Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ

Danh mục: Phụng vụ

Home / Phụng vụ
01Tháng Hai
2023

Hãy mở ra

01/02/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

10.2 Thứ Sáu

Thánh Scholastica, Đt

St 3:1-8; Tv 32:1-2,5,6,7; Mc 7:31-37

Hãy mở ra

Thánh Scolastica và thánh Bênêđitô là hai anh em sinh đôi. Người là em ruột của thánh Biển Đức (Bênêđitô). Hai anh em thánh Scolastica được sinh ra trong một gia đình thánh thiện, quảng đại và bác ái, giàu sang miền Norcia. Hai anh em vừa mở mắt chào đời được mấy tháng đã vội mồ côi mẹ. Hai anh em chỉ biết sống nương nhờ vào tình thương ấp ủ của người cha hiền từ, đạo đức.

Trong cảnh gà trống nuôi con, ông Eurôpiô càng tỏ ra là người cha nhân từ, luôn yêu thương con cái với một tấm lòng rộng mở bao la để bù đắp những thiếu thốn của tình mẫu tử. Lớn lên, hai anh em thánh Scolastica và Biển Đức được cha yêu thương cho đến trường học . Hai thánh nhân đã hết mực yêu thương nhau, khuyên nhủ nhau học hành đến nơi đến chốn để không phụ lòng người cha đã hết mình yêu thương các ngài. Hai thánh nhân luôn bắt chước gương nhân đức của cha mình, lòng yêu mến Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng tâm trí của các ngài. Khi thành đạt, hai anh em lại chung một chí hướng tận hiến mình cho Chúa để phụng sự Chúa và phục vụ các linh hồn.

Thánh Biển Đức (Bênêđitô) đã lập Dòng, em của Ngài là thánh nữ Scolastica cũng sáng lập Dòng nữ tu ở Ý gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm.

Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, trong một nông trại, vì Scholastica không được phép vào tu viện. Cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần.

Theo cuốn Ðối Thoại của thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, thánh Scholastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Bênêđitô ở với ngài cho đến ngày hôm sau.

Thánh Bênêđitô từ chối lời yêu cầu ấy vì ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scholastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và một trận mưa lớn đổ xuống như thác khiến Bênêđitô và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện.

Thánh Bênêđitô kêu lên, “Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy?” Thánh Scholastica trả lời, “Em xin anh một ơn huệ và anh từ chối. Em xin Chúa, và Chúa nhận lời.”

Ba ngày sau, khi thánh Bênêđitô cầu nguyện trong tu viện thì ngài nhìn thấy linh hồn của em mình bay lên trời trong dạng chim bồ câu trắng. Thánh Bênêđitô sai các tu sĩ đem xác của em mình về dòng và chôn trong chính ngôi mộ mà thánh nhân đã chuẩn bị cho mình.

Thánh Scholastica từ trần vào khoảng năm 543, và sau đó không lâu thánh Bênêđitô cũng từ giã cõi đời.

Thánh Scholastica và Bênêđitô đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, khi càng gần gũi với Ðức Kitô bao nhiêu, họ càng cảm thấy gần nhau hơn. Khi gia nhập cộng đồng tu sĩ, họ đã không quên và cũng không bỏ rơi gia đình mà trái lại họ có thêm các anh chị em mới.

Sau khi Chúa Giêsu bị dân Nadarét loại trừ (6,1-6a), các môn đệ được sai đi rao giảng sự sám hối và trừ quỷ (6,7-13). Nhưng khi Người đề nghị cho đám đông ăn (6,37), thì các môn đệ sửng sốt, cũng ý như khi họ thấy Người đi trên mặt biển (6,51). Những người nghe đọc Tin Mừng có nắm được tương quan giữa khả năng đi trên mặt nước và khả năng nuôi sống đám đông chăng? Việc Chúa Giêsu đi vào vùng Dân ngoại, tại đó Người đã chữa con gái một bà gốc Phênixi xứ Xyri (7,24-30) và chữa người vừa điếc vừa ngọng (7,31-37) cũng như hóa bánh nhiều lần thứ hai (8,1-10) hẳn là khích lệ các độc giả gốc Dân ngoại nhiều.

Giai thoại Chúa Giêsu chữa người vừa điếc vừa ngọng này có thể được coi như một dụ ngôn nói về biết bao hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật của chúng ta hôm nay. Đây là những hoàn cảnh ngặt nghèo khiến chúng ta ở xa rất nhiều “điều”, nhưng đồng thời lại cho chúng ta gặp được Chúa tể sự sống. Khi đó, đã được tháo cởi tai và miệng, chúng ta có thể nói: “Ngài làm điều gì cũng tốt cả”, với sự kinh ngạc thấm đẫm tâm tình biết ơn.

Khi Chúa Giêsu nói “hãy mở ra”, tai anh ta mở ra lập tức và “anh ta nói được rõ ràng”. Chúa Giêsu nói ra và điều ấy xảy ra. Hôm nay Đức Giêsu cũng nói Lời Người trên chúng ta, “Hãy mở ra!”. Với đôi tai đã được mở ra, chúng ta không những lãnh nhận lời Người, mà lòng chúng ta cũng được mở ra để đón lấy nữa. Nghe Lời Chúa sẽ biến đổi chúng ta.

“Hãy mở ra!”. Những lời này mở chúng ta ra với lòng nhân từ của Thiên Chúa. Những lời đó cũng mở ra cho chúng ta thấy Thiên Chúa đang ở trong chúng ta, từng ngày, trong các liên hệ giữa chúng ta và các loài thọ tạo. Đó chẳng phải là một bí nhiệm sao: một người trông thấy và nghe được Thiên Chúa trong những biến cố nhỏ bé, thậm chí không đáng kể thuộc đời sống hằng ngày?

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Hằng Sống của Chúa, chính Ngài là lương thực mang lại sự sống đích thực cho chúng ta. Xin cho sự sống ấy tràn ngập tâm hồn chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu Chúa và không ngừng yêu thương, liên đới, chia sẻ với mọi người xung quanh.

 

Read More
01Tháng Hai
2023

Thứ sáu tuần V thường niên

01/02/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Thánh lễ
0

Thứ sáu tuần V thường niên

Ca nhập lễ

Hãy tiến lên, chúng ta hãy thờ lạy Thiên Chúa, và hãy tiến bước trước nhan thánh Chúa, Đấng tạo thành chúng ta, vì chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Chúa, chúng con là con cái trong nhà, chỉ đứng vững khi dựa vào ơn Chúa, xin Chúa hằng che chở chúng con. Chúng con cầu xin…

Bài Ðọc I: St 3, 1-8

“Các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”.

Bài trích sách Sáng Thế.

Con rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người nữ rằng: “Có phải Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong vườn?” Người nữ trả lời con rắn: “Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn, thì Thiên Chúa bảo: “Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không, sẽ phải chết”. Rắn bảo người nữ: “Không, các ngươi không chết đâu. Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra, và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”. Người nữ thấy cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại đưa cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân. Bấy giờ hai người nghe tiếng Thiên Chúa đi trong vườn địa đàng lúc chiều mát. Ađam và vợ ông liền núp trong lùm cây trong vườn địa đàng cho khuất mặt Thiên Chúa.

Ðó là Lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 31, 1-2.5.6.7

Xướng: Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có mưu gian.

Đáp: Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm.

Xướng: Tôi xưng ra cùng Chúa tội tôi đã phạm, và lỗi lầm của tôi, tôi đã không che giấu. Tôi nói: “Tôi thú thực cùng Chúa điều gian ác của tôi, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho tôi”.

Xướng: Bởi thế nên mọi người tín hữu sẽ nguyện cùng Chúa, trong thời buổi khốn khó gian truân. Khi sóng cả ba đào ập tới, chúng sẽ không làm hại nổi những người này.

Xướng: Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ, Chúa đùm bọc tôi trong niềm vui ơn cứu độ.

Alleluia

Alleluia – Alleluia – Lạy Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn tôi trong chân lý của Ngài – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 7, 31-37

“Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”.

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem đến cho Người một kẻ điếc và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh. Ðoạn ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: Ephata, nghĩa là “hãy mở ra”, tức thì tai anh được sõi sàng. Chúa Giêsu liền cấm họ: đừng nói điều đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục, mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”. Đó là lời Chúa

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trong muôn vật Chúa đã dựng nên, Chúa đã lấy bánh và rượu để nuôi dưỡng loài người; xin cho bánh rượu này cũng trở nên bí tích đem lại cho chúng con sự sống muôn đời. Chúng con cầu xin…

 

Lời Tiền Tụng

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

Chúng con biết rằng: vì vinh quang vô biên của Chúa, Chúa dùng thần tính mà cứu giúp chúng con là những kẻ phải chết. Hơn nữa, Chúa còn dự liệu linh dược để chữa lành bản tính phải chết của chúng con và giải thoát tất cả những ai vì mang bản tính đó mà bị hư mất, nhờ Ðức Ki-tô, Chúa chúng con.

Nhờ Người, đạo binh các Thiên thần thờ lạy uy linh Chúa, muôn đời hoan hỷ trước Tôn Nhan. Xin cho chúng con được đồng thanh với các ngài hân hoan tung hô rằng:

Thánh! Thánh! Thánh!…

 

Ca hiệp lễ

Thiên hạ hãy cảm ơn Chúa vì Chúa nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Ngài đối với loài người, bởi Người đã cho người đói khát được no nê, người cơ hàn được tràn trề thiện hảo.

Hoặc đọc:

Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, thì họ sẽ được no thoả.

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho chúng con cùng được chia sẻ một tấm bánh, cùng được uống chung một chén rượu; xin cho cộng đoàn chúng con đây biết thành tâm hiệp nhất trong tình yêu của Ðức Kitô, để nhờ đó mà cả thế giới này được hưởng ơn cứu độ. Chúng con cầu xin…

 

 

 

Read More
01Tháng Hai
2023

Ơn cứu dộ đến với muôn người

01/02/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

9.2 Thứ Năm Thứ Năm trong tuần thứ Năm Mùa Quanh Năm

St 2:18-25; Tv 128:1-2,3,4-5; Mc 7:24-30

Ơn cứu dộ đến với muôn người

Ta thấy Chúa Giêsu không bao giờ tỏ ra kỳ thị con người. Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng. Cũng như các tác giả Tin Mừng khác, thánh sử Marcô cho thấy phần lớn hoạt động và thời giờ của Chúa Giêsu được dành cho người Do thái; chỉ sau khi sống lại, Ngài mới chính thức sai các Tông đồ truyền giảng Tin Mừng cho mọi người, bất luận là Do thái hay không Do thái. Thật ra ngay những năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã hé mở cho thấy chiều kích phổ quát của giáo lý và của ơn cứu độ mà Ngài mang lại. Ngoài những giáo huấn về tình huynh đệ đại đồng và thái độ không bài ngoại của Chúa Giêsu, Tin Mừng còn thuật lại các chuyến đi của Ngài tới vùng đất ngoại giáo, tại đây, Ngài cũng đã làm nhiều phép lạ, như trừ quỷ cho một thanh niên ở Gêrasa, cho một người câm ở miền Thập tỉnh nói được, và lần này trừ quỷ cho con gái của một phụ nữ Hy lạp gốc Phênixi.

Dựa vào những yếu tố trên, câu nói của Chúa Giêsu: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” không thể giải thích đó là dấu biểu thi sự khinh miệt của Ngài đối với người khác đạo và khác tổ quốc; đúng hơn, Chúa muốn mọi người đừng quên ưu thế của người Do thái trong việc thừa hưởng ơn cứu độ, bởi vì Thiên Chúa đã chọn cha ông họ và muốn tỏ lòng trung thành với cha ông họ. Người Do thái được ưu tiên, chứ không phải là những người duy nhất được hưởng ơn cứu độ; vì thế, dù quan tâm săn sóc người Do thái nhiều đến đâu, Chúa Giêsu cũng không để trở thành vật sở hữu độc quyền của họ, Ngài vẫn có tự do bày tỏ tình thương đối với người khác.

Trong Kinh Thánh có nhắc đến một số người phụ nữ nhưng không có tên cụ thể như người phụ nữ còng lưng, người phụ nữ bị bệnh loạn huyết, và hôm nay thánh Maccô đề cập đến người phụ nữ Hy Lạp gốc Phênixi thuộc xứ Xyri. Mặc dù không nêu rõ tên tuổi nhưng người phụ nữ này được xem là nhân vật điển hình của những phụ nữ thuộc dân ngoại sống ngoài vùng Galilê. Không phải vô tình mà tác giả Tin Mừng nêu rõ nơi xuất thân của người phụ nữ nhưng là để nhấn mạnh đến niềm tin mãnh liệt của người đàn bà ngoại giáo trước quyền năng và tình thương của Chúa Giêsu.

Tin Mừng thuật lại, khi đến địa hạt Tia, Chúa Giêsu có ý đi âm thầm không muốn cho dân chúng biết. Có thể Người đến đó để nghỉ ngơi hay để tránh đụng độ với nhóm Pharisêu? Điều đó không quan trọng đối với một người đàn bà xứ Canaan. Bởi lẽ bà đã được niềm tin thúc đẩy và dẫn dắt bằng mọi giá đến để gặp Chúa Giêsu. Bà đau xót với đứa con gái nhỏ đang bị một thứ quỷ hành hạ thân xác và tâm hồn. Bất chấp tất cả mọi cản trở về văn hóa, luật lệ, tôn giáo và cả sự khinh miệt của những người Do Thái, bà đã đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu để nài xin ơn chữa lành. Chúa Giêsu kiên quyết từ chối với lý do vì Người chỉ được sai đến với con cái Israel, còn bà là dân ngoại: “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con”.

Từ thời Cựu Ước, dân Israel luôn nguyền rủa và ghẻ lạnh đám dân Canaan vì họ thờ ngẫu tượng. Người Do Thái có ác cảm với người Canaan và gọi họ là “chó” nên không xứng đáng nhận được những thức ăn ở trên bàn, thậm chí cả bánh vụn. Bất chấp thái độ khinh miệt của người Do Thái, người đàn bà khiêm tốn thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ”. Câu trả lời của bà làm thay đổi tình thế và thái độ nơi Chúa Giêsu. Chứng kiến một người đàn bà có niềm tin mạnh mẽ nên Chúa Giêsu đã phải thay đổi thái độ và nói: “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi”.

Phép lạ này mang hai ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, vì người đàn bà có lòng tin mạnh mẽ mà Chúa Giêsu đã chữa con bà khỏi quỷ ám. Bà xứng đáng được hưởng ân huệ như con cái trong nhà hơn là một người khách xa lạ.

Thứ hai, khi thực hiện phép lạ này, Chúa Giêsu chứng tỏ cho dân chúng biết sứ vụ cứu độ của Người vượt ra ngoài khuôn khổ và địa giới của dân tộc Do Thái đầy với vẻ tự mãn. Người cũng hướng đến chiều kích phổ quát của sứ mệnh truyền giáo là phải ra đi đến với muôn dân, đặc biệt những người chưa được nghe Tin Mừng, những người nghèo, người đau khổ, bệnh tật và người tội lỗi. Từ đây ơn cứu độ không phải là đặc quyền đặc lợi cho một số người được tuyển chọn mà là những người thực sự khát khao tin tưởng.

Người đàn bà hết lòng thương đứa con gái bé nhỏ nên đã không sợ hãi điều gì, bà can đảm xin Chúa Giêsu thực hiện một điều truyền thống Do Thái không cho phép và bà đã được toại nguyện. Chính niềm tin vững mạnh và lòng mến chân thành của người đàn bà đã mở được cánh cửa sự sống cho con gái bà. Thiên Chúa là Cha nhân từ còn yêu thương con người nhiều hơn gấp bội tình thương của người bà dành cho đứa con gái bị quỷ ám. Thiên Chúa biết rõ chúng con đang bị nhiều thứ quỷ hành hạ. Đó là thứ quỷ của sự gian dối, của thói lam tham ích kỷ, thứ quỷ của đam mê dục vọng và những sự thế gian.

Cuộc sống hôm nay còn nhiều những thứ quỷ cần phải loại trừ, nó được ngụy trang khéo léo bằng những hành vi đạo đức giả, bằng những lời nói ngọt ngào xảo trá. Đừng ngần ngại chạy đến với Chúa Giêsu để được chữa lành, được tha thứ và được yêu thương. Biết bao những vấn đề đổ vỡ trong gia đình cần được cảm thông và thấu hiểu. Những biết những trẻ em vô tội bị lạm dụng, bị giam hãm bởi sự ích kỷ của cha mẹ và những người có trách nhiệm.

Lòng thương xót của Chúa Giêsu không biên giới, không phân biệt, không loại trừ. Người đến để thực hiện sứ mạng quy tụ các con chiên tản mát ở khắp nơi về hợp một đoàn. Người đến không phải để phá hủy nhưng để kiện toàn, không phải để chia cách nhưng để nối lại những tương giao, tìm kiếm những gì đã hư mất, băng bó những vết thương.

Lời Chúa hôm nay khơi lên trong chúng ta thái độ phải có khi loan báo Tin Mừng. Đừng khép mình trong tháp ngà của sự an toàn tiện nghi nơi gia đình hay giáo xứ. Hãy ra khỏi biên giới của sự hẹp hòi ích kỷ để đến với con người, đặc biệt những ai bé nhỏ nghèo hèn.

 

Read More
01Tháng Hai
2023

Thứ năm tuần V thường niên

01/02/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Thánh lễ
0

Thứ năm tuần V thường niên

Ca nhập lễ

Hãy tiến lên, chúng ta hãy thờ lạy Thiên Chúa, và hãy tiến bước trước nhan thánh Chúa, Đấng tạo thành chúng ta, vì chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Chúa, chúng con là con cái trong nhà, chỉ đứng vững khi dựa vào ơn Chúa, xin Chúa hằng che chở chúng con. Chúng con cầu xin…

Bài Ðọc I: St 2, 18-25

“Người dẫn bà đến trước Ađam. Và cả hai nên một thân thể”.

Bài trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa phán: “Ðàn ông ở một mình không tốt, Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó”. Sau khi lấy bùn đất dựng nên mọi thú vật dưới đất và toàn thể chim trời, Thiên Chúa dẫn đến trước mặt Ađam để coi ông gọi chúng thế nào, và sinh vật nào Ađam gọi, thì chính đó là tên nó. Ađam liền đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và muông thú. Nhưng Ađam không gặp một người nội trợ giống như mình. Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: “Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra”. Vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân thể. Lúc ấy cả hai người, tức Ađam và vợ ông, đều khỏa thân mà không hề xấu hổ.

Ðó là Lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv. 127, 1, 2-3, 4-5

Xướng: Phúc cho ai biết kính sợ Chúa, và bước đi trong đường lối Người. Ngươi sẽ hưởng công khó của tay ngươi. Ngươi có phúc và sẽ được may mắn.

Đáp: Phúc cho ai biết kính sợ Chúa.

Xướng: Vợ ngươi như cây nho sai trái, trong nội cung gia thất nhà ngươi. Con cái ngươi như trồi non cây dầu ở chung quanh bàn ăn của ngươi.

Xướng: Đó là ơn phúc lành, cho người kính sợ Chúa. Từ Si-on xin Chúa chúc lành cho ngươi. Chúc ngươi thấy Giê-ru-sa-lem thịnh đạt suốt mọi ngày trong đời sống ngươi.

Alleluia

Alleluia – Alleluia – Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 7, 24-30

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt Tyrô và Siđon. Vào một nhà kia, Người không muốn ai biết Mình, nhưng Người không thể ẩn náu được. Vì ngay lúc đó, một bà kia có đứa con gái bị thần ô uế ám, bà nghe nói về Người liền đến phục lạy Người. Bà đó là người dân ngoại, dòng giống Syrô-phênixi, và bà xin Người trừ quỷ ra khỏi con bà. Người nói: “Hãy để con cái ăn no trước đã, vì không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó”. Nhưng bà trả lời và thưa Người rằng: “Thưa Thầy, đúng thế, nhưng các chó con cũng được ăn những mụn rơi dưới bàn ăn của con cái”. Người liền nói với bà: “Vì lời bà nói đó, bà hãy về; quỷ đã ra khỏi con gái bà rồi”. Khi bà về đến nhà, thì thấy cô gái nhỏ nằm trên giường và quỷ đã xuất rồi.

Đó là lời Chúa

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trong muôn vật Chúa đã dựng nên, Chúa đã lấy bánh và rượu để nuôi dưỡng loài người; xin cho bánh rượu này cũng trở nên bí tích đem lại cho chúng con sự sống muôn đời. Chúng con cầu xin…

 

Lời Tiền Tụng

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

Chúng con biết rằng: vì vinh quang vô biên của Chúa, Chúa dùng thần tính mà cứu giúp chúng con là những kẻ phải chết. Hơn nữa, Chúa còn dự liệu linh dược để chữa lành bản tính phải chết của chúng con và giải thoát tất cả những ai vì mang bản tính đó mà bị hư mất, nhờ Ðức Ki-tô, Chúa chúng con.

Nhờ Người, đạo binh các Thiên thần thờ lạy uy linh Chúa, muôn đời hoan hỷ trước Tôn Nhan. Xin cho chúng con được đồng thanh với các ngài hân hoan tung hô rằng:

Thánh! Thánh! Thánh!…

 

Ca hiệp lễ

Thiên hạ hãy cảm ơn Chúa vì Chúa nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Ngài đối với loài người, bởi Người đã cho người đói khát được no nê, người cơ hàn được tràn trề thiện hảo.

Hoặc đọc:

Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, thì họ sẽ được no thoả.

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho chúng con cùng được chia sẻ một tấm bánh, cùng được uống chung một chén rượu; xin cho cộng đoàn chúng con đây biết thành tâm hiệp nhất trong tình yêu của Ðức Kitô, để nhờ đó mà cả thế giới này được hưởng ơn cứu độ. Chúng con cầu xin…

 

 

 

Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • …
  • Page 560
  • Next page
Bài viết mới nhất
Luật tình yêu
01/02/2023
Chúa nhật VI thường niên A
01/02/2023
Tiệc vui
01/02/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT