghĩa của hai chữ “tái sinh”. Ông chỉ hiểu như là hai từ đó như phải sinh lại một lần nữa theo con đường tự nhiên, giống như người mẹ sinh con cái. Tuy nhiên, ở đây, Chúa muốn hướng ông đến một cuộc tái sinh thiêng liêng, thuộc tinh thần, hơn là một sự sinh hạ thể lý tự nhiên. Đó là sự sinh lại “bởi trời”, một sự tái sinh mới bởi “nước và Thánh Thần”, thì mới được vào Nước Thiên Chúa.
Qua những lời dạy của Chúa Giêsu về ơn tái sinh, Chúa dạy chúng ta nhớ đến Bí tích Thánh tẩy mà chúng ta lãnh nhận từ khi còn thơ bé.
Bí tích Thánh Tẩy làm cho người tín hữu chúng ta được tái tạo và được phục hồi phẩm giá của mình, từ tình trạng tội lỗi, nô lệ ma quỉ, và phải chết đời đời, sang tình trạng của ơn sủng. Nay, nhờ được tái sinh trong Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, được tham dự vào đời sống vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi, được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giêsu qua mầu nhiệm chịu chết và sống lại, được đón nhận sự sống của Chúa Thánh Thần, và đặc biệt, được trở thành con cái của Thiên Chúa, và được gia nhập vào Hội Thánh Chúa.
Ơn tái sinh qua Bí tích Thánh Tẩy, giúp chúng ta được sống một đời sống mới. Bởi thế, chúng ta phải triệt để sống xứng đáng với ơn làm con cái Chúa, phải xa lánh tội lỗi, từ bỏ nết xấu, chiều theo những đam mê bất chính; vì những điều đó dễ làm chúng ta đánh mất ơn làm con cái Chúa. Hãy luôn sống như con cái của sự sáng.
Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, Ngài chiến thắng bóng tối, sự chết và đem đến cho nhân loại ánh sáng, sự sống. Hôm nay, qua Tin Mừng theo thánh Gioan, Nicôđêmô (một thủ lãnh người Do Thái) đã đến đàm thoại với Chúa Giêsu giữa ban đêm; qua cuộc gặp gỡ chân thành này, Nicôđêmô được Đức Giêsu tỏ cho biết Ngài chính là Sự Sống thật mà mỗi người phải tìm kiếm.
Đời sống của Chúa Giêsu gây nhiều thắc mắc cho dân chúng. Riêng đối với Nicôđêmô, ông trực giác nhận ra mối liên hệ rất gần giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa: “Thưa thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến.
Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy”. Nicôđêmô không bằng lòng nếu chỉ có được trực giác, ông muốn vượt qua mọi rào cản để gặp gỡ Chúa Giêsu. Cách hành động của Nicôđêmô phản ánh nhu cầu chính đáng của bản tính con người; như Thánh Augustinô từng nói: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng con cho Chúa, và lòng con hằng khắc khoải cho tới khi được yên nghỉ trong Chúa”.
Thật vậy, cũng như Nicôđêmô, chúng ta không chỉ muốn nhận biết Đức Kitô đến từ Thiên Chúa, mà còn muốn gắn kết đời mình với Đấng Cứu Độ, để được chia sẻ sự sống thật của Thiên Chúa.
Chúa đã mở lối cho Nicôđêmô biết rằng: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”. Tin Mừng đòi hỏi một hành động nhập cuộc, một cuộc sinh ra mới, đối với những ai muốn bước vào sự Phục Sinh mà Đức Kitô đem lại.
Sống đạo hằng ngày, quan trọng nhất chính là sống tình hiếu thảo đối Cha trên trời, bằng tâm tình thờ phượng Thiên Chúa, đặt Chúa lên trên hết, tin tưởng, yêu mến và vâng phục Thiên Chúa cách tuyệt đối. Thiên Chúa yêu thương, nhân từ, khoan dung, độ lượng và chỉ làm mọi điều tốt đẹp cho con người. Vì thế, ta còn phải sống tâm tình cảm tạ, tri ân Thiên Chúa trong suốt cuộc sống chúng ta.
Sống đạo là đi theo Đức Kitô và trở nên giống Người. Muốn thế, chúng ta hãy siêng năng đọc và sống Lời Chúa dạy, để trong cuộc sống của ta, ta luôn nói, suy nghĩ, làm những điều phù hợp với Tin Mừng.
Vì được tái sinh bởi “nước và Thánh Thần”, nghĩa là trong chúng ta luôn có Chúa Thánh Thần hoạt động. Vì thế, chúng ta luôn luôn giữ vững ơn nghĩa của Chúa, biết vâng phục ơn Chúa Thánh Thần soi sáng qua tiếng nói của lương tâm ngay thẳng, sống theo chân lý, sống theo sự thật.
Thiên Chúa luôn chờ mong và mời gọi mỗi người chúng ta biến đổi qua từng ngày sống của mình. Không chỉ là sự biến đổi nơi thân xác yếu hèn mà Ngài cần nơi chúng ta có một sự quyết tâm căn tân đổi mới tâm hồn của mình. Hãy bỏ đi những thói quen xấu, những kiến thức làm ta xa Chúa qua sách báo xấu, mạng internet và phim ảnh xấu. Và hằng ngày chúng ta cũng phải cầu xin Thần Khí của Chúa làm việc nơi tâm hồn ta bằng việc tham dự thánh lễ và thực hành Lời Ngài dạy.
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đi qua một cuộc tái sinh để hoàn thiện mình hơn. Sự tái sinh trong quyền lực của Thánh Thần. Chúa nói rõ với Nicođêmô “Phải tái sinh lại bởi nước và Chúa Thánh Thần” . Chúa Giê-su ám chỉ tới bí tích Rửa tội. Nước để thanh tẩy, để làm cho sạch, cho mới. Chịu thanh tẩy bởi nước và Thánh Thần sẽ tái tạo chúng ta thành con cái Thiên Chúa.
Xin cho các gia đình chúng ta cũng được dòng nước ân sủng tái tạo thành con người mới, con người nói không với tội lỗi, nói không với đam mê bất chính để sống xứng đáng là con cái Chúa.