LÀM SAO DUY TRÌ KẾT NỐI  GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI?
Nội dung

LÀM SAO DUY TRÌ KẾT NỐI  GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI?

 ----------------

Ngày nay nhiều bậc ông bà, cha sao những quan điểm hay lối sống mẹ than phiền rằng không thể khác biệt có thể dung hòa được?

nói chuyện với con cháu, hoặc ngược lại, nhiều bạn trẻ tâm sự: để có sự cảm thông giữa những người trong nhà là rất khó.

Khoảng cách ngày càng lớn trong suy nghĩ giữa các thế hệ gây ra nhiều vấn đề trong đời sống gia đình. Cuộc sống với nhiều áp lực đã đặt ra nhiều thách đố, vậy làm Một người làm việc trong lĩnh vực tâm lý đã thống kê những trường hợp mà riêng cá nhân anh ấy đã tiếp xúc trong thời gian làm việc tại

một văn phòng tham vấn trị liệu. Kết quả cho thấy có hơn 97% những trường hợp mà anh ta tiếp xúc có rối loạn trầm cảm, lo âu, không tìm thấy động lực và ý nghĩa cuộc sống,… là liên quan đến những khó khăn trong tương quan với gia đình, mà cụ thể là giữa cha mẹ và con cái.

Qua tìm hiểu các trường hợp này, văn hóa thứ bậc và gia trưởng chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo, vẫn còn khá phổ biến trong cách tương tác ở các gia đình hiện nay. Đó là lối giáo dục áp đặt, cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy, con cái không được phép bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình, nếu có bày tỏ thì thường bị xem là “không ngoan”, là “bất hiếu”,…và nhiều trường hợp các bậc cha mẹ này đã biến con mình trở thành nơi để viết tiếp ước mơ của chính họ, chứ không phải của con họ.

 

Như những nghiên cứu xã hội học (Mai, 2003; Jayakody & Pham,

2012)1 đã chỉ ra, từ thói quen áp đặt và quá bảo bọc này, tính độc lập, sự sáng tạo hay cách giải quyết vấn đề của con trẻ không được trui rèn và phát huy…dẫn đến việc đứa trẻ lúng túng, khó khăn khi phải tự đưa ra những quyết định và khi đương đầu với thử thách.

Một nghiên cứu định tính mới đây (Pham, 2023)2 lại càng cho thấy rằng những người con trong những gia đình luôn phải làm theo sự sắp đặt và dự tính của bố mẹ, thường gặp những vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu, thiếu tự tin, nhất là việc khó xác định bản sắc và nhận thức về giá trị bản thân của họ.

Nói đi cũng phải nói lại, những bậc phụ huynh ngày nay cũng than phiền không kém về con mình, đó là việc thờ ơ, chỉ nghĩ đến bản thân,

tối ngày chăm chăm vào mạng xã hội của nhiều bạn trẻ,… bên cạnh đó là nhu cầu khám phá và chinh phục cái mới lại thúc đẩy họ vượt qua những ranh giới của an toàn và ổn định. Hơn nữa, có những áp lực trong cuộc sống hiện đại khiến họ phải thích ứng rất nhiều để được  nhìn nhận về mặt xã hội. Đơn cử là việc học hành, thay đổi công việc đến những kiểu “yêu cuồng”, “sống vội” và “mau chán” của người trẻ. Với một số phụ huynh, sự thay đổi liên tục này là không thể hiều nổi và không thể chấp nhận.

Vậy đâu là giải pháp để dung hòa những khác biệt này giữa thế hệ cha mẹ và con cái?

Có lẽ sự đồng cảm và thấu hiểu sẽ giúp hai phía tiến gần nhau hơn. Việc này cần sự lắng nghe nhau để hiểu được những nhu cầu cảm xúc đằng sau những khác biệt trong lối suy nghĩ.

Ở điểm này, Giáo Hội đã cung cấp một bộ công cụ để quy chiếu và thực hành, đó là 4 nguyên tắc mà đứng đầu là Nhân Vị. Tôn trọng tính độc đáo, riêng biệt và bình đẳng của mỗi cá nhân sẽ giúp cá nhân thăng tiến với tất cả những khả năng Chúa ban (TL HTXH số

133,134). Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong các nguyên tắc giúp mỗi người nhìn nhận và tôn trọng lẫn nhau với bản sắc của mỗi hữu thể.

Thứ đến là nguyên tắc Bổ trợ. Là một hữu thể mang tính xã hội, dù muốn phát triển độc lập thế nào, con người cũng vẫn cần có nhau, không thể tách biệt khỏi cộng đồng.

Cha mẹ giúp con, anh chị em giúp nhau nhất là những lúc ốm đau, hoạn nạn nhưng không làm thay nhau những gì trong khả năng của mỗi người (TL HTXH số 187).

Cuối cùng, để mỗi cá nhân có thể phát triển toàn diện, mỗi thành viên trong gia đình cần giúp nhau làm

----------------------------

Tham khảo

việc, chia sẻ, liên đới với nhau để xây dựng nền văn minh Tình Thương từ ngay chính môi trường nhỏ bé của mình. Điều này sẽ thực hiện dễ dàng hơn nếu đời sống gia đình được vun xới từ những giá trị tinh thần gắn liền với đức tin Kitô giáo

Vĩnh Tường

 

1.Mai, H. B. (2003). Some discussions on the role of father in caring and educating children. Vietnam Sociological Review, 2, 13-27.    Jayakody, R., & Pham, T.T.P. (2012). Social Change and

Fathering:Change or Continuity in Vietnam? Journal of Family Issues

XX(X) 1–22, 0192513X12461618

  1. Pham, Q.H.B. (2023). Khám phá hình ảnh người cha ở người nam trưởng thành (luận văn Thạc sĩ - 8.31.04 - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

 

 

  

“Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ  là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là

           giúp con người sống xứng đáng với tư cách con

Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước

 

Trời…”

            (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục

Kitô giáo, số 3).

 

 

Chi tiết