Bốn phạm trù lãnh đạo như Giê-su
Bốn phạm trù lãnh đạo như Giê-su:
“…để họ được phấn khởi trong tâm hồn, và nhờ được liên kết chặt chẽ với nhau trong tình thương, họ đạt tới sự thông hiểu phong phú và đầy đủ, khiến họ nhận biết mầu nhiệm của Thiên Chúa, tức là Đức Ki-tô, trong Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết.”
Col 2: 2-3
Khía cạnh đầu tiên của Lãnh Đạo Như Giêsu là hiểu rằng lãnh đạo là một hành trình biến đổi. Khía cạnh thứ hai của Lãnh Đạo Như Giêsu là sự kết hợp hài hòa giữa: con tim (heart), tư duy (head), hành động (hands) và thói quen (habits) của chúng ta. Khi mà những phạm trù lãnh đạo này được kết hợp hài hòa, thì cái nhìn của chúng ta thay đổi, chúng ta tạo được niềm tin nơi người khác, các cộng đoàn/cộng đồng được phát triển, và văn hóa của tổ chức được biến đổi. Khi những phạm trù này không kết hợp hài hòa với nhau thì công việc của chúng ta thiếu định hướng, tương quan đổ vỡ, cộng đoàn/cộng đồng tan rã, và văn hóa của tổ chức trở nên không lành mạnh và kém năng suất. Tất cả các sách Phúc Âm Matthêu, Marcô, Luca, Gioan và Công Vụ Tông Đồ đều chia sẻ những ví dụ đậm nét về việc Chúa Giêsu đã sống và nêu gương về sự kết hợp hài hòa bốn phạm trù này.
CON TIM (HEART)
Lãnh đạo trước hết là vấn đề tinh thần thuộc con tim. Bất cứ khi nào bạn có một cơ hội để ảnh hưởng đến suy nghĩ và hàng vi của những người khác, thì trước hết bạn cần quyết định là sẽ hành động vì lợi ích bản thân hay vì quyền lợi của những người bạn đang lãnh đạo. Một cách đơn giản, câu hỏi về con tim cần đặt ra là: Bạn là nhà lãnh đạo phục vụ hay là nhà lãnh đạo phục vụ bản thân?
Cho dù Ngài dạy bằng lời nói (mời gọi các môn đệ phục vụ như trong Mt 20: 25-28) hay qua hành động (rữa chân cho các môn đệ như trong Ga 13:3-5), thì Chúa Giêsu luôn nêu gương vai trò lãnh đạo phục vụ. Việc xác định sự nhạy bén nơi con tim và sự biện minh cho những động cơ lãnh đạo phục vụ bản thân đã bị che đậy đòi hỏi tính trung thực rất cao.
TƯ DUY (HEAD)
Hành trình Lãnh Đạo Như Giêsu khởi đầu từ con tim khi bạn xem xét động cơ. Sau đó ý định này sẽ được chuyển đến phạm trù nội tâm khác là tư duy, nơi mà bạn sẽ kiểm chứng niềm tin và những lý thuyết về việc lãnh đạo và động viên người khác. Tất cả các nhà lãnh đạo tầm cỡ đều có một triết lý lãnh đạo cụ thể, triết lý đó xác định việc họ nhìn nhận không chỉ vai trò của họ mà còn tương quan của họ với những người họ mưu cầu ảnh hưởng đến như thế nào nữa. Trong suốt quá trình lãnh đạo nơi trần thế, Chúa Giê-su luôn dạy và nhấn mạnh quan điểm của Ngài. “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạnh sống làm giá chuộc muôn người”. (Mc 10:45).
HÀNH ĐỘNG (HAND)
Bạn thể hiện những gì nơi con tim và tư duy ra bên ngoài bằng những gì bạn làm qua hành động: động cơ và niềm tin về vai trò lãnh đạo tác động đến hành động của bạn. Nếu bạn có một con tim phục vụ thì bạn sẽ giúp người khác phát huy tối đa tiềm năng của họ qua việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng, quan sát quá trình họ làm việc, và đồng hành qua việc tán dương những tiến triển tốt và điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp. Chúa Giê-su đã mặc khải chính Ngài cho các môn đệ trong ba năm để khi Ngài hoàn tất sứ vụ nơi trần thế và về trời thì họ có đủ khả năng tiếp tục thực thi viễn cảnh của Ngài. Nguyên lý thiết lập mục tiêu rõ ràng, đo lường kết quả là những khái niệm bình thường của tất cả các tổ chức – và cũng liên quan và hiệu quả trong tương quan lãnh đạo trong đời sống. Trong gia đình, những nguyên lý này cũng được ứng dụng trong mọi khía cạnh từ việc thiết lập các giá trị và xác định những chỉ dẫn cho hành vi đến việc mô tả cho con nhỏ trước tuổi thành niên thế nào là một căn phòng ngăn nắp.
THÓI QUEN (HABIT)
Thói quen là những gì bạn làm để giữ mình đi đúng hướng trong tương quan với Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu nêu gương hai loại thói quen cho chúng ta: Thói Quen Sống và Thói Quen Hành Động. Là nhà lãnh đạo cam kết Lãnh Đạo Như Giêsu, bạn cần phải dành thời gian để kiến múc nơi quyền năng của Thiêng Chúa và tái định hướng quan điểm của mình. Chúa Giêsu đã thực hiện điều này qua năm Thói Quen Sống: Lắng Động, Cầu Nguyện, Học Hỏi Lời Chúa, Ứng Dụng Kinh Thánh Trong Đời Sống và Duy Trì Tương Quna Hỗ Trợ – tất cả những thói quen này đều bám rễ và được thêm sức bởi việc đón nhận và sống trong Tình Yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã thể hiện sự vâng phục Thiên Chúa Cha và chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho các môn đệ của mình qua những Thói Quen Hành Động, đó là Trao Tặng, Tha Thứ, Khích Lệ và Xây Dựng Cộng Đoàn.