Covid-19: Chúng ta quên rằng câu chuyện thật bi thảm
Covid-19: Chúng ta quên rằng câu chuyện thật bi thảm
Linh mục Christian Gouyaud, tiến sĩ thần học, cha xứ trong giáo phận Strasbourg, là tác giả của nhiều tác phẩm thiêng liêng.
Đại dịch Covid-19 đã làm nảy sinh rất nhiều bình giải và câu hỏi, từ cổ điển nhất đến lập dị nhất, đáng chú ý là ý tưởng “hình phạt thần thánh”. Chúng ta quay về một chút với cha xứ Christian Gouyaud trên trang mạng “La Nef”:
“Cần có thời gian của một độ lùi để phân tích chuỗi kỳ lạ đại dịch và cách ly này. Các kitô hữu đã trải qua giai đoạn thiếu Mình Thánh Chúa, họ khao khát hoặc bực tức, khi Mùa Chay chưa xong, khi một Thứ Bảy Tuần Thánh không lối thoát, khi sáng Phục Sinh vẫn bị giam cầm, không có ai đến lăn tảng đá. Giữa, một mặt là thận trọng với các biện pháp vệ sinh, mặt kia là thư giãn tối thiểu hóa tầm mức lây lan rộng lớn; giữa, với một số người là phẫn nộ trước việc cấm đoán các buổi lễ thờ phượng có dân chúng, và với người khác là nghiện các buổi lễ trực tuyến, mỗi người với con chuột có thể ngừng ở đoạn mình thích đặc biệt. Về phần các mục tử, họ mãi sửng sốt với các thánh lễ không có giáo dân và bị các con chiên xa đồng cỏ Thánh Thể chất vấn một cách hợp pháp. Chắc chắn, một cách sâu đậm, thực tế nhắc chúng ta nhớ rằng lịch sử thật bi thảm.
Thay vì cậy đến thể loại “thời cuối” – vì theo triết gia Agamben, kể từ khi Nhập Thể, chúng ta rõ ràng ở trong “thời kỳ cuối” -, hiện tượng đại dịch lớn lao đã đưa chúng ta đứng trước cái mà hồng y Ratzinger gọi là “sự suy đồi trong nội tình lịch sử”.
Chúng ta biết có hai đường hướng đọc khác nhau trong Tân ước: đường hướng thứ nhất phủ nhận tất cả tiên lượng nào cho rằng sự xuất hiện của Chúa Kitô là một tự tại lịch sử, vào cuối quá trình chín muồi tối thượng hoặc, ngược lại, là sự đơn hóa biện chứng; đường hương thứ hai nói đến việc cảnh giác các dấu hiệu báo trước của sự Ngự Đến, trong số đó sẽ xuất hiện các tình huống giao nhau. Trong thực tế, ngay cả khi chúng ta đã quên, mỗi thế hệ đều trải qua các biến động như vậy, từ các vụ rung chuyển vũ trụ cho đến các tình huống tội đày. Lịch sử bi thảm vì cấu trúc chưa hoàn tất. Tất cả các thiên niên kỷ đều lẫn lộn: chủ nhân của lịch sử chỉ nảy sinh sự quay về của mình từ bên ngoài lịch sử. Và vì thế luôn cần tinh thần sẵn sàng về mặt cánh chung của tín hữu và nghịch lý thay, việc cách ly hướng chúng ta hướng đến siêu việt.
Cái ác trong lịch sử đặt câu hỏi về sự tồn tại của công lý vô thường dưới hình thức của trừng phạt trong nội tình thế giới. Vấn đề tế nhị vì Thánh Kinh chứa những hình ảnh như vậy và vì tai ương thần thánh cũng đánh vào những người vô tội. Chúng ta phải nói ở đây và cần nhắc lại, Chúa không phải là Đấng chỉ tạo những gì “là tốt”, rằng, trong số những gì gọi là tốt, Chúa, nguyên nhân đầu tiên duy nhất, đã cho con người có địa vị cao cả là nguyên nhân chính thứ nhì, có nghĩa là người có trách nhiệm, mà Chúa chỉ đặc biệt không áp dụng trong quá trình mọi việc bằng cách tạo ra hậu quả ngay lập tức mà không có nguyên nhân thứ hai hoặc vượt nguyên nhân thứ hai – và chính xác đây là phép lạ–, mà phán xét cuối cùng sẽ quay về vinh quang của Chúa Kitô, có nghĩa vào cuối lịch sử.
Do đó, nghiêm túc mà nói, không có “công lý vô thường”, ngoại trừ theo nghĩa kép, nơi Thiên Chúa cho phép điều ác được thực hiện bởi nguyên do thứ hai cố tình, và nơi mà điều ác này tác động đến bản chất môi trường cũng như con người – bởi vì chúng ta không thể đo lường cho đủ khả năng tác hại môi sinh của tội. Sự trừng phạt thần thánh, được hình thành khác hơn là do hậu quả tự động của chính hành vi chúng ta, tương ứng với hình ảnh thoái bộ của Chúa và tạo một thể loại khá thích ứng để làm cho chúng ta khỏi bị lương tâm dày xéo, yếu tố duy nhất có khả năng cải cách lối sống của chúng ta và chiến đấu chống “các cấu trúc tội lỗi” ăn mòn xã hội. Vì một Thiên Chúa tự trừng phạt chính mình trong nội tình lịch sử đã giải phóng chúng ta khỏi công lý.
Nhưng nếu lịch sử là bi thảm – vì tự chính nó chưa hoàn tất, chứ không phải vì Thiên Chúa ngang nhiên thường xuyên đến khôi phục lại thứ trật -, đó chính là nhận thức về sự bi thảm của lịch sử – hoặc nếu chúng ta thích, đó là sự suy yếu của thế giới – là điều kiện tiên quyết của hy vọng đối thần. Chúng ta đã thoáng thấy trong thời gian cách ly này, dù chúng ta có thể chịu đựng đau khổ do sự chung tạp vì nơi cách ly nhỏ hẹp, rằng địa ngục không phải là người khác, nhưng là giãn cách xã hội đạt thực hiện được công việc tối thượng là chúng ta tự thu mình. Khi một hạt siêu nhỏ thách thức các quá đổi của chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi quy luật của tạo dựng thì khi đó chúng ta hiểu cuối cùng “bộ mặt thế giới này đang biến đi” (1 Co 7, 31) và, cuối cùng, sẽ đến lúc nhìn vào vĩnh cữu.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch