Hoạt động và cầu nguyện
Nội dung
Thường chúng ta băn khoăn giằng co cầu nguyện và hoạt động cũng như hoạt động và cầu nguyện. Chúng ta muốn dành cho Chúa, dâng cho Chúa trót cả cuộc đời. Chúng ta bị tràn ngập bởi trăm công nghìn việc lo lắng để làm sao tròn vẹn bổn phận của một Kitô hữu.
Ta hãy dừng lại để nhìn lại một số điểm để ta cân chỉnh hoạt động và cầu nguyện trong mỗi người chúng ta.
Matta và Maria
Mối giằng co giữa hoạt động và cầu nguyện làm cho chúng ta liên tưởng đến câu chuyện Maria và Matta và nhiều khi chúng ta bối rối và đau đớn. Nói về hoạt động và cầu nguyện chúng ta liên tưởng đến (Mt 10, 38-42) Matta và Maria đều là những người bạn của Chúa Giêsu. Cả 2 đều mến Chúa. Cả 2 đều là những vị thánh.
Thế nhưng có 2 cách khác nhau để yêu Chúa và làm thánh. Có khi cả 2 dường như đối lập với nhau : “Thưa Thầy ! Em con để mình con phục vụ mà Thầy không để ý đến sao ?”
Matta lo bận rộn mỏi mệt. Maria thì ở không và xem ra như Chúa bênh Maria. Dường như Chúa đề cao việcMaria làm hơn và như trách móc Matta. “Matta ơi ! Con lo lắng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần mà thôi và Maria chọn và không bị ai lấy đi”. Phần tốt là lắng nghe lời Chúa và lắng nghe lời Chúa nghĩa là làm công việc của môn đệ là người môn đệ ở dưới chân Thầy nghe lời Thầy dạy.
Người môn đệ lăng xăng chạy tới chạy lui càng bận rộn hết chuyện này đến thì càng lạc xa Thầy lúc nào không biết.
Sự đối lập cầu nguyện và lao động đã có từ thời các tông đồ. Sách Công Vụ đã nòi rằng không khéo các môn đệ đi sai đường. Chúng tôi lo chuyện ăn uống mà sao nhãng chuyện Lời Chúa là không phải (Cv 6, 2). Chính vì lo lắng nên các ngài đề nghị bầu ra những người lo phân phát thực phẩm để lo việc giảng đạo. Khi bàn về tương quan giữa hoạt động và cầu nguyện chúng ta hiểu hoạt động bao hàm như hoạt động tông đồ, bác ái xã hội, lao động sản xuất. Cầu nguyện như cầu nguyện, đời sống thiêng liêng, các giờ Kinh Phụng Vụng, suy gẫm Lời Chúa, nguyện ngắm, Thánh Lễ, tĩnh tâm …
Truyền thống tu trì bắt nguồn từ các đan sĩ. Ta quen gọi là đan sĩ sống trong sa mạc. Ngay những thế kỷ đầu trong Hội Thánh có những người xa lánh thế gian để chuyên chăm cầu nguyện. Sau thế kỷ XII Hội Thánh mới có các dòng tu lo việc tông đồ xã hội. Các đan sĩ lo việc đạo đức, thiêng liêng, cầu nguyện, lao động tự cung tự tiêu không đảm nhận công tác tông đồ hay mục vụ nào.
Tương quan cầu nguyện và lao động đặt ra cho các dòng hoạt động, hành khất, đan tu … hành khất đi đây đi đó ăn xin. Rồi đến các kinh sĩ dòng, các giáo sĩ dòng …
Ưu tiên cho đời sống cầu nguyện
Dù thế nào đi chăng nữa thì trong các dòng như các Dòng hoạt động coi hoạt động, lao động sản xuất là chính nhưng cầu nguyện và đời sống thiêng liêng là linh hồn của hoạt động. Đi rao giảng, lo cho người nghèo, hoạt động sản xuấn … tất cả các hoạt động không dập tắt cầu nguyện. Noi gương Chúa Giêsu kết hợp hài hòa cầu nguyện và lao động. Các văn kiện tòa thánh không chỉ đặt cho các tu sĩ mà các giáo sĩ giáo phận là nhà lo công tác mục vụ cũng cần chăm lo cầu nguyện.
Đức Thánh Cha Leo XIII công bố văn kiện 29.7.1899 lên án chủ nghĩa duy hoạt động, và một số cung cách mà Ngài gọi là theo kiểu Mỹ và cung cách duy hiệu năng và thực dụng.
Với các tu sĩ, năm 1980, Thánh Bộ đặc trách tu sĩ và các tu hội đời của Tòa Thánh công bố văn kiện “Chiều kích chiêm niệm trong đời tu”. Văn kiện khích lệ đời sống cầu nguyện trong các dòng hoạt động. Thúc đẩy sức sống và canh tân trong các hội dòng chiêm niệm. Gạt bỏ sự phân cách tai hại giữa đời sống nội tâm với hoạt động và cầu nguyện. Trong đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn tu sĩ.
Kết hợp hoạt động và cầu nguyện
Không chỉ người đi tu mà tất cả tín hữu đều được mời gọi chiêm niệm. Chiêm niệm ở đây không hiểu theo nghĩa cầu nguyện xuất thần nhưng ở đây là tập trung cái nhìn của con tim vào Thiên Chúa. Hướng về cùng đích tối hậu là gặp Thiên Chúa nhãn tiền theo kiểu nói là diện kiến. Làm sao một Kitô hữu không khao khát diện kiến. Ơn diện kiến hồng phúc đó không phải là ngẫu nhiên hay đột biến sau cuộc đời trần gian nhưng gieo mầm trong chúng ta và đã được bắt đầu từ hôm nay.
Từ ngày hôm nay chúng ta phảu thực tập, chúng ta thực tập điều chúng ta hưởng mai sau để chiêm ngưỡng Thiên Chúa mai sau đó là chiêm ngưỡng và ca tụng Thiên Chúa đời đời.
Xét như là hành vi thống nhất mọi chuyển động hướng về Thiên Chúa chiêm niệm hiểu biểu lộ như lắng nghe và suy gẫm lời Chúa, hiệp thông đời sống thần linh ban cho chúng ta qua Bí Tích, cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể. Trong kinh nguyện phụng vụ cá nhân và tập thể có ước vọng tìm Thiên Chúa và thánh ý Nghười trong việc tham gia vào trong sứ vụ cứu độ của Thiên Chúa, trong sự hiến mình cho tha nhân để mong đợi Nước Chúa đến.
Cầu nguyện có sức thánh hóa
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý có những hoạt động không có sức thánh hóa và những cầu nguyện không có sức thánh hóa.
Ta thấy có những việc đạo đức không tập trong con tim loài người vào Thiên Chúa. Những việc cầu nguyện không có sức thánh hóa : Cầu nguyện giả.
Trong buôn bán ta nghe nói hàng giả, hàng nhái, fake. Hàng giả nhái giống theo công thức, giả. Trong Phúc Âm có nói cầu nguyện fake, cầu nguyện nhái. Ví dụ như cầu nguyện chỉ để cho người ta thấy lải nhải như dân ngoại, cầu nguyện kiêu căng, kể lể công đức cho người ta thấy (Mt 6, 5.7). Cầu nguyện giả như là cái cớ để tránh việc giúp đỡ người khác.
Đức Thánh Cha chia sẻ tâm tư của Ngài trong bài giảng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chia sẻ suy tư của Ngài về hai chị em Matta và Maria : Cầu nguyện mà không dẫn đến hành động cụ thể để giúp đỡ anh chị em mình là cầu nguyện áp đặt và thiếu sót.
Đức Thánh Cha nói lại ý trên về việc cầu nguyện chân chính được kiểm chứng bằng việc phục vụ. Việc cầu nguyện của chúng ta được Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta quảng đại với người khác và chúng ta thể hiện qua mối quan tâm của chúng ta với anh chị em mình.
Cách tốt nhấn để phân định xem việc cầu nguyện của chúng ta chân thực hay không là xét xem mức độ đời chúng ta biến đổi vì lòng thương xót. Vì lòng thương xót không chỉ là hành động của Chúa Cha mà là tiêu chuẩn xác định ai là con cái đích thực. Biết xót thương và diễn tả lòng thương xót bằng những việc bác ái cụ thể vừa là tiêu chuẩn để đánh giá việc cầu nguyện chúng ta có thật hay không vừa là phương thế giúp cho việc cầu nguyện của chúng ta đi đúng đường.
Hoạt động có sức thánh hóa
Hoạt động có sức thánh hóa là làm sao ? Cầu nguyện thật là có sức thánh hóa. Hoạt động cũng vậy.
Đức Thánh Cha khi nói về sức thánh hóa của hoạt động Ngài đến những điều nóng bỏng để nói lên sự cần thiết dấn thân phục vụ anh chị em mình : Bạn không hiểu Đức Kitô nếu không nhắc đến Vương Quốc của Thiên Chúa. Cũng vậy, sứ vụ của bản thân bạn không thể tách khỏi việc xây dựng vương quốc ấy ! Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (Mt 6, 33)
Viện cớ giữ các giờ kinh, giữ các sự yên lặng cầu nguyện là một sai lầm khi đó là trốn tránh việc phục vụ : Không lành mạnh nếu tránh sự tiếp xúc với người khác. Nếu vì muốn giữ sự bình an mà yên tĩnh mà trốn hoạt động, nếu tìm kiếm cầu nguyện mà coi khinh phục vụ.
Đức Thánh Cha bác bỏ luận điệu cho rằng nhiệt tình tông đồ làm chúng ta sao lãng việc nên Thánh. Chúa Thánh Thần không thể thúc đẩy chúng ta thực hiện một sứ vụ nào đó rồi sau đó yêu cầu chúng ta bỏ sứ vụ đó để duy trì sự yên tĩnh. Lắm lúc chúng ta bị cám dỗ để khiến chúng ta sao nhãng việc nên thánh và bình an nội tâm. Chúng ta quên rằng sự sống không có sứ vụ mà chính nó là sứ vụ.
Ta thấy tiêu chuẩn lớn, dựa vào Mt 21, 31-46, Chúa phán xét chúng ta về tiêu chuẩn lớn, tiêu chuẩn lớn là thương người, là giúp người. Thánh thiện không là ngây ngất trong thần bí mà là xắn tay áo lên mà giúp đỡ anh em nghèo phần hồn phần xác.
Ta không thể hiểu Đức Kitô nếu tách Ngài khỏi Vương Quốc của Ngài. Sứ vụ của bạn không tách khỏi việc xây dựng vương quốc ấy. Chúng ta yêu Chúa thì chúng ta cụ thể bằng những việc làm cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy không phải hoạt động nào cũng có sức thánh hóa.
Mọi hoạt động do thúc đẩy do sự lo âu, kiêu hãnh hay nhu cầu muốn gây ấn tượng, muốn làm nổi thì chắc chắn không có sức thánh hóa. Giới trẻ ngày nay một số người hay làm nổi. Làm nổi để có tên tuổi. Có những cách làm tốt nhưng có khi nhí nha nhí nhố chẳng ra làm sao chỉ cần làm nổi tên tuổi.
Thách đố của sự thánh thiện là ở chỗ là dấn thân cách nào đó làm sao chúng ta thấm nhuần tinh thần Phúc Âm và giúp mình ngày mỗi ngày nên giống Chúa Giêsu hơn.
Ta thấy trong Tim Mừng, người Pharisêu có thể làm rất nhiều việc. Có thể họ không được Chúa ban thưởng vì họ được thưởng công rồi. Họ dâng cúng rất nhiều nhưng không có công phúc gì trước mặt Chúa thua bà góa bỏ 2 đồng tiền. (Mt 6, 1-4). Các hoạt động của họ không có sức thánh hóa dù được xem là đạo đức.
Hoạt động có sức thánh hóa phải xuất phát từ lòng yêu mến. Hoạt động chỉ chú ý làm việc này việc kia không dành giờ đến với Chúa có nguy cơ phục vụ chính mình chứ không quan tâm đế người anh em đang cần giúp đỡ.
Các chủ trương đánh thẳng vào Trái Tim của Tin Mừng :
Khi nói tiêu chuẩn lớn vào việc Chúa phán xét trong Matthêu chương 25, Đức Thánh Cha Phanxicô xác định sự cần thiết giữa hoạt động và cầu nguyện. Đức Thánh Cha nêu điều cốt lõi, chính của Tin Mừng.
Có 2 chủ trương đánh vào trung tâm cốt lõi của Tin Mừng : Chủ trương thứ nhất nói rằng ccứ hoạt động là yêu mến Chúa. Chủ trương chỉ lo người đói khát, bệnh tật hay dấn thân công tác xã nhưng coi nhẹ và gạt bỏ việc cầu nguyện do đó không cần thiết. Đó là sai lầm của những Kitô hữu muốn tách khỏi mối quan hệ từng người với Chúa., ra khỏi sự kết hợp nội tâm với Chúa và mở lòng ra cho ân sủng. Như thế Kitô giáo trở thành một tổ chức phi chính phủ, bị đánh mất đi chiều kích thần bí được biểu lộ sáng ngời trong đời sống của các Thánh.
Chủ trương thứ 2 là muốn tập trung cầu nguyện, đời sống thiêng liêng mà coi thường sự giúp đỡ anh em. Đây là sai lầm của những người coi thường người khác, coi đó là phàm tục, mị dân. Quả đúng là ưu tiên đời sống gắn bó với Thiên Chúa nhưng chúng ta không quên tiêu chuẩn tối hậu là những gì chúng ta làm cho anh em chúng ta.
Chắc có lẽ chúng ta không làm việc này mà bỏ việc kia được. Chuyện cần thiết lúc nào cũng được cân nặng hơn đó chính là việc ở bên chân Chúa, nghe Chúa nói và gắn kết đời mình với Chúa ngày mỗi ngày mật thiết hơn. Có như thế thì những hoạt động của ta mới có ý nghĩa và mang lại cho chúng ta hoa quả của cuộc sống mai sau.
Chi tiết
- Ngày: 26/08/2020
- Tác giả: Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh